Khi tham gia bảo hiểm nhân thọ chắc hẳn bạn đã nghe qua thuật ngữ đáo hạn bảo hiểm nhân thọ. Vậy thực chất đáo hạn bảo hiểm nhân thọ là gì? Hãy cùng Medplus tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ này qua bài viết dưới đây nhé!
1. Đáo hạn bảo hiểm nhân thọ là gì?
Đáo hạn bảo hiểm nhân thọ (BHNT) là khi thời hạn của hợp đồng bảo hiểm kết thúc mà không xảy ra bất kỳ sự kiện bảo hiểm nào dẫn đến việc bồi thường thì lúc này, công ty bảo hiểm sẽ chi trả cho người tham gia một số tiền được gọi là tiền đáo hạn BHNT, bao gồm toàn bộ số tiền gốc và tiền lãi (nếu có).
2. Quyền lợi khi đáo hạn bảo hiểm nhân thọ
Thời hạn của hợp đồng BHNT có thể là 10 năm, 15 năm hoặc 20 năm tùy theo sản phẩm mà khách hàng tham gia. Không phải sản phẩm BHNT nào cũng có thời gian đáo hạn. Hầu hết những sản phẩm đáo hạn là sản phẩm mang tính chất tích lũy và thường là sản phẩm chính. Những sản phẩm bổ trợ hoặc gói bảo hiểm không có tính tích lũy sẽ không có giá trị đáo hạn.
Quyền lợi trong hợp đồng bảo hiểm thường gồm hai phần: Quyền lợi đảm bảo và quyền lợi không đảm bảo. Quyền lợi đảm bảo là lợi ích mà người tham gia chắc chắn được hưởng. Quyền lợi không đảm bảo chỉ mang tính chất tham khảo vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố và có thể thay đổi trong thời gian tham gia bảo hiểm.
3. Thủ tục đáo hạn bảo hiểm nhân thọ
Để làm thủ tục đáo hạn BHNT, người tham gia cần chuẩn bị hồ sơ đáo hạn bao gồm: Giấy tờ tùy thân của chủ hợp đồng bảo hiểm (CCCD, CMND, Hộ chiếu…), hợp đồng BHNT đã ký, giấy khám sức khỏe có giá trị tại thời điểm đáo hạn, tờ khai yêu cầu đáo hạn BHNT theo mẫu của công ty bảo hiểm cùng các giấy tờ khác nếu có.
Thủ tục đáo hạn theo quy trình 5 bước sau:
Bước 1: Khi hợp đồng BHNT của bạn đến thời gian đáo hạn, hãy thông báo với đại lý hoặc công ty bảo hiểm về yêu cầu đáo hạn BHNT.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu đáo hạn và nộp cho công ty bảo hiểm hoặc thông qua đại lý.
Bước 3: Công ty tiếp nhận và xử lý hồ sơ đáo hạn BHNT.
Bước 4: Khách hàng nhận thông báo kết quả đáo hạn theo quy định.
Bước 5: Khách hàng nhận khoản tiền đáo hạn.
4. Cách tính tiền đáo hạn bảo hiểm nhân thọ
Giá trị số tiền đáo hạn của mỗi hợp đồng BHNT khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Phí tham gia bảo hiểm, lãi suất BHNT, lãi tức…
Quyền lợi này được minh họa ngay khi đại lý tư vấn cho người mua nên phần nào có thể hình dung trước được quyền lợi của mình. Bạn cũng có thể tham khảo cách tính giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm theo công thức sau:
Số tiền đáo hạn BHNT = (số tiền bảo hiểm từ quyền lợi đảm bảo + lãi chia cuối hợp đồng + lãi tích lũy + bảo tức tích lũy) – các khoản nợ (nếu có)
Không phải mọi công ty bảo hiểm đều áp dụng công thức trên, có công ty sẽ kèm theo quy định riêng, vì thế, người tham gia BHNT cần tìm hiểu rõ thông tin về sản phẩm của mình.
5. Tạm kết
Bảo hiểm nhân thọ không chỉ giúp bạn bảo vệ mình và người thân mà còn là một cách tích lũy tài chính cho tương lai. Vì vậy, việc hiểu rõ chính sách đáo hạn bảo hiểm nhân thọ nói riêng và các chính sách khác nói chung là điều quan trọng để bảo đảm quyền lợi của bản thân.
Trên đây là tất cả những gì Medplus muốn chia sẻ với bạn về chủ đề đáo hạn bảo hiểm nhân thọ. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của Medplus, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ chúng tôi qua hotline 0931 338 854 hoặc để lại thông tin TẠI ĐÂY để nhận được tư vấn miễn phí từ chúng tôi.
Xem thêm
- [12/2022] Bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm tai nạn: sự khác biệt là gì?
- [2022] Bạn có thể chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được không?
- [2022] Bảo hiểm an sinh giáo dục là gì?
- [2022] Bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ hay bảo hiểm y tế: nên mua loại hình bảo hiểm nào?
- [2022] Bảo hiểm nhân thọ và tầm quan trọng của việc kiểm tra sức khỏe
- [2022] Bảo hiểm nhân thọ và quỹ tương hỗ: nên chọn đầu tư vào đâu?
- [2022] Đáo hạn bảo hiểm nhân thọ là gì?
- Danh sách bệnh viện bảo lãnh viện phí Bảo hiểm Sức khỏe VBI Care 2022
- #2022 Cách chuyển từ Bảo hiểm sức khỏe nhóm sang Bảo hiểm sức khỏe cá nhân
- Top 3 bảo hiểm cá nhân bạn cần phải có trong đời
- Hệ thống bảo lãnh viện phí và 3 lợi ích khi điều trị tại bệnh viện thuộc hệ thống [2023]
- Có thể yêu cầu bảo hiểm sức khỏe trong vòng chưa đầy 24 giờ không?