Hiểu rõ được vấn về khi nào hợp đồng bảo hiểm vô hiệu chính là phương thức tốt nhất để bảo vệ lợi ích của bản thân và duy trì tính hiệu lực lâu dài của hợp đồng.

Bài viết sau đây của Medplus sẽ cung cấp thêm các thông tin cần thiết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những trường hợp dẫn đến hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu, hãy cùng tham khảo các trường hợp dưới đây.

Hợp đồng bảo hiểm bị mất hiệu lực trong những trường hợp nào?

Hợp đồng bảo hiểm bị mất hiệu lực trong những trường hợp nào?
Hợp đồng bảo hiểm bị mất hiệu lực trong những trường hợp nào?

Việc không hiểu rõ các chính sách quy định trên hợp đồng sẽ dễ dàng dẫn đến những trường hợp không đáng có làm hợp đồng bảo hiểm vô hiệu. Do đó, chủ hợp đồng bảo hiểm cần lưu ý tránh những vấn đề sau đây:

Không đóng phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn

Khi nhu cầu tham gia bảo hiểm của người dân ngày một tăng cao, nhiều doanh nghiệp cũng dần linh hoạt hơn với các điều khoản về mức phí tham gia, qua đó cho phép chủ hợp đồng nộp phí theo định kỳ hàng tháng/quý/năm.

Nhưng nhiều khách hàng không đóng phí thường xuyên cho bảo hiểm vì chưa nắm rõ các nghĩa vụ cần thực hiện của mình.

Không đóng phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn
Không đóng phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn

Theo quy định của luật Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp cung cấp có thể gia hạn thời gian nộp phí bảo hiểm cao nhất 60 ngày nếu bên tham gia không đóng phí bảo hiểm đúng thời hạn hợp đồng.

Các quyền lợi bảo hiểm vẫn được giữ nguyên vẹn trong quá trình suốt gia hạn. Nói cách khác, nếu rủi ro xảy ra thì bên mua bảo hiểm vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm. Tuy nhiên, nếu hết thời gian gia hạn mà người tham gia vẫn chưa nộp phí thì sẽ xảy ra hai tình huống như sau:

Trường hợp đầu tiên, hợp đồng đã tham gia sẽ không có giá trị hoàn lại, nghĩa là hợp đồng bảo hiểm mất đi hiệu lực và bên tham gia không được hưởng quyền lợi cũng như khoản hoàn trả bảo hiểm đã nộp.

Trường hợp thứ hai, khi kết thúc thời gian gia hạn đóng phí mà chủ hợp đồng vẫn chưa thanh toán đầy đủ đồng thời cũng không đề nghị kết thúc hợp đồng, phía doanh nghiệp bảo hiểm sẽ khấu trừ từ các khoản quyền lợi, bảo tức và lãi tích lũy chưa rút (nếu có) của hợp đồng đã tham gia.

Cung cấp thông tin không trung thực

Nghĩa vụ cung cấp thông tin trung thực và đầy đủ là rất quan trọng khi tham gia bảo hiểm. Đây là điều kiện để doanh nghiệp bảo hiểm đánh giá rủi ro và chấp nhận quyền lợi đối với khách hàng tham gia.

Nếu chủ hợp đồng kê khai thông tin trung thực về độ tuổi, sức khỏe, nghề nghiệp vào thời điểm xảy ra rủi ro thì sẽ được đền bù theo như thỏa thuận ban đầu.

Ngược lại, khi cố tình cung cấp sai thông tin khi xảy ra sự cố bất ngờ, công ty bảo hiểm có quyền không chi trả quyền lợi bảo hiểm cho người tham gia, đồng thời chấm dứt hợp đồng.

Cung cấp thông tin không trung thực
Cung cấp thông tin không trung thực

Khoản tiền tạm ứng và nợ lãi tương ứng lớn hơn giá trị hợp đồng

Nếu hợp đồng có giá trị bằng tiền mặt, khách hàng có thể đề nghị doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán trước cao nhất 80% (sau khi trừ đi các khoản nợ).

Trong trường hợp xảy ra rủi ro bất khả kháng, người được bảo hiểm sẽ nhận được quyền lợi theo thỏa thuận đã ký kết nhưng doanh nghiệp sẽ khấu trừ trước số tiền tạm ứng và lãi trên khoản đó.

Chính sách sẽ bị vô hiệu nếu tổng số tiền ứng trước và tiền lãi tương ứng vượt quá giá trị tiền mặt. Khi đó, sẽ không có khoản hoa hồng nào được tính và quyền lợi bồi thường cũng không được chi trả.

Nhờ người ký tên thay nhưng không có văn bản ủy quyền

Theo nguyên tắc chung, người mua bảo hiểm phải trực tiếp ký kết vào hợp đồng bảo hiểm. Nếu chủ hợp đồng cho phép người khác ký vào hợp đồng, trước tiên cần ủy quyền hợp pháp bằng văn bản.

Nếu không có giấy ủy quyền bằng văn bản theo quyết định, hợp đồng bảo hiểm sẽ mất đi hiệu lực. Trong trường hợp xảy ra bất trắc, người được bảo hiểm sẽ không hưởng được bất kỳ quyền lợi bảo hiểm nào.

Trên đây là 4 trường hợp dẫn đến hợp động bảo hiểm vô hiệu mà người tham gia cần biết. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại thông tin tại đây để được tư vấn miễn phí bạn nhé!

Trả lời