Sửa đổi bổ sung hợp đồng bảo hiểm là gì? Những quy định của Luật về việc sửa đổi bổ sung hợp đồng bảo hiểm như thế nào?
Để biết rõ hơn thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Medplus nhé!
1. Sửa đổi bổ sung hợp đồng bảo hiểm là gì?
Sửa đổi bổ sung hợp đồng bảo hiểm được hiểu là dạng thỏa thuận giữa các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm xác lập việc thay đổi nội dung của hợp đồng bảo hiểm đã được các bên ký kết trước đó.
Việc sửa đổi hợp đồng bảo hiểm có thể thực hiện nhiều lần, vào nhiều thời điểm, có thể sửa đổi một hoặc nhiều nội dung đã được thỏa thuận trong hợp đồng đó nhưng việc sửa đổi bổ sung sẽ cần phải tuân thủ quy định về hình thức thỏa thuận và nội dung thỏa thuận mới phát sinh hiệu lực áp dụng cho các bên khi thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
Xem ngay: Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hết hiệu lực có thể khôi phục?
2. Trường hợp sửa đổi bổ sung hợp đồng bảo hiểm
Trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm, các bên có quyền sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong hợp đồng dựa trên sự thỏa thuận và quy định của pháp luật (chủ yếu là pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và pháp luật về dân sự). Theo đó, chỉ cần các bên nhận thấy cần phải sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm thì có thể tiến hành sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm.
Trình tự thưc hiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, không được sửa đổi bổ sung hợp đồng bảo hiểm:
- Nội dung các bên muốn sửa đổi không thuộc các nội dung được sửa đổi, bổ sung: Nội dung về thông tin chủ thể, nội dung về ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng và có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm
- Các bên có thỏa thuận không sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm trong thời hạn nhất định, hoặc không sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm
- Hợp đồng bảo hiểm thuộc trường hợp không được sửa đổi, bổ sung theo quy định của pháp luật
Ngoài ra, có các trường hợp các bên không thể sửa đổi bổ sung hợp đồng bảo hiểm kể cả khi thay đổi hoàn cảnh khiến các bên không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng vì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng gây thiệt hại cho các bên.
3. Những nội dung nào được sửa đổi bổ sung hợp đồng bảo hiểm
Theo Khoản 1 Điều 25 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, các nội dung được sửa đổi bổ sung hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
- Phí bảo hiểm: Phí bảo hiểm là phí mà người, tổ chức tham gia bảo hiểm phải trả cho doanh nghiệp bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm nhận trách nhiệm trên phần rủi ro được bảo hiểm.
- Điều kiện bảo hiểm: Mỗi doanh nghiệp đều có thể đưa ra các điều kiện bảo hiểm khác nhau đối với mỗi loại nghiệp vụ bảo hiểm, miễn là không vi phạm quy định của pháp luật về bảo hiểm.
- Điều khoản bảo hiểm: Các điều khoản bảo hiểm bao gồm điều kiện bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm, trách nhiệm bảo hiểm, các điều khoản loại trừ trách nhiệm, thanh toán và phương thức thanh toán,…
4. Tạm kết
Sửa đổi bổ sung hợp đồng là biện pháp thích hợp khi người tham gia bảo hiểm có những thay đổi trong cuộc sống như có thêm người phụ thuộc, có gia đình mới,… từ đó nhu cầu thay đổi và có mong muốn thay đổi phạm vi bảo hiểm,… Do đó, mọi người cần phải hiểu rõ về việc sửa đổi bổ sung hợp đồng bảo hiểm để không để mất quyền và lợi ích của mình.
Trên đây là tất cả những gì Medplus muốn chia sẻ với bạn về chủ đề sửa đổi bổ sung hợp đồng bảo hiểm. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của Medplus, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ chúng tôi qua hotline 0931 338 854 hoặc để lại thông tin TẠI ĐÂY để nhận được tư vấn miễn phí từ chúng tôi.
Xem thêm
- “Cạm bẫy” của việc không mua bảo hiểm sức khỏe
- [2022] Bảo hiểm bệnh sốt xuất huyết trong bảo hiểm sức khỏe: những gì được bảo hiểm và không được bảo hiểm
- [2022] Bảo hiểm sức khỏe người cao tuổi và tất cả những gì được đài thọ
- [2022] Bệnh nhân tiểu đường có nên uống nước dừa?
- [2022] Cách yêu cầu bồi thường bảo hiểm bệnh tiểu đường trong bảo hiểm sức khỏe
- Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo: lý do chọn và 7 điều bạn cần biết
- 3 điểm khác nhau giữa điều trị OPD và điều trị chăm sóc ban ngày
- Bảo hiểm trọn đời có giúp bạn đạt được mục tiêu về hưu không?
- Bảo hiểm trực tuyến là gì? Nên mua những loại bảo hiểm trực tuyến như thế nào? [2022]
- 3 loại bảo hiểm khám chữa bệnh cho trẻ em mà cha mẹ cần biết