Khi bắt đầu lao động, bạn cần biết những bảo hiểm khi đi làm sau đây để có thể bảo vệ và yêu cầu cho quyền lợi bản thân khi sự cố xảy ra. Cùng tìm hiểu với Medplus xem đó là những loại bảo hiểm gì nhé.

1. Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là bảo hiểm khi đi làm bạn cần tham gia vì những lợi ích như chi trả cho người lao động tiền trợ cấp hàng tháng khi họ nghỉ việc do các sự cố bên ngoài như ốm đau, thai sản hay về hưu.

Số tiền chi trả sẽ phụ thuộc vào chi phí mà người lao động đã đóng cho bảo hiểm xã hội trong quá trình lao động.

bảo hiểm xã hội - bảo hiểm khi đi làm bạn cần biết
bảo hiểm xã hội – bảo hiểm khi đi làm bạn cần biết

Bạn cũng không cần lo lắng việc mình nhận nhầm hay thiếu tiền hỗ trợ bảo hiểm bởi sau khi đi làm, mỗi người lao động sẽ được cấp cho một sổ bảo hiểm xã hội với mã số riêng biệt không trùng lẫn với bất kì ai.

Mã số này là tài khoản định danh của người lao động, ghi nhận quá trình tham gia bảo hiểm cũng như các hoạt động được hỗ trợ trọn đời từ bảo hiểm.

Có 2 loại bảo hiểm xã hội:

  • Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Là bảo hiểm do nhà nước quản lý và bắt buộc tất cả người lao động tham gia, bảo hiểm này bao gồm các chế độ như thai sản, ốm đau hay tai nạn lao động và chế độ hưu trí, tử tuất.
  • Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Cũng thuộc sự quản lý của nhà nước nhưng người tham gia được quyền chọn lựa phương thức và mức chi phí phù hợp với điều kiện bản thân. Ở chế độ này, bạn sẽ nhận được hỗ trợ khi về hưu hoặc qua đời.

2. Bảo hiểm y tế

Đây là loại hình bảo hiểm khi đi làm bạn bắt buộc phải tham gia vì nó mang lại nhiều lợi ích cho khi được trả tiền khám bệnh và điều  trị tại bệnh viện trong cả hai trường hợp:

  • Khám chữa bệnh đúng tuyến

Khám chữa bệnh đúng tuyến nghĩa là cơ sở điều trị bạn đăng ký khi tham gia bảo hiểm và cơ sở bạn thực hiện thăm khám là một.

Khi khám chữa bệnh đúng tuyến, bạn sẽ được hỗ trợ chi phí theo các hạn mức từ 80-100% tùy vào từng đối tượng theo quy định.

bảo hiểm y tế - bảo hiểm khi đi làm bạn cần biết
bảo hiểm y tế – bảo hiểm khi đi làm bạn cần biết
  • Khám chữa bệnh trái tuyến

Khám chữa bệnh trái tuyến nghĩa là bạn khám chữa bệnh tại cơ sở y tế khác với cơ sở đã đăng ký khám chữa bệnh.

Đối với khám chữa bệnh trái tuyến, người lao động sẽ được BHYT chi trả:

+ 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương

+ 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 tại bệnh viện tuyến tỉnh

+ 100% chi phí tại bệnh viện tuyến huyện.

Hiện nay theo quy định pháp luật, mức đóng của bảo hiểm y tế cho các đối tượng lao đồng là 4.5% tiền lương hàng tháng, trong đó người lao động đóng 1.5% và 3% còn lại sẽ do doanh nghiệp chịu trách nhiệm.

3. Bảo hiểm thất nghiệp

Một bảo hiểm khi đi làm cần tham gia mà bạn không thể bỏ qua là bảo hiểm thất nghiệp.

Khi bạn thất nghiệp thì đây là loại bảo hiểm sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn và vơi đi gánh nặng tài chính.

Chỉ cần thủ tục đơn giản, bạn sẽ nhận được một khoản tiền trợ cấp hàng tháng và số tiền này phụ thuộc vào tiền bảo hiểm thất nghiệp mà bạn đã đóng trong thời gian đi làm trước đó.

bảo hiểm thất nghiệp - bảo hiểm khi đi làm bạn cần biết
bảo hiểm thất nghiệp – bảo hiểm khi đi làm bạn cần biết

Đối tượng được hưởng bảo hiểm thất nghiệp: Người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động tại doanh nghiệp và thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp phải đủ 12 tháng.

Hiện nay, quy định về mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng sẽ bằng mức lương x 60%

4. Tạm kết

Đó là những bảo hiểm khi đi làm mà bạn cần theo dõi và tham gia, để không bị lỡ mất quyền lợi của mình trong quá trình lao động và sau lao động.

Liên hệ ngay với Medplus nếu bạn có thắc mắc tại đây.

Để lại một bình luận