Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Phí bảo hiểm càng cao thì số tiền bảo hiểm càng lớn. Với những người lần đầu tìm hiểu về bảo hiểm thì chắc hẳn sẽ bị nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ: Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm.
Việc hiểu rõ về 2 thuật ngữ này sẽ giúp bạn dễ dàng đọc hiểu hợp đồng bảo hiểm, đảm bảo tối ưu quyền lợi cho bản thân. Cùng Medplus tìm hiểu 2 thuật ngữ số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm qua bài viết bên dưới đây nhé.
1. Số tiền bảo hiểm là gì?
Số tiền bảo hiểm là số tiền được ghi nhận trên hợp đồng bảo hiểm mà theo đó doanh nghiệp xác định quyền lợi bảo hiểm chi trả cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Hiểu đơn giản, số tiền bảo hiểm (STBH) của một hợp đồng bảo hiểm là một số tiền cố định được doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận và dựa vào đó để chi trả các quyền lợi ốm đau, bệnh tật, thương tật hay tử vong.
Ví dụ:
Hợp đồng bảo hiểm của khách hàng A có số tiền bảo hiểm 500 triệu, quyền lợi bảo hiểm bệnh hiểm nghèo giai đoạn cuối chi trả 200% số tiền bảo hiểm. Vậy khi khách hàng A không may mắc bệnh hiểm nghèo giai đoạn cuối sẽ nhận được 1 tỷ đồng.
Trong bảo hiểm nhân thọ, một số công ty bảo hiểm không dùng thuật ngữ số tiền bảo hiểm mà dùng thuật ngữ mệnh giá bảo hiểm. Chúng ta hiểu rầng, mệnh giá bảo hiểm chính là số tiền bảo hiểm.
Khách hàng được tùy chọn STBH phù hợp với khả năng đóng phí và được công ty bảo hiểm chấp thuận. Số tiền bảo hiểm được thể hiện trên Giấy chứng nhận bảo hiểm và bảng minh họa quyền lợi bảo hiểm của khách hàng.
2. Phân loại số tiền bảo hiểm
2.1. Số tiền bảo hiểm gốc
Là số tiền bảo hiểm của hợp đồng tại thời điểm phát sinh hiệu lực. Số tiền bảo hiểm gốc sẽ được bên mua bảo hiểm lựa chọn sao cho phù hợp với quy định của công ty bảo hiểm.
2.2. Số tiền bảo hiểm gia tăng
Là số tiền được xác định bằng cách điều chỉnh tăng số tiền bảo hiểm gốc vào mỗi ngày kỷ niệm hợp đồng kể từ năm hợp đồng thứ hai trở đi theo tỷ lệ gia tăng STBH của hợp đồng.
Bên mua bảo hiểm sẽ lựa chọn tỷ lệ gia tăng số tiền bảo hiểm sao cho phù hợp với công ty bảo hiểm quy định (sau khi được Bộ Tài chính phê chuẩn).
2.3. Số tiền bảo hiểm giảm
Là STBH được xác định lại trong trường hợp bên mua bảo hiểm yêu cầu thay đổi phí bảo hiểm tương ứng với STBH thấp hơn so với số tiền bảo bảo hiểm gốc. Số tiền bảo hiểm giảm tương ứng với mỗi năm hợp đồng tại ngày kỷ niệm hợp đồng được ghi tại phụ lục của hợp đồng.
3. Phí bảo hiểm là gì?
Theo Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000:
Phí bảo hiểm là cơ sở để hợp đồng bảo hiểm và các sản phẩm bổ trợ (nếu có) duy trì hiệu lực. Phí bảo hiểm cần được thanh toán định kỳ theo thoả thuận giữa 2 bên và được thể hiện ở nội dung của hợp đồng.
Thanh toán phí bảo hiểm (PBT) là nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ căn cứ vào cơ sở thanh toán phí này để chi trả, bồi thường quyền lợi bảo hiểm cho người thụ hưởng khi người được bảo hiểm phát sinh sự kiện bảo hiểm trong phạm vi quy định.
Phí bảo hiểm là số tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm để duy trì hợp đồng. PBT có thể nộp một lần ngay sau khi ký hợp đồng hoặc có thể nộp định kỳ hàng tháng/quý/ năm.
Nộp một lần sau khi ký hợp đồng sẽ phải đóng góp ít hơn so với tổng số chi phí đóng góp hàng kỳ theo năm. Vì hiệu quả đầu tư của việc đóng phí một lần cao hơn và chi phí quản lý sẽ thấp hơn.
Nguyên tắc tính phí bảo hiểm sẽ dựa trên công thức cân bằng giữa trách nhiệm của công ty bảo hiểm và trách nhiệm của người mua bảo hiểm tính tại thời điểm ký kết hợp đồng giữa 2 bên.
