Khái niệm hợp tái bảo hiểm có lẽ còn khá mới lạ trong tiềm thức của mọi người dân, vậy tái bảo hiểm là gì? Đặc điểm của một hợp đồng tái bảo hiểm sẽ ra sao? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết dưới đây nhé!
Hoạt động bảo hiểm được lập nên để bảo vệ người tham gia trước những hiểm họa không mong muốn trong cuộc sống.
Tuy nhiên khi các tổn thất xảy ra ngày càng nhiều và vượt ngoài phạm vi thanh toán của các doanh nghiệp bảo hiểm thì họ cần đến một phương thức phân tán rủi ro khác để giảm bớt gánh nặng tài chính. Đó là lý do việc tái bảo hiểm ra đời.
Tái bảo hiểm là gì?
Là hoạt động khi một doanh nghiệp bảo hiểm chuyển nhượng hợp đồng và trách nhiệm với người mua bảo hiểm cho một doanh nghiệp bảo hiểm khác. Doanh nghiệp bảo hiểm nhượng bảo hiểm theo chỉ định của người tham gia bảo hiểm, cao nhất đạt 90% mức độ trách nhiệm bảo hiểm.
Đơn giản hơn, có thể hiểu rằng khi công ty bảo hiểm không còn khả năng thanh toán bồi thường thì họ cần một bên khác san sẻ rủi ro. Vì được xây dựng trên cơ sở hợp đồng gốc nên nó cũng gắn liền với hoạt động bảo hiểm gốc.
Vai trò của tái bảo hiểm
Có thể thấy, hình thức này giữ vị trí vô cùng cần thiết cho cả doanh nghiệp và người mua bảo hiểm:
-
Phân tán rủi ro: Điều này rất quan trọng đối với những trường hợp tích lũy rủi ro hay gặp phải sự cố thảm họa. Với các trường hợp vượt ngoài khả năng chi trả, doanh nghiệp bảo hiểm gốc có thể nhận được bảo hiểm mà vẫn tuân thủ theo quy định pháp luật.
-
Ổn định tài chính cho công ty bảo hiểm gốc: Dựa vào phần hoa hồng tái bảo hiểm, sự trợ giúp kỹ thuật… công ty bảo hiểm gốc sẽ dần ổn định được tình hình tài chính.
-
Khách hàng yên tâm: do được đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp bảo hiểm nên nếu trường hợp xảy ra rủi ro thì khách hàng vẫn nhận được các khoản bồi thường đầy đủ và kịp thời.
Đặc điểm của hợp đồng tái bảo hiểm
Hợp đồng tái bảo hiểm là gì?
Hợp đồng tái bảo hiểm là hợp đồng giữa bên tham gia là doanh nghiệp bảo hiểm gốc và một doanh nghiệp bảo hiểm khác hay doanh nghiệp chuyên doanh tái bảo hiểm.
Theo đó, đối tượng bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm gốc cho người mua bảo hiểm đối với trường hợp xảy ra tổn thất.
Đặc điểm của hợp đồng tái bảo hiểm:
-
Hợp đồng tái bảo hiểm chỉ “phát sinh” nếu đã có hợp đồng giữa người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm.
-
Bên tham gia hợp đồng tái bảo hiểm là doanh nghiệp bảo hiểm gốc.
-
Đối tượng bảo hiểm có trách nhiệm đền bù thiệt hại của doanh nghiệp bảo hiểm gốc cho người được bảo hiểm trong trường hợp xảy ra rủi ro tổn thất.
-
Các bên trong hợp đồng tái bảo hiểm có nghĩa vụ qua lại. Doanh nghiệp bảo hiểm gốc cũng có nghĩa vụ chuyển trả phí bảo hiểm thu lại cho doanh nghiệp tái bảo hiểm.
Tỷ lệ phí chuyển phải phù hợp với mức tổn thất mà bên tái bảo hiểm chịu. Ngược lại, nghĩa vụ của doanh nghiệp tái bảo hiểm là bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm với các tỷ lệ nhất định. -
Hợp đồng tái bảo hiểm có tính độc lập, nghĩa là công ty bảo hiểm ban đầu vẫn phải chi trả cho người mua theo hợp đồng bảo hiểm gốc, tuy nhiên khi có sự cố dẫn đến thiệt hại, doanh nghiệp bảo hiểm gốc sẽ được nhận một khoản bồi hoàn trong phạm vi tổn thất đã được tái bảo hiểm.
Ngoài ra, doanh nghiệp bảo hiểm là đơn vị duy nhất có trách nhiệm với người hưởng bảo hiểm. Về mặt pháp lý, người mua bảo hiểm chỉ có quyền yêu cầu khiếu nại với doanh nghiệp bảo hiểm gốc.
Các hình thức của hợp đồng tái bảo hiểm hiện nay
Tùy theo nhu cầu cũng như hình thức chuyển nhượng, tái bảo hiểm có thể phân thành 3 dạng: tái bảo hiểm tạm thời, tái bảo hiểm cố định và tái bảo hiểm lựa chọn – bắt buộc.
Tái bảo hiểm tạm thời
Đây còn được coi là hình thức tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn. Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm gốc chuyển nhượng sang doanh nghiệp tái bảo hiểm riêng lẻ từng đơn hay từng dịch vụ.
Công ty tái bảo hiểm có thể nhận hoặc từ chối, hay lựa chọn tái bảo hiểm với mức tỷ lệ phù hợp hợp. Trách nhiệm của công ty bảo hiểm gốc là phải cung cấp dữ liệu liên quan về dịch vụ tương ứng cho doanh nghiệp tái bảo hiểm.
Tái bảo hiểm cố định
Đây là loại hình mà công ty bảo hiểm gốc sẽ chuyển nhượng tất cả rủi ro từ bảo hiểm gốc đã thỏa thuận cho bên tái bảo hiểm. Song song, doanh nghiệp tái bảo hiểm cũng phải bồi thường toàn bộ những tổn thất trên.
Tái bảo hiểm lựa chọn – bắt buộc
Đây là hình thức bảo hiểm không yêu cầu phải chuyển nhượng tất cả mọi dịch vụ bảo hiểm. Tuy nhiên, doanh nghiệp tái bảo hiểm buộc phải chấp nhận những dịch vụ từ công ty bảo hiểm gốc đã thỏa thuận.
Theo đó, yêu cầu bắt buộc được đưa ra là các dịch vụ này cần tương ứng với điều khoản và nội dung đã ghi trong hợp đồng tái bảo hiểm. Các bên tham gia hợp đồng tái bảo hiểm phải hoàn toàn thành thật để công ty nhận tái bảo hiểm được đảm bảo quyền lợi.
Bài viết trên đã khái quát sơ cho chúng ta biết về tái bảo hiểm và những đặc điểm trong hợp đồng tái bảo hiểm. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngại để lại thông tin tại đây để được hỗ trợ tư vấn miễn phí bạn nhé!
- 4 lợi ích khi mua bảo hiểm sức khỏe toàn diện trong năm 2023
- Hở van 3 lá mua bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia và 4 điều cần biết
- Ghép tủy xương có được Bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia chi trả không?
- Sốt siêu vi – Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa [2023]
- Bảo lãnh viện phí là gì? Bảo lãnh viện phí có lợi ích gì trong bảo hiểm nhân thọ? [2022]