Bảo hiểm nhân thọ tử vong đã ra đời từ cách đây vài trăm năm và là giải pháp giúp gia đình người được bảo hiểm được bảo vệ trước các rủi ro sức khỏe và thương tật, thậm chí sinh mạng để bảo vệ gia đình trước các rủi ro.
Nhưng bảo hiểm nhân thọ tử vong hoạt động ra sao và có những quyền lợi gì thì nhiều người lần đầu tham gia bảo hiểm vẫn đang thắc mắc, nên Medplus sẽ giải đáp cho bạn trong bài viết sau đây.
1. Quyền lợi bảo hiểm nhân thọ tử vong
1.1. Thế nào là quyền lợi bảo hiểm nhân thọ tử vong
Hiểu một cách đơn giản, quyền lợi bảo hiểm tử vong là việc công ty bảo hiểm nhân thọ thực hiện chi trả số tiền bảo hiểm với giá trị rất lớn cho người mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng (trong trường hợp người mua bảo hiểm qua đời) khi đối tượng được bảo hiểm qua đời bởi các rủi ro được quy định trong hợp đồng bảo hiểm.
1.2. Các trường hợp được chi trả bảo hiểm tử vong
Các nguyên nhân dẫn đến tử vong được công ty bảo hiểm chấp nhận bồi thường là:
- Tai nạn: Ngay sau khi ký hợp đồng và nộp phí bảo hiểm lần đầu cho công ty bảo hiểm thì người được bảo hiểm sẽ được bảo vệ ngay lập tức trước các nguy cơ tai nạn như tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp,…
- Tự tử: Việc tự tử nhằm nhận được quyền lợi không còn quá xa lạ, và để hạn chế tình trạng này thì công ty bảo hiểm chỉ chấp nhận bồi thường với các trường hợp tự tử từ sau 2 năm kể từ khi hợp đồng có hiệu lực.
- Nguyên nhân khác (không phải tai nạn, tự tử): Trong trường hợp người được bảo hiểm không may qua đời do nguyên nhân khác không gồm tai nạn hay tự tử trong khoảng thời gian tối đa 12 tháng kể từ khi hợp đồng bắt đầu có hiệu lực thì sẽ được chi trả quyền lợi tử vong như bình thường.
1.3. Những điều khoản loại trừ
Cũng như các gói bảo hiểm khác, bảo hiểm nhân thọ tử vong cũng có các khoản loại trừ chi trả dựa trên quy định của luật bảo hiểm, cụ thể:
- Các trường hợp tử vong do sử dụng ma túy, chất kích thích, chất có cồn, gây nghiện…
- Các trường hợp vi phạm pháp luật như: Tham gia hoặc thực hiện các hoạt động, trộm cắp, đánh nhau, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ hoặc các hoạt động vi phạm pháp luật khác.
- Người được bảo hiểm tham gia các hoạt động hàng không (trừ tư cách là khách hàng), các hoạt động thể thao, giải trí nguy hiểm: nhảy dù, nhào lộn trên không, đua xe các loại, đua ngựa, đấm bốc, săn bắn…
- Hành vi cố ý: Người được bảo hiểm tự gây thương tích, tai nạn…
- Người được bảo hiểm tử vong do: Động đất, sóng thần, nhiễm phóng xạ, phản ứng hạt nhân, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học; chiến tranh, nội chiến, khủng bố…
2. Đối tượng được hưởng quyền lợi tử vong từ bảo hiểm
2.1. Các đối tượng được nhận quyền lợi tử vong
Tùy theo quy định của từng gói sản phẩm người tham gia lựa chọn, quyền lợi bảo hiểm nhân thọ tử vong sẽ được chi trả cho một trong các đối tượng sau:
- Người thụ hưởng: Có thể là cá nhân hoặc một tổ chức được bên mua bảo hiểm chỉ định với sự đồng ý của người được bảo hiểm hoặc người đại diện của người được bảo hiểm, đối tượng này sẽ nhận được toàn bộ quyền lợi bảo hiểm theo quy định pháp luật.
- Bên mua bảo hiểm: Là các cá nhân đủ 18 tuổi trở nên đang sinh sống tại Việt Nam hoặc là tổ chức đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam với đầy đủ năng lực hành vi dân sự để đảm nhiệm việc kê khai và ký kết hợp đồng bảo hiểm.
- Người thừa kế hợp pháp của Bên mua bảo hiểm/ Người được bảo hiểm: Là đối tượng được thừa kế tài sản từ người mua hoặc người được bảo hiểm và đối tượng này sẽ được xếp theo thứ tự ưu tiên.
2.2. Thứ tự ưu tiên thực hiện trả quyền lợi bảo hiểm nhân thọ tử vong
Thực tế, tùy thuộc vào từng sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và quy định từng công ty mà thứ tự ưu tiên chi trả quyền lợi bảo hiểm nhân thọ tử vong sẽ khác. Dưới đây là một ví dụ về thứ tự ưu tiên chi trả bảo hiểm bạn có thể tham khảo:
- Đầu tiên, người thụ hưởng do bên mua bảo hiểm chỉ định, được quy định trong hợp đồng bảo hiểm
- Trong trường hợp không có người thụ hưởng hoặc người thụ hưởng không may qua đời thì bên mua bảo hiểm sẽ được nhận toàn bộ quyền lợi.
- Đứng hàng thứ ba là người thừa kế hợp pháp của người mua bảo hiểm nếu đối tượng mua là cá nhân và không có người mua mới.
- Người thừa kế hợp pháp của Người được bảo hiểm nếu bên mua bảo hiểm là tổ chức chấm dứt hoạt động và không có bên mua bảo hiểm mới.
3. Tạm kết
Qua bài viết với các thông tin về bảo hiểm nhân thọ tử vong, hy vọng bạn đã có những kiến thức hữu ích về loại hình bảo hiểm này và không bị nhầm lẫn trong cách xác định quyền lợi và đối tượng thừa kế bảo hiểm.
Nếu bạn cần tư vấn thêm, hãy liên hệ Medplus tại đây.