Nắm rõ được hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vô hiệu khi nào là một trong những cách giúp người tham gia bảo vệ quyền lợi cá nhân và duy trì hợp đồng bảo hiểm được lâu dài. Đến đây, bạn sẽ tự hỏi rằng: trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu thì cần xử lý như thế nào?

Tất cả những thông tin về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chấm dứt khi nào sẽ được Medplus chia sẻ ngay trong bài viết này.

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là minh chứng cho sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và công ty bảo hiểm. Bởi đây là cơ sở công ty bảo hiểm căn cứ để chi trả quyền lợi cho người tham gia trong trường hợp sự kiện bảo hiểm xảy ra.

Một khi hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu thì giá trị pháp lý của bản hợp đồng đó mất đi. Lúc này, người tham gia bảo hiểm sẽ không còn nhận được bất cứ quyền lợi tương ứng nào theo thỏa thuận trong hợp đồng dù sự kiện bảo hiểm có xảy ra.

Khi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bị vô hiệu, sẽ chia làm hai loại đó là: hợp đồng bảo hiểm vô hiệu toàn phần và hợp đồng vô hiệu một phần.

  • Hợp đồng vô hiệu toàn phần: Là loại hợp đồng xảy ra khi tất cả các điều khoản, chính sách đã thỏa thuận trước đó vi phạm quy định pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội. Điều này đã dẫn đến việc không phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia khi ký kết.
  • Hợp đồng vô hiệu một phần: Là loại hợp đồng xảy ra khi một phần nội dung trong hợp đồng bị mất hiệu lực, tuy nhiên không ảnh hưởng tính hiệu lực của phần còn lại trong giao dịch.

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bị mất hiệu lực trong những trường hợp nào?

Không nắm rõ các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm là nguyên nhân dẫn đến những vi phạm khiến cho hợp đồng bảo hiểm của người tham gia bị vô hiệu. Do đó để tránh hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chấm dứt người tham gia cần lưu ý những trường hợp sau:

1. Không đóng phí bảo hiểm đúng hạn và đầy đủ

Nhu cầu mua và tìm hiểu về bảo hiểm nhân thọ ngày càng nhiều, chính vì thế để giúp cho người tham gia linh hoạt trong quá trình đóng phí, các công ty đã triển khai chính sách cho phép người tham gia chi trả đóng phí bảo hiểm theo định kỳ tháng/quý/năm.

Không đóng phí hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đầy đủ
Không đóng phí hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đầy đủ

Tuy nhiên, do chưa hiểu rõ về nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm, nên một số khách hàng đã không thanh toán phí bảo hiểm đều đặn theo định kỳ đóng phí cho công ty.

Theo đó, Luật Kinh doanh bảo hiểm có quy định rõ ràng nếu bên mua bảo hiểm không đóng phí đúng thời hạn, công ty bảo hiểm có thể gia hạn đóng phí tối đa là 60 ngày nhằm giúp cho người tham gia có đủ thời gian để chuẩn bị tài chính.

Trong quá trình thực hiện gia hạn đóng phí, hợp đồng bảo hiểm vẫn được duy trì hiệu lực, có nghĩa là người tham gia vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm nếu có sự kiện bảo hiểm xảy ra.

2. Thông tin cung cấp khi tham gia bảo hiểm không chính xác

Cung cấp thông tin không chính xác cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu.

Các công ty bảo hiểm yêu cầu trong quá trình tham gia, người tham gia có nghĩa vụ phải kê khai thông tin chính xác và đầy đủ. Đây cũng là điều kiện để công ty bảo hiểm đánh giá rủi ro chấp nhận bồi thường quyền lợi cho người tham gia khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.

Đối với trường hợp người tham gia bảo hiểm cung cấp thông tin sai lệch về tuổi tác, tình trạng sức khỏe, nghề nghiệp thì khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, công ty bảo hiểm sẽ tiến hành chi trả quyền lợi bảo hiểm theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.

Nếu người mua bảo hiểm cố ý khai báo sai sự thật để trục lợi, thì khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, công ty bảo hiểm có quyền không bồi thường cho người tham gia đồng thời hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt.

3. Khoản tiền tạm ứng và lãi suất tương ứng lớn hơn giá trị hợp đồng bảo hiểm

Nếu hợp đồng bảo hiểm mà người tham gia có giá trị tiền mặt, thì có thể yêu cầu công ty bảo hiểm tạm ứng tối đa 80% giá trị hợp đồng bảo hiểm (sau khi đã trừ đi các khoản nợ nếu có).

