Bạn có mối quan ngại về các khoản phí bảo hiểm khi tham gia bảo hiểm. Nhưng bạn có biết tùy thuộc vào tính chất mỗi người tham gia thì phí bảo hiểm cũng khác nhau. Để hiểu rõ về các khoản phí và cách tính, hãy cùng Medplus tìm hiểu những nội dung sau:
1 Phí bảo hiểm là gì?
Phí bảo hiểm (Insurance Premium) là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời hạn và phương thức thanh toán do các bên thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Trong bảo hiểm bắt buôc̣ và môṭ số nghiêp̣ vu ̣bảo hiểm đăc̣ thù, phí bảo hiểm có thể được quy định bằng một số tiền nhất điṇh tùy theo từng đối tươṇg tham gia.
2. Các loại bảo hiểm
– Phí bảo hiểm cơ bản: Là khoản phí đóng cho sản phẩm chính và được ghi trong trang hợp đồng hoặc xác nhận thay đổi hợp đồng (nếu có). Phí bảo hiểm cơ bản sau khi trừ phí ban đầu trong bảo hiểm nhân thọ được phân bổ vào tài khoản cơ bản.
– Phí bảo hiểm bổ trợ: Là khoản phí đóng cho (các) sản phẩm bảo hiểm bổ trợ mà khách hàng mua kèm với sản phẩm chính.
– Phí bảo hiểm định kỳ: Là tổng phí bảo hiểm cơ bản và phí bảo hiểm bổ trợ theo định kỳ đóng phí đã chọn. Khách hàng có thể lựa chọn kỳ hạn đóng phí như: Đóng định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm hoặc một năm. Tuy nhiên, bạn nên chọn định kỳ đóng phí theo năm vì phí bảo hiểm sẽ được ưu đãi hơn.
– Phí bảo hiểm đóng thêm: Là khoản phí ngoài phí bảo hiểm cơ bản theo quy định của hợp đồng. Trong trường hợp khách hàng có chỉ định về việc đóng phí bảo hiểm bổ trợ, phí bảo hiểm đóng thêm sẽ là khoản phí do bên mua bảo hiểm đóng thêm ngoài phí bảo hiểm cơ bản và phí bảo hiểm bổ trợ. Phí bảo hiểm đóng thêm sau khi trừ phí ban đầu trong bảo hiểm nhân thọ được phân bổ vào tài khoản đóng thêm.
– Phí bảo hiểm cơ bản được phân bổ: Là phần còn lại của phí bảo hiểm cơ bản sau khi khấu trừ phí ban đầu.
– Phí bảo hiểm đóng thêm được phân bổ: Là phần còn lại của phí bảo hiểm đóng thêm sau khi khấu trừ phí ban đầu.
3. Cách tính phí bảo hiểm
Mức phí bảo hiểm của mỗi người sẽ khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính và tình trạng sức khỏe. Nhưng chủ yếu là phụ thuộc vào rủi ro trong bảo hiềm, tức là rủi ro xảy ra tổn thất càng cao thì mức phí bảo hiểm càng cao
Cơ cấu nên phí bảo hiểm bao gồm:
Phí thuần: Là khoản phí dùng để chi trả trong các trường hợp người được bảo hiểm gặp các biến cố về tính mạng, thân thể, sức khỏe. Khoản phí thu để công ty bảo hiểm đảm bảo chi trả cho các khoản tổn thất được bảo hiểm khi nó xảy ra
- Tuổi thọ của người được bảo hiểm
- Lãi suất kỹ thuật: Lãi suất tiền gửi tính trong cơ sở tính phí
- Các nhân tố khác như: Thời hạn bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, cách thức nộp phí, tỉ lệ huỷ bỏ hợp đồng trước thời hạ
Phụ phí: Đây là khoản phí cần thiết để công ty bảo hiểm đảm bảo chi trả cho các khoản phí trong hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm như truyền thông, quảng cáo, môi giới, thuế, quản lý hợp đồng cho khách hàng…
Phí bảo hiểm = Phí thuần + Phụ phí
* Chú thích
- Phụ phí = Chi phí kí kết hợp đồng + hoa hồng môi giới bảo hiểm + chi phí quản lí doanh nghiệp + thuế giá trị gia tăng – VAT (nếu có) + hoa hồng đại lí bán hàng + lợi nhuận để lại
- (đối với bảo hiểm nhân thọ VAT = 0)
- Phí thuần = tần suất xuất hiện tổn thất x Chi phí trung bình cho một tổn thất
- Tần suất xuất hiện tổn thất = Số lượng tổn thất / Số lượng đơn vị rủi ro
- Chi phí trung bình cho một tổn thất = Tổng giá trị các thiệt hại / Tổng số lượng các vụ tổn thất
“Phí bảo hiểm = Một khoản tiền nhất định và được tính (x) Tỷ lệ phí bảo hiểm nhân (x) với số tiền bảo hiểm”
Số tiền bảo hiểm hoặc mệnh giá bảo hiểm (trong tiếng Anh được gọi là Sum Insured) là số tiền được ghi nhận trên hợp đồng mà dựa vào đó doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thực hiện chi trả các quyền lợi bảo hiểm cho người tham gia (quyền lợi ốm đau, bệnh tật, thương tật hay tử vong…).