4. Phân loại phí bảo hiểm
Những chi phí bảo hiểm được quy định rất rõ trong hợp đồng bảo hiểm mà khách hàng ký với công ty bảo hiểm. Cụ thể:
- Phí bảo hiểm cơ bản: Đây là khoản phí đóng cho sản phẩm bảo hiểm chính và được ghi trong hợp đồng. Loại phí này sau khi trừ đi chi phí ban đầu sẽ được thêm vào tài khoản cơ bản.
- Phí bảo hiểm bổ trợ: Là loại phí mà khách hàng đóng thêm để sử dụng các dịch vụ bảo hiểm bổ trợ mà khách hàng mua kèm với sản phẩm bảo hiểm chính
- Phí bảo hiểm định kỳ: Đây là tổng chi phí của 2 loại phí nói trên, được đóng theo định kỳ mà khách hàng lựa chọn.
- Phí bảo hiểm đóng thêm: Là khoản phí do khách hàng đóng thêm ngoài khoản phí bảo hiểm cơ bản. Phí bảo hiểm đóng thêm sau khi trừ chi phí ban đầu sẽ được phân bổ vào tài khoản đóng thêm. Mức phí bảo hiểm đóng thêm tối thiểu và tối đa sẽ được thông báo sau khi công ty bảo hiểm làm các biện pháp nghiệp vụ.
- Phí bảo hiểm cơ bản được phân bổ: Là phần còn lại của phí bảo hiểm cơ bản sau khi khấu trừ phí ban đầu.
- Phí bảo hiểm đóng thêm được phân bổ: Là phần còn lại của phí bảo hiểm đóng thêm sau khi khấu trừ phí ban đầu.
5. Mối quan hệ giữa số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm
Trước khi đến với mối quan hệ giữa số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm, hãy tìm hiểu tỷ lệ phí bảo hiểm là gì trước.
Tỷ lệ phí bảo hiểm là tỷ lệ được tính dựa trên hai yếu tố chính là phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm. Công ty bảo hiểm tính toán tỷ lệ phí bảo hiểm khác nhau cho mỗi một nhóm đối tượng khác nhau ứng với từng sản phẩm bảo hiểm độc lập.
Tỷ lệ phí bảo hiểm thường được tính theo công thức:
Tỷ lệ phí bảo hiểm = Phí bảo hiểm : Số tiền bảo hiểm
Từ đó có thể thấy Phí bảo hiểm = Tỷ lệ phí bảo hiểm x Số tiền bảo hiểm
Ví dụ: Tỷ lệ phí bảo hiểm cho Khách hàng A 30 tuổi tham gia sản phẩm B của công ty bảo hiểm C với số tiền bảo hiểm 500 triệu là 0,026 thì Phí bảo hiểm được tính = 0,026 x 500.000.000 = 13.000.000đ
Công thức trên cho chúng ta thấy:
Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm có mối quan hệ mật thiết và chặt chẽ với nhau. Nếu số tiền bảo hiểm tăng thì phí bảo hiểm cao và ngược lại.
6. Kết luận
Như vậy, việc hiểu rõ mối quan hệ giữa số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm sẽ giúp khách hàng hoạch định tài chính tốt hơn. Hãy bảo vệ sức khỏe và tài chính cá nhân bằng cách tham gia một gói bảo hiểm phù hợp với điều kiện và nhu cầu của mình ngay hôm nay thôi.
Xem thêm
- #2022 Mua bảo hiểm sức khỏe Trực tuyến hay Ngoại tuyến: Cái nào tốt hơn?
- #2022 Ý nghĩa của Bảo hiểm sức khỏe nhóm đối với nhân viên và người sử dụng lao động
- 5 điều quan trọng của Chính sách bảo hiểm sức khỏe nhóm cho nhân viên năm 2022
- 5 sai lầm khi mua bảo hiểm sức khỏe phổ biến
- 6 ảnh hưởng của sự đổi mới công nghệ đến bảo hiểm nhóm
- 6 kinh nghiệm mua bảo hiểm sức khỏe nhóm cho doanh nghiệp nhỏ
- 4 tiêu chí giúp bạn xác định gói bảo hiểm sức khỏe tốt
- [2022] Chi phí phi y tế trong bảo hiểm sức khỏe là gì?
- Ngày ung thư buồng trứng thế giới 08 tháng 5 – tầm quan trọng và chủ đề năm 2023
- [2022] Nên mua bảo hiểm sức khỏe hay bảo hiểm nhân thọ?
- Tất tần tật thông tin về Bảo hiểm sức khỏe Phúc An Sinh PTI năm 2022