Bệnh sởi ở trẻ luôn làm ba mẹ lo lắng bởi nó gây ra nhiều khó chịu cho bé và khiến quá trình sinh hoạt của bé gặp khó khăn. Do đó, việc phòng ngừa bệnh sởi cho bé là điều vô cùng quan trọng.
Trong bài viết dưới đây, Medplus sẽ giúp bạn biết thêm các cách để phòng ngừa bệnh sởi cho bé nhé.
1. Những đối tượng dễ mắc bệnh sởi
Bất kể ai từ người lớn đến trẻ nhỏ chưa từng tiêm phòng sởi hoặc chưa bị sởi có tiếp xúc với người bị sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Trong đó trẻ dưới 5 tuổi là nhóm có nguy cơ mắc sởi cao nhất.
2. Triệu chứng bệnh sởi
Bệnh sởi gồm 2 thể với các triệu chứng cụ thể như sau:
Thể điển hình
Thể điển hình của bệnh sởi gồm 4 giai đoạn:
-
Giai đoạn ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh sẽ kéo dài từ 7 đến 21 ngày, trung bình mầm bệnh sẽ phát triển trong 10 ngày và bắt đầu gây ra các triệu chứng bệnh.
-
Giai đoạn khởi phát (giai đoạn viêm long): Kéo dài từ 2 đến 4 ngày sau khi giai đoạn ủ bệnh kết thúc với các biểu hiện như sốt cai, viêm đường hô hấp và viêm kết mạc, khiến cơ thể nổi ban ở niêm mạc trong má.
-
Giai đoạn toàn phát: Là giai đoạn kế tiếp sau khởi phát có thời gian gây bệnh từ 2-5 ngày với các triệu chứng phát ban hoặc ban hồng dát sẵn từ sau tai lan rộng lên gáy trán, mặt và cổ, tiếp đó sẽ nhanh chóng lan đến thân mình nếu không được điều trị kịp thời.
-
Giai đoạn phục hồi: Ban nhạt màu dần rồi sang màu xám, bong vẩy phấn xẫm màu, để lại vết thâm vằn da hổ và biến mất theo thứ tự như khi xuất hiện. Nếu không xuất hiện biến chứng thì bệnh tự khỏi. Có thể có ho kéo dài 1-2 tuần sau khi hết ban.
Thể không điển hình
-
Với thể không điển hình thì bệnh nhân chỉ có các triệu chứng như sốt nhẹ không thường xuyên, viêm long nhẹ, phát ban ít, nhưng các biểu hiện này không ảnh hưởng nhiều đến cơ thể nên dễ bị xem nhẹ dẫn đến việc lây truyền bệnh cao hơn.
-
Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể sốt cao liên tục, phát ban không điển hình, phù nề tứ chi, đau mỏi toàn thân, thường có viêm phổi nặng kèm theo.
3. Cách điều trị bệnh sởi
Bệnh sởi hiện nay chưa có thuốc đặc trị nên chỉ có thể tự chăm sóc và cách ly tại các phòng khám riêng biệt hoặc tại nhà. Với đối tượng mắc bệnh là trẻ em, cần cách ly trẻ khỏi các trẻ khác để tránh việc lây lan và truyền bệnh cho mọi người.
Dưới đây là một số cách giúp bạn đẩy lùi bệnh nhanh hơn, cụ thể:
-
Nếu bị sốt trên 38.5 độ C hãy uống thuốc hạ sốt và bổ sung nhiều nước để cơ thể hạ nhiệt cũng như tăng cường sử dụng thực phẩm giàu vitamin A để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể và tránh bị khô mắt.
-
Vệ sinh thân thể, thay quần áo, vệ sinh môi trường xung quanh, giữ gìn phòng thông thoáng sạch sẽ.
-
Ăn uống lành mạnh và đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, tăng cường các loại thực phẩm có màu đỏ và cam để hấp thụ tốt hơn vitamin C.
-
Trong trường hợp bạn là người chăm sóc, bạn cần đeo khẩu trang cũng như vệ sinh tay bằng xà phòng để diệt trừ virus sau mỗi lần tiếp xúc. Với trẻ bú mẹ vẫn có thể cho bú bình thường kết hợp với chế độ ăn hợp lý, bổ sung thực phẩm dễ tiêu hóa cho bé.
-
Thời gian người bệnh cần cách ly là từ lúc nghi mắc sởi cho đến ít nhất 5 ngày sau khi bắt đầu phát ban.
4. Kết luận
Bệnh sởi tuy không quá nguy hiểm nhưng do chưa có thuốc đặc trị nên việc điều trị và chăm sóc sẽ mất nhiều thời gian và chi phí bởi việc bổ sung các vitamin hay thuốc theo chỉ định bác sĩ rất tốn kém.
Do đó, bạn nên đăng ký gói bảo hiểm sức khỏe hoặc bảo hiểm nhân thọ để có thể giảm được chi phí cho việc điều trị và chăm sóc bệnh nhân, cũng như có cơ hội tiếp cận và được chăm sóc tại các cơ sở y tế tân tiến.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của Medplus, hãy để lại thông tin tại đây để Medplus có thể liên hệ tư vấn cho bạn sớm nhất nhé.
- [2022] Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là gì?
- 4 điều kiện hưởng bảo hiểm tai nạn lao động bắt buộc mà người lao động cần biết
- Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cho phụ nữ bạn nên mua_2022
- 5 tiêu chí mua bảo hiểm sức khỏe cho bé bố mẹ cần biết
- Bảo hiểm sức khỏe – 8 Lời khuyên hữu ích khi so sánh các chính sách bảo hiểm