Thông tin người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là yêu cầu bắt buộc đối với người tham gia. Nếu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không có tên người thụ hưởng thì quá trình bồi thường sẽ bị trì hoãn hoặc gặp các vấn đề khác.

Vậy nên người tham gia cần nhận thức rõ về tầm quan trọng của người thụ hưởng và nắm được những sai lầm cần tránh khi chỉ định người thụ hưởng bảo hiểm nhân thọ. Để hiểu rõ hơn về người thụ hưởng. Medplus xin chia sẻ đến bạn đọc bài viết sau đây. Theo dõi ngay để có được những thông tin cần thiết nhé.

Các sai lầm cần tránh khi chọn người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm

Trong quá trình chọn đối tượng thụ hưởng cho hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của mình, người tham gia bảo hiểm cần tránh những sai lầm sau đây:

1. Không chỉ định rõ người thụ hưởng

Với những trường hợp người được bảo hiểm không may qua đời nhưng trong hợp đồng bảo hiểm không chỉ định rõ người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thì số tiền bảo hiểm được công ty chi trả sẽ được đưa vào danh sách tài sản thừa kế. Trường hợp này thời gian chi trả quyền lợi bảo hiểm sẽ lâu hơn do liên quan đến quyền thời kế.

Tìm hiểu rõ các quy định liên quan đến người thụ hưởng bảo hiểm nhân thọ để tránh sai sót sau này
Tìm hiểu rõ các quy định liên quan đến người thụ hưởng bảo hiểm nhân thọ để tránh sai sót sau này

Vậy nên, bạn cần cân nhắc kỹ và chỉ định rõ người thụ hưởng trong bảo hiểm nhân thọ khi thực hiện hợp đồng bảo hiểm với công ty.

2. Không tính đến các trường hợp đặc biệt

Không phải trường hợp nào người thụ hưởng cũng được nhận được tiền bảo hiểm. Sau đây là một số trường hợp đặc biệt mà bạn cần quan tâm, cụ thể:

  • Đối với trường hợp người thụ hưởng chết trước người được bảo hiểm họ sẽ không được nhận bất cứ khoản tiền nào từ phía công ty bảo hiểm nhân thọ.
  • Nếu đối tượng thụ hưởng dưới 18 tuổi, người bảo hộ hợp pháp của họ sẽ đại diện nhận số tiền bảo hiểm này.

Vậy nên, người mua bảo hiểm cần lưu ý đến những trường hợp đặc biệt này để tránh phát sinh những tranh chấp trong quá trình nhận quyền lợi bảo hiểm từ phía công ty.

3. Đề cập sai tên đối tượng thụ hưởng

Việc người mua bảo hiểm đề cập sai tên người thụ hưởng trong bảo hiểm nhân có thể là nguyên nhân xảy ra những xung đột, tranh chấp hoặc chậm trễ không đáng có trong quá trình thanh toán quyền lợi bảo hiểm.

Đối với trường hợp đề cập sai tên, người thụ hưởng phải chứng minh được mối quan hệ của bản thân với người được bảo hiểm (ví dụ là vợ/chồng/cha/con/anh/chị/em). Do đó khi đề cập đối tượng thụ hưởng, người mua bảo hiểm cần ghi chính xác và rõ nhất có thể

4. Không cập nhật, thay đổi người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm theo thời gian

Bảo hiểm nhân thọ được biết đến là giải pháp tài chính dài hạn cho người tham gia, vì thế tên người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm có thể thay đổi theo thời gian. Trong một số trường hợp, người thụ hưởng ban đầu có thể không còn phù hợp trong tương lai.

Vì thế, nếu hợp đồng bảo hiểm còn thời hạn, bên mua hoàn toàn có thể thay đổi đối tượng thụ hưởng, và được quyền thay đổi nhiều lần theo yêu cầu. Tuy nhiên, người mua bảo hiểm cần thông báo bằng văn bản cho công ty bảo hiểm về việc thay đổi người thụ hưởng.

5. Chỉ có một người thụ hưởng

Mỗi một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thể có nhiều hơn một người thụ hưởng. Do đó, dựa vào tình hình cụ thể người mua có thể đề cập đến nhiều người thụ hưởng cùng lúc trong hợp đồng. Tuy nhiên cần sắp xếp chính xác ai là người thụ hưởng chính và ai là người thụ hưởng ngẫu nhiên.

