Bệnh nghề nghiệp là một trong những vấn đề luôn được nhiều người quan tâm. Bởi vì tính nghiệm trọng của các căn bệnh phát sinh trong quá trình làm việc đang ngày càng phổ biến. Chính vì thế, Medplus sẽ cùng bạn giải đáp những điều xoay quanh bệnh nghề nghiệp này ngay nhé.
1. Bệnh nghề nghiệp là gì?
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
Theo Bộ Y Tế: Bệnh nghề nghiệp là một bệnh đặc trưng của một nghề do yếu tố độc hại trong nghề đó đã tác động thường xuyên, từ từ vào cơ thể người lao động mà gây nên bệnh. Những trường hợp nhiễm độc cấp tính, bán cấp tính do hơi độc, hoá chất độc gây nên tại nơi làm việc thì coi như tai nạn lao động.
2. Nguyên nhân của bệnh nghề nghiệp
Bệnh nghề nghiệp có thể do:
- Tác nhân sinh học – vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng, côn trùng, thực vật, chim, động vật, con người, v.v.
- Tác nhân hóa học- berili, chì, benzen, isocyanat, v.v.
- Các vấn đề về công thái học – các chuyển động lặp đi lặp lại, thiết lập máy trạm không đúng cách, ánh sáng kém, thiết kế công cụ kém, v.v.
- Tác nhân vật lý – bức xạ ion hóa và không ion hóa, từ trường, cực áp (áp suất cao hoặc chân không), nhiệt độ khắc nghiệt, tiếng ồn, độ rung, v.v.
- Các vấn đề tâm lý xã hội – căng thẳng, bạo lực, bắt nạt, quấy rối, thiếu sự công nhận, v.v.
Có những yếu tố khác quyết định sự phát triển của bệnh nghề nghiệp, bao gồm:
- Lượng tiếp xúc hoặc liều lượng xâm nhập vào cơ thể;
- Thời lượng hoặc độ dài tiếp xúc;
- Đường vào cơ thể;
- Độc tính của hóa chất;
- Biến đổi sinh học (tính nhạy cảm của cá nhân).
Mức độ phơi nhiễm (thời gian/số lượng) càng cao thì nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe càng cao.
3. Các loại bệnh nghề nghiệp phổ biến hiện nay
- Bệnh bụi phổi Silic
Người lao động làm công việc như: khai thác than và khoáng sản, khoan đường hầm xuyên núi đá; các nghề thường xuyên tiếp xúc với cát như: phun, trát, đánh gỉ, mài nhẵn, đánh bóng đá, thủy tinh, làm khuôn cát; trong ngành công nghiệp luyện kim, đúc; công nghệ sản xuất đá cho vật liệu xây dựng; nghề sành, sứ, đồ gốm, sản xuất gạch chịu lửa, xay khoáng sản; những nha sĩ làm răng giả… thường dễ nhiễm bệnh này và đặc biệt những người mắc bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp mãn tính có nguy cơ nhiễm bệnh bụi phổi Silic cao hơn người bình thường.
Xem thêm:
Bệnh lao mua bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia và 4 thông tin quan trọng cần đọc
- Bệnh da nghề nghiệp
Những bệnh da nghề nghiệp thường gặp phải là: Bệnh sạm da, bệnh viêm loét da, bệnh viêm da chàm tiếp xúc…
Công nhân làm việc trong ngành: hóa dầu, luyện than, cơ khí, nhựa, da giày, chế biến thủy hải sản,… là đối tượng dễ mắc phải những căn bệnh da nghề nghiệp này.
-
Bệnh điếc nghề nghiệp
Người lao động làm việc trong các xưởng cơ khí, xưởng gỗ… Nếu không được trang bị bảo hộ lao động như đeo nút chống ồn, chụp tai thường mắc bệnh điếc nghề nghiệp. Theo kết quả khám 14 bệnh nhân của Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và Môi trường TP.HCM, hiện Người lao động mắc bệnh điếc nghề nghiệp khá cao.