Trong trường hợp có sự kiện bảo hiểm xảy ra thì người mua bảo hiểm sẽ được công ty chi trả quyền lợi theo đúng thỏa thuận. Tuy nhiên trước đó công ty bảo hiểm sẽ trừ đi các khoản phí tạm ứng và lãi suất cho các khoản tạm ứng đó.

Đối với trường hợp tổng khoản tạm ứng và nợ lãi tương ứng lớn hơn giá trị tiền mặt của hợp đồng bảo hiểm tại thời điểm hiện tại, thì hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu. Lúc này không có bất cứ khoản phí nào phát sinh, cũng như không có quyền lợi bảo hiểm nào được công ty chi trả cho người tham gia.

4. Nhờ người khác ký tên thay nhưng không có giấy tờ ủy quyền

Thông thường người tham gia bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm sẽ trực tiếp ký tên vào hồ sơ yêu cầu bảo hiểm. Tuy nhiên, nếu bạn được người tham gia bảo hiểm ủy quyền để ký tên và điền thông tin trên hợp đồng bảo hiểm, thì bạn cần phải nhận được giấy ủy quyền bằng văn bản theo đúng quy định của pháp luật.

Trong trường hợp bạn được ủy quyền ký vào hợp đồng bảo hiểm nhưng không có văn bản ủy quyền hợp lệ, thì hợp đồng vô hiệu và người tham gia không thể nhận được quyền lợi bảo hiểm nếu chẳng may xảy ra rủi ro.

Hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu có thể khôi phục lại được không?

Vậy một khi hợp đồng bị vô hiệu thì có thể phục hồi lại được không? Theo luật Kinh doanh bảo hiểm, người mua bảo hiểm có quyền yêu cầu công ty bảo hiểm nhân thọ khôi phục hiệu lực hợp đồng trong thời hạn 2 năm kể từ ngày hợp đồng bị vô hiệu hóa.

Người tham gia hợp đồng bảo hiểm có thể được quyền gia hạn trong thời gian 2 năm kể từ ngày hết hạn
Người tham gia hợp đồng bảo hiểm có thể được quyền gia hạn trong thời gian 2 năm kể từ ngày hết hạn

Mục đích của việc này là duy trì quyền lợi bảo hiểm cho người tham gia cho đến khi đến thời hạn đáo hạn. Để được khôi phục hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm, người tham gia cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Người được bảo hiểm hoặc người tham gia bảo hiểm khi có nhu cầu khôi phục hợp đồng bảo hiểm vô hiệu phải gửi yêu cầu khôi phục tính hiệu lực của hợp đồng bằng văn bản mẫu và chờ công ty bảo hiểm xem xét.
  • Thời điểm có hiệu lực hợp đồng bảo hiểm phải thực hiện trước ngày kết thúc hợp đồng.
  • Người được bảo hiểm phải cung cấp các bằng chứng về tình trạng sức khỏe và đáp ứng các điều quy định do công ty bảo hiểm đề ra.
  • Thực hiện thanh toán toàn bộ phí bảo hiểm quá hạn (tính đến ngày công ty chấp thuận khôi phục hợp đồng), nợ chưa trả và mức lãi suất do công ty bảo hiểm công bố.

Xử lý hợp đồng bảo hiểm vô hiệu như thế nào?

Việc xử lý hợp đồng bảo hiểm vô hiệu theo quy định của bộ Luật Dân sự được quy định rõ ràng tại Điều 131, Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

  • Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
  • Khi hợp đồng bảo hiểm vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi trong việc gây thiệt hại phải bồi thường.

Người tham gia có thể hiểu một cách đơn giản như sau:

  • Các quyền, nghĩa vụ của công ty bảo hiểm và bên được bảo hiểm được coi là không phát sinh ngay từ thời điểm xác lập.
  • Các bên cần phải khôi phục lại tình trạng ban đầu trước lúc giao kết hợp đồng bảo hiểm. Công ty bảo hiểm sẽ phải trả lại phí bảo hiểm, số tiền trả bảo hiểm – toàn bộ hoặc tương ứng với phần bị vô hiệu.

Tạm kết

Trên đây là những trường hợp làm cho hợp đồng bảo hiểm vô hiệu mà người tham gia cần nắm trước khi mua bảo hiểm nhân thọ. Và cách tốt nhất để hợp đồng bảo hiểm không bị mất hiệu lực là đọc kỹ toàn bộ các điều khoản và khai báo đủ, chính xác thông tin có liên quan để bảo vệ quyền lợi đã được công ty bảo hiểm cam kết.

Tìm hiểu thêm về bảo hiểm nhân thọ tại Medplus hoặc để lại thông tin tại đây để được tư vấn miễn phí nhé.

Nguồn tham khảo

Để lại một bình luận