  • Người thụ hưởng chính: Sẽ là người nhận được số tiền bảo hiểm khi người được bảo hiểm không may qua đời. Tuy nhiên, nếu người được bảo hiểm không qua đời người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm sẽ không được nhận bất cứ khoản tiền nào.
  • Người thụ hưởng ngẫu nhiên: Sẽ là người nhận được tiền được công ty bảo hiểm chi trả nếu người thụ hưởng chính qua đời. Nếu người thụ hưởng chính còn sống sẽ không nhận được bất cứ một khoản tiền bồi thường nào.

Những câu hỏi thường gặp về người thụ hưởng bảo hiểm nhân thọ

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về người thụ hưởng trong bảo hiểm nhân thọ, Daiichi sẽ giải đáp một số câu hỏi thường gặp đối với đối tượng thụ hưởng, cụ thể:

1. Thay đổi người thụ hưởng bảo hiểm nhân thọ được không?

Hoàn toàn có thể thay đổi thông tin người thụ hưởng bảo hiểm nhân thọ. Để thay đổi bạn cần báo lại tư vấn viên hoặc người trực tiếp làm hợp đồng bảo hiểm. Khi thay đổi thông tin thụ hưởng, bạn cần cung cấp chi tiết đầy đủ thông tin của đối tượng thụ hưởng mới theo yêu cầu của công ty bảo hiểm.

 

Bạn có thay đổi người thụ hưởng bảo hiểm nhân thọ được không?
Bạn có thay đổi người thụ hưởng bảo hiểm nhân thọ được không?

Bên mua chỉ định đối tượng thụ hưởng bảo hiểm có thể là cá nhân/tổ chức sẽ nhận quyền lợi bảo hiểm khi người được bảo hiểm không may tử vong. Yêu cầu người thụ hưởng phải có đầy đủ họ tên, mối quan hệ, giấy khai sinh, CMND/CCCD, hộ chiếu trong giấy yêu cầu bảo hiểm và phục lục trong bản hợp đồng hai bên đã ký kết.

2. Không chọn người thụ hưởng bảo hiểm có được không?

Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên việc không chọn người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi của người được bảo hiểm cũng như gia đình nếu chẳng may người được bảo hiểm bất ngờ tử vong. Sau đây là một số bất tiện khi người mua bảo hiểm không ghi rõ đối tượng thụ hưởng trong hợp đồng, cụ thể:

  • Thời gian giải quyết quyền lợi bảo hiểm lâu hơn bình thường: Trường hợp người được bảo hiểm không may qua đời, công ty bảo hiểm sẽ không quyết định được việc người nhận tiền bồi thường bảo hiểm là ai. Do đó, gia đình phải thực hiện các chứng từ, di chúc, thủ tục để yêu cầu công ty bảo hiểm nhận được quyền lợi. Thông thường, thời gian hoàn thành thủ tục bảo hiểm có thể mất từ 1 – 2 năm. Trường hợp thủ tục gặp phải vấn đề hoặc thiếu sót, mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên thời gian giải quyết quyền lợi có thể kéo dài hơn rất nhiều.
  • Giá trị quyền lợi bảo hiểm không được đảm bảo nguyên vẹn: Công ty bảo hiểm nhân thọ sẽ tiến hành chuyển số tiền bảo hiểm sang bất động sản, tài chính, quỹ đầu tư đã được đề xuất cụ thể trước đó. Hoặc công ty bảo hiểm có thể trừ vào cách chi phí như quản lý, chi phí bổ sung,…

3. Trường hợp nào người thụ hưởng bảo hiểm không được chi trả?

Sau đây là một số trường hợp cụ thể mà đối tượng thụ hưởng không được chi trả, cụ thể:

  • Nếu người được bảo hiểm tự tử trong thời gian dưới 2 năm tính từ ngày hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có hiệu lực, hay cố ý gây thương tật cho bản thân thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không thực hiện chi trả cho người thụ hưởng.
  • Trường hợp thuộc diện loại trừ trong hợp đồng bảo hiểm cũng không được doanh nghiệp chi trả, cụ thể như chiến tranh, nổi loạn, khủng bố, phóng xạ hoặc nhiễm phóng xạ, bạo loạn bạo động,…

Tạm kết

Thông qua những thông tin đã được Medplus chia sẻ ở trên, hy vọng người tham gia đã phần nào hiểu rõ về người thụ hưởng bảo hiểm nhân thọ cũng như những thông tin liên quan đến đối tượng thụ hưởng. Đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi bằng cách để lại thông tin tại đây.

Nguồn tham khảo

Trả lời