Ví dụ: Tỷ lệ phí bảo hiểm cho Khách hàng A 30 tuổi tham gia sản phẩm B của công ty bảo hiểm C với số tiền bảo hiểm 500 triệu là 0,026
Phí bảo hiểm = 0,026 x 500.000.000 = 13.000.000đ
Có nghĩa là mức phí bảo hiểm bạn cần đóng cho gói bảo hiểm là 13.000.000đ. Bạn có thể đóng phí 1 lần duy nhất ngay từ khi bắt đầu hợp đồng hoặc chia ra đóng nhiều lần theo tháng/quý/năm (tùy theo thỏa thuận)..
4. Thời hạn đóng phí bảo hiểm
Bạn có nhiều sự lựa chọn về thời hạn đóng phí bảo hiểm như: 10 năm, 20 năm, 25 năm, thậm chí trọn đời. Nhưng bạn cần lưu ý, thời hạn đóng phí bảo hiểm sẽ tùy thuộc vào gói bảo hiểm bạn tham gia, cũng như phải tương thích đối với nguồn kinh tế của bạn..
Nếu lựa chọn đóng phí ngắn đồng nghĩa thời gian nộp phí sẽ được rút ngắn nhưng phí bảo hiểm phải đóng định kỳ sẽ cao hơn. Cách đóng bảo hiểm này sẽ phù hợp với những ai có điều kiện kinh tế tốt. Với trường hợp đóng phí bảo hiểm dài sẽ có ưu điểm là số tiền nộp phí mỗi kỳ thấp hơn. Nhờ đó có thể giảm áp lực, giúp người tham gia dễ dàng chủ động tài chính hơn.
Khi lựa chọn thời hạn đóng bảo hiểm, bạn nên lên kế hoạch phân bổ nguồn tài chính dài hạn, ghi nhớ thời hạn đóng và đóng đúng hẹn vì việc đó sẽ mạng lại những lợi ích như sau:
5. Quyền lợi khi đóng phí bảo hiểm đúng hạn
Đóng phí bảo hiểm nhân thọ đầy đủ và đúng hạn sẽ giúp duy trì các quyền lợi bảo hiểm lâu dài. Từ đó, bảo vệ người tham gia trước nhiều rủi ro cuộc sống như bệnh tật, tai nạn… hay nhận được đầy đủ quyền lợi đáo hạn khi kết thúc hợp đồng
Hoàn phí bảo hiểm: Bạn sẽ được hoàn phí bảo hiểm, khi chấm dứt họp đồng với điều kiện bạn phải đóng đầy đủ, đúng hạn các khoản phí từ 2 năm:
“Bên mua bảo hiểm chỉ được nhận giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nếu có thời gian đóng phí từ 2 năm trở lên. Các hợp đồng có thời gian đóng phí dưới 2 năm thì KHÔNG có giá trị hoàn lại.”
– Căn cứ vào quy định trong Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2000 –
3 trường hợp liên quan đến hoàn phí bảo hiểm:
Nếu bạn đã đóng phí bảo hiểm chưa đến 2 năm và muốn kết thúc hợp đồng trong 2 năm đầu tiên (kể cả trước đó bạn đã đóng đền đặn).
Nếu hủy hợp đồng sau 2 năm, bạn có thể nhận được giá trị hoàn lại nhưng số tiền có thể thấp hơn so với phí bạn đã đóng trước đó. Vì khi hợp đồng có hiệu lực, công ty bảo hiểm đã bắt đầu khấu trừ các chi phí vận hành liên quan..
Nếu khách hàng đã dừng đóng phí 1 thời gian nhưng vẫn muốn tham gia bảo hiểm, chỉ cần giá trị tài khoản hợp đồng vẫn dương và tiếp tục đóng phí thì hợp đồng vẫn có hiệu lực. Trong trường hợp hợp đồng của khách hàng hết hiệu lực, để tiếp tục tham gia, bạn có thể phải đi khám bổ sung để chứng minh tình trạng sức khoẻ.
Sau thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm, nếu các khoản Phí Bảo Hiểm Định Kỳ đến hạn vẫn chưa được đóng đủ:
• Tất cả sản phẩm bảo hiểm bổ trợ sẽ bị hủy bỏ.
• Công Ty sẽ sử dụng Phí Treo, phí bổ sung (nếu có) và rút một phần từ Giá Trị Tài Khoản (nếu cần) để đóng Phí Bảo Hiểm Cơ Bản định kỳ đến hạn. Trong trường hợp tổng số phí nói trên không đủ để thanh toán Phí Bảo Hiểm Cơ Bản định kỳ đến hạn, phần Hợp Đồng của Người Được Bảo Hiểm mất hiệu lực.
* Phí treo là phần phí bảo hiểm không đủ đóng cho một kỳ phí còn thiếu sẽ được để lại Công Ty
6. Tổng kết
Bài viết tổng hợp 5 thông tin cơ bản về Phí bảo hiểm: bạn đừng quá quan ngại về mức phí này, chúng không giúp bạn sinh lời, nhưng là một hình thức tiết kiệm đáng cân nhắc. Chính vì vậy, hãy lên kế hoạch tài chính của mình lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp và mức phí bảo hiểm trong khả năng của bản thân nhé.
Nếu bạn có thắc mắc về các mức phí bảo hiểm hoặc mong muốn tư vấn về các mức phí bảo hiểm đang có trên thị trường hiện, có thể liên hệ ngay hotline: 0931 338 854. Bên cạnh đó, nếu muốn tìm hiểm về các thuật ngữ khác có thể tham khảo Tại đây