Đồng bảo hiểm (Co-insurance) là khái niệm mà bạn cần phải biết, khi tìm hiểu và lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp. Nó tác động trực tiếp đến quyền lợi của bạn khi tham gia, vì nó hướng đến cách thức bồi thường của công ty bảo hiểm đối với cá nhân hay một doanh nghiệp thông qua hợp đồng bảo hiểm. Medplus tổng hợp 4 điều cơ bản bạn cần nên biết về Đồng bảo hiểm (Co-insurance) như sau:

1. Đồng bảo hiểm (Co-insurance) là gì?

Đồng bảo hiểm (Co-insurance) là nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cùng bảo hiểm cho một đối tượng bảo hiểm theo nguyên tắc cùng chia sẻ quyền lợi (phí bảo hiểm)trách nhiệm (bồi thường, chi phí) theo tỷ lệ.

Dong-bao-hiem-Co-insurance-la-gi.png
Đồng bảo hiểm (Co-insurance) là gì?

1.1. Đối với Công ty bảo hiểm:

  • Việc ký hợp đồng do nhiều công ty bảo hiểm cùng thực hiện, mỗi một công ty tham gia vào hợp đồng bảo hiểm đều phải ký tên vào giấy chứng nhận bảo hiểm
  • Trách nhiệm bồi thường trong đồng bảo hiểm: Khi có tổn thất xảy ra, các công ty đồng bảo hiểm có trách nhiệm trả tiền trực tiếp cho người tham gia bảo hiểm theo tỷ lệ mà công ty đó tham gia hợp đồng bảo hiểm.
  • Tùy thuộc vào khả năng tài chính của công ty bảo hiểm đó và loại rủi ro mà  công ty chấp nhận mức tỷ lệ phần trăm rủi ro khác nhau

1.2. Đối với khách hàng

  • Theo pháp lý, người được bảo hiểm phải biết tất cả các nhà đồng bảo hiểm. Khi tổn thất xảy ra, các người được bảo hiểm có quyền bồi thường tất cả các nhà đồng bảo hiểm.
  • Giúp khách hàng  nhanh chóng ký được hợp đồng và sở hữu gói bảo hiểm khi có giá trị tài sản lớn cần bảo hiểm
  • Bảo hiểm được cung cấp bởi hai hoặc nhiều nhà cung cấp bảo hiểm cùng bảo hiểm cho một cá nhân hoặc tổ chức, phạm vi bảo hiểm của họ được gọi là đồng bảo hiểm.

2. Ví dụ về Đồng bảo hiểm (Co-Insurance)

Một công trình xây dựng được bảo hiểm với số tiền bảo hiểm 50 triệu USD, phí bảo hiểm là 1 triệu USD, bị tổn thất 5 triệu USD.

Công trình này do 3 công ty bảo hiểm đồng bảo hiểm. Ta có bảng chi tiết như sau:

Doanh nghiệp bảo hiểm Tỉ lệ bảo hiểm (%) Phí bảo hiểm

(USD)

Bồi thường (USD)
Công ty A 50 500.000 2.500.000
Công ty B 30 300.000 1.500.000
Công ty C 20 200.000 1.000.000
Tổng cộng 100 1.000.000 5.000.000

3. Vai trò của đồng bảo hiểm (Co-insurance):

  • Được áp dụng để giảm áp lực cạnh tranh gây thiệt hại cho các công ty bảo hiểm hay còn gọi là phân tán rủi ro. Chúng được phân tán chiều ngang, bằng cách tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm khác nhau cho cùng một đối tượng bảo hiểm
  • Hỗ trợ các công ty bảo hiểm nhỏ mới ra đời ổn định và phát triển
  • Phương thức đồng bảo hiểm thường áp dụng cho các trường hợp có tỷ lệ rủi ro cao, mà giá trị bảo hiểm quá lớn: bảo hiểm máy bay, tàu biển.
Vai-tro-cua-Dong-bao-hiem-Co-Insurance.png
Vai trò của Đồng bảo hiểm (Co-Insurance)

Trong các cách phân tán rủi ro đối với công ty bảo hiểm, “Đồng bảo hiểm (Co-insurance)” thường bị nhầm lẫn với Tái bảo hiểm (Reinsurance). điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của bạn khi tham gia gói bảo hiểm đó. Chính vì vậy, hãy tìm hiểu và phân biệt hai thuật ngữ ở nội dung dươi đây:

4. Phân biệt Đồng bảo hiểm, Tái bảo hiểm.

 – Đồng bảo hiểm (Co-insurance) là nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cùng tham gia bảo hiểm cho một hay nhiều rủi ro cần bảo hiểm.