- Bệnh nhiễm xạ nghề nghiệp
Bệnh này thường dễ mắc phải khi công nhân làm việc trong môi trường có những nguồn phóng xạ tự nhiên, nhân tạo, tia X vượt quá giới hạn cho phép.
- Mất thính lực
Suy giảm thính lực nghề nghiệp có thể là do chấn thương cấp tính, nhưng nó có nhiều khả năng phát triển dần dần do tiếp xúc mãn tính với các tác nhân tai biến (gây tổn hại cho tai). Tiếng ồn là nguyên nhân nghề nghiệp quan trọng nhất gây mất thính giác, nhưng dung môi, kim loại, chất gây ngạt và nhiệt cũng có thể đóng một vai trò nào đó.
- Bệnh truyền nhiễm
Nhân viên y tế có nguy cơ mắc bệnh lao, vi rút viêm gan B và Cnvà vi rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Nhân viên dịch vụ xã hội và các nhóm nghề nghiệp khác làm việc thường xuyên với các quần thể có tỷ lệ mắc bệnh lao cao cũng có thể đối mặt với nguy cơ gia tăng. Nhân viên phòng thí nghiệm có nguy cơ tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm khi làm việc với vật liệu lây nhiễm.
4. Làm thế nào để có thể ngăn ngừa bệnh nghề nghiệp?
4.1. Biện pháp kỹ thuật
Làm giảm các yếu tố độc hại như thông gió, hút bụi, làm ướt, làm theo chu trình kín…Thiết kế máy móc ít phát sinh yếu tố độc hại như tiếng ồn, độ rung.
4.2. Biện pháp y tế
Xác định các yếu tố độc hại trong môi trường lao động.
Khám tuyển để loại bỏ những người dễ mẩn cảm với các yếu tố độc hại.
Thông báo tất cả các nguy cơ và phơi nhiễm về sức khỏe cho nhân viên. Cung cấp thông tin và đào tạo thích hợp cho các mối nguy hiện có.
Khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp; giải quyết điều trị điều dưỡng; giám định khả năng lao động và tách người lao động ra khỏi môi trường sản xuất…
4.3. Biện pháp cá nhân
Trang bị các phương tiện phòng hộ cá nhân cho công nhân, bảo hộ lao động.
Tuân theo chương trình, thủ tục và thực hành được thiết kế để bảo vệ mọi người khỏi các mối nguy tại nơi làm việc.
Tìm hiểu về các mối nguy hiểm tại nơi làm việc của bạn.
Đặt nội quy vệ sinh cho công nhân thực hiện. Nội dung, nội quy tuỳ từng nhà máy có các yếu tố độc hại khác nhau.
Xem thêm:
Cuộc sống văn phòng và những căn bệnh tưởng chừng vô hại
5. Kết luận
Bệnh nghề nghiệp là một trong những căn bệnh nguy hiểm, có nhiều tiềm ẩn. Khi bạn cảm nhận được bất kỳ sự bất ổn nào ở môi trường làm việc. Hãy nhận tư vấn về sức khỏe của các chuyên gia.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của Medlplus, nếu bạn thấy thông tin này hữu ích hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân của mình nha. Và nếu bạn đang tìm hiểu các thông tin về bệnh nghề nghiệp trong bảo hiểm sức khỏe. Hãy liên hệ ĐĂNG KÝ TƯ VẤN BẢO HIỂM và hotline: 0931 338 854 để được tư vấn nhanh nhất nhé.
Việc tìm hiểu cách chọn mua bảo hiểm là một điều cần thiết vì nó có thể giúp bạn chọn cho mình một gói bảo hiểm phù hợp với nhu cầu nhất, ngăn chặn khủng hoảng tài chính trong trường hợp cấp cứu y tế và các rủi ro đáng tiếc khác.
Hy vọng với sự chất lượng, an toàn, tận tâm dành cho khách hàng. Medplus sẽ là nơi bạn tin tưởng để cùng đồng hành trên con đường bảo vệ bạn và gia đình trước các rủi ro sức khỏe và tài chính.