Dị ứng thời tiết có thể xuất hiện quanh năm và thường gặp nhất ở những người có cơ địa nhạy cảm và đặc biệt căn bệnh này rất phổ biến ở thời điểm giao mùa.

Dị ứng thời tiết có thể xuất hiện quanh năm
Dị ứng thời tiết có thể xuất hiện quanh năm

Căn bệnh gây ra nhiều khó chịu cho người mắc phải, nên bạn hãy cùng tìm hiểu cách phòng tránh với Medplus qua bài viết dưới đây để bảo vệ bản thân tốt hơn nhé.

1. Dị ứng thời tiết là gì và dấu hiệu nhận biết?

Đây là bệnh thường gặp lúc giao mùa với tình trạng cơ thể xuất hiện các dấu đỏ, mẩn ngứa hay mề đay, nguyên nhân là do sự thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột dẫn đến nấm mốc trong không khí phát triển và bám lên người bệnh nhân.

Dị ứng thời tiết có nhiều mức độ với các triệu chứng khác nhau, cụ thể:

1.1. Phát ban trên da

Đây là dấu hiệu phổ biến nhất, lúc này trên da bạn sẽ xuất hiện nhiều nốt ban ở dạng mẩn đỏ, nhiều nhất là ở tay chân và mặt.

Thiet ke chua co ten 14 3
Phát ban trên da là dấu hiệu phổ biến nhất

Những nốt ban này sẽ khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy dẫn đến xu hướng bạn chà gãi mạnh trên da, vô tình gây ra xước da và khiến vết ban lan nhanh tạo thành các đám mẩn trên da.

1.2. Sưng da, nổi mảng đỏ

Những vùng da tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài cũng tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên sẽ có triệu chứng da nghiêm trọng hơn. Điển hình là tình trạng da bị sưng lên, nổi mề đay và mẩn đỏ.

1.3. Chàm bội nhiễm

Sau khi nổi các nốt ban đỏ thì bạn sẽ gặp phải tình trạng chàm bội nhiễm với các đặc điểm như:

  • Chảy dịch vàng, mụn nước.
  • Xuất hiện các vảy gàu hoặc vảy ở mặt, tay chân ( dễ gặp nhất là đầu gối và khuỷu tay).

Triệu chứng này có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và thẩm mỹ của bạn, đặc biệt là rất dễ tái phát nên bạn cần chủ động điều trị sớm nhất có thể để lùi bệnh và đề phòng việc tái phát.

1.4. Khó thở, ho, thở khò khè

Khi xuất hiện triệu chứng này, bạn đã rơi vào giai đoạn dị ứng thời tiết nghiêm trọng và tình trạng này có thể kích hoạt một cơn hen suyễn đe dọa tính mạng của người bệnh.

Do đó, khi bị dị ứng thời tiết và gặp phải các triệu chứng này, bạn nên đi khám để được hướng dẫn và chỉ định thuốc điều trị hiệu quả.

2. Cách phòng ngừa dị ứng thời tiết

Di ứng thời tiết có thể liên quan đến hệ miễn dịch và cơ địa từng người qua mỗi ngày nên không có cách chữa trị tận gốc, và nhất là không thể cách ly người bệnh khỏi các yếu tố gây bệnh như nấm mốc và phấn hoa trong không khí.

Khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh, bệnh nhân nên đi khám nhanh chóng để được điều trị và kê thuốc phòng ngừa dị ứng.

Cách phòng ngừa dị ứng thời tiết
Cách phòng ngừa dị ứng thời tiết

Ngoài ra, bạn cũng nên cải thiện và chú ý hơn đến chế độ ăn uống, sinh hoạt với thực đơn lành mạnh nhằm cải thiện hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại dị ứng thời tiết.

Người bệnh cơ địa nhạy cảm hay bị dị ứng thời tiết nên lưu ý các vấn đề sau:

  • Không hút thuốc lá, kể cả hút thuốc lá thụ động.

  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thức uống có cồn,…

  • Uống nhiều nước ép trái cây, ăn nhiều rau xanh để tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, chống lại các tác nhân gây dị ứng.

  • Giữ ấm cơ thể mỗi khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là chuyển từ thu sang đông hoặc các đợt gió lạnh về, nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột là một trong những nguyên nhân dẫn đến dị ứng thời tiết.

  • Uống nhiều nước, bao gồm cả nước lọc, nước ép trái cây để điều hòa nhiệt độ cơ thể, tăng cường sức khỏe cho làn da – nơi tiếp xúc trực tiếp với tác nhân gây dị ứng.

  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, vừa đem đến cho bạn vóc dáng khỏe mạnh vừa tăng cường sức đề kháng.

3. Kết luận

Bài viết trên đã tổng hợp các triệu chứng và cách phòng ngừa dị ứng thời tiết để bạn có thể chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của mình, nhất là vào lúc giao mùa.

Ngoài việc hoạt động thể thao hay cải thiện chế độ dinh dưỡng, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa các rủi ro sức khỏe bằng cách tham gia các gói bảo hiểm sức khỏebảo hiểm nhân thọ để được hưởng các quyền lợi chăm sóc y tế tối ưu.

Liên hệ Medplus nếu bạn có thắc mắc nhé.

Để lại một bình luận