– Đồng bảo hiểm thường áp dụng với các trường hợp các tài sản và trách nhiệm có giá trị lớn, trách nhiệm bồi thường quá lớn so với khả năng của một doanh nghiệp bảo hiểm.

– Trong đồng bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm có sự cân đối và thỏa thuận, tổng số tiền bảo hiểm vẫn nhỏ hơn so với giá trị tài sản. Nếu biến cố quá lớn xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn có đủ tài chính chi trả, khả năng kinh tế doanh nghiệp bảo hiểm không bị ảnh hưởng và đồng thời vẫn giữ được khách hàng.

– Khác với tái bảo hiểm, về mặt pháp lí nghĩa vụ của từng doanh nghiệp bảo hiểm tham gia đồng bảo hiểm là độc lập nhau. Khi xảy ra tổn thất, tất cả doanh nghiệp bảo hiểm tham gia ký kết hợp đồng đồng bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm.

 – Tái bảo hiểm (Reinsurance) là doanh nghiệp bảo hiểm này nhượng lại cho doanh nghiệp bảo hiểm khác một phần rủi ro mà mình đã nhận bảo hiểm. Doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm phải trả hoa hồng cho doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm.

Theo luật Kinh doanh Bảo hiểm ở Việt Nam năm 2010, công ty bảo hiểm có thể tái bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm khác, kể cả công ty bảo hiểm ở nước ngoài.

– Hoạt động tái bảo hiểm là hình thức chuyển giao một phần hay toàn bộ rủi ro từ công ty bảo hiểm gốc (bên nhượng tái bảo hiểm) sang cho công ty nhận tái bảo hiểm.

– Khi xảy ra tổn thất theo hợp đồng bảo hiểm gốc, công ty nhượng tái bảo hiểm sẽ có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm và sau đó có quyền yêu cầu các công ty nhận tái bảo hiểm bồi thường lại phần trách nhiệm đã được tái bảo hiểm.

– Hoạt động tái bảo hiểm giúp các công ty có thể dẫn trải các rủi ro lớn, tránh các vụ bồi thường có thể gây tổn thất lớn cho công ty từ đó giảm rủi ro và tăng tính ổn định cho công ty.

Phan-biet-Dong-bao-hiem-va-Tai-bao-hiem.png
Phân biệt Đồng bảo hiểm và Tái bảo hiểm

5. Tổng kết

Bài viết cung cấp 4 thông tin cơ bản về Đồng bảo hiểm (Co-Insurance): Khái niệm, Ví dụ, Vai trò, và Phân biệt giữa Đồng bảo hiểm (Co-Insurance) và Tái bảo hiểm (Reinsurance). Bạn nên phân biệt rõ ràng giữa hai khái niệm Đồng bảo hiểm và Tái bảo hiểm trước khi tham gia bất kỳ gói bảo hiểm nào, để tránh nhầm lẫn, ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn về sau.

Để đảm bảo bạn tiếp cận thông tin chính xác, liên hệ Medplus qua hotline: 0931 338 854, để được giải đáp trực tiếp, cũng như tư vấn về các gói bảo hiểm phù hợp cho bạn. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm hiểu thêm 50 thuật ngữ bảo hiểm sức khỏe dành cho người mới tìm hiểu về bảo hiểm để mọi rào cản về thuật ngữ chuyên ngành không gây trở ngại cho bạn nhé

Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi. Hãy chia sẻ cho bạn bè và gia đình nên thông tin trên là hữu ích nhé

Trả lời