Hiện nay, hình thức tái tục được sử dụng nhiều trong lĩnh vực bảo hiểm, nhưng bạn đã hiểu tái tục trong bảo hiểm là gì4 lưu ý khi tái tục bảo hiểm là như thế nào hay chưa? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ khái niệm tái tục và tái tục bảo hiểm, cũng như các điều kiện để được tái tục bảo hiểm sức khỏe.

TÁI TỤC BẢO HIỂM
TÁI TỤC BẢO HIỂM

1. Tái tục bảo hiểm là gì?

Tái tục là kéo dài thêm một khoảng thời gian để xác định thời hạn trong các giao lưu dân sự hoặc các quan hệ pháp lý khác. Việc gia hạn chỉ có ý nghĩa là kéo dài thêm về mặt thời gian có hiệu lực pháp lý để các chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Tái tục bảo hiểm là một thuật ngữ trong bảo hiểm dùng để chỉ việc một hợp đồng bảo hiểm đã chấm dứt trước đó có hiệu lực trở lại.

Một cách cụ thể hơn, tái tục bảo hiểm là khi hợp đồng bảo hiểm cũ đến hạn, nếu bên mua bảo hiểm muốn tiếp tục mua, gia hạn hay ký kết hợp đồng mới với bên bán bảo hiểm, thì đó được gọi là tái tục bảo hiểm.

Việc tái tục bảo hiểm giúp khách hàng vẫn được bảo hiểm các rủi ro về sức khỏe mà không bị ràng buộc bởi thời gian chờ, hoặc các điều loại trừ ở quyền lợi như năm đầu tiên tham gia bảo hiểm.

2. Ý nghĩa của việc tái tục bảo hiểm

  • Tiếp tục được hưởng những quyền lợi của bảo hiểm

Trong khoảng thời gian bảo hiểm có hiệu lực, những vấn đề phát sinh về sức khỏe, tai nạn, bệnh tật,… sẽ được bồi thường theo quy định cụ thể của từng loại và từng gói bảo hiểm mà bạn đang tham gia. Nếu gói bảo hiểm của bạn hết thời hạn có hiệu lực, công ty bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm theo bất kỳ điều khoản nào của hợp đồng bảo hiểm. Khi đó, để tiếp tục được hưởng những quyền lợi của bảo hiểm, bạn cần tái tục hợp đồng bảo hiểm đó.

  • Giảm gánh nặng tài chính khi gặp rủi ro sức khỏe

Việc tái tục bảo hiểm kịp thời và đúng lúc, giúp bạn tránh những gánh nặng tài chính khi gặp rủi ro về sức khỏe. Hoặc nếu nhu cầu thay đổi, bạn cũng có thể lựa chọn tham gia gói bảo hiểm khác thay vì tái tục hợp đồng.

3. 4 lưu ý khi tái tục bảo hiểm

4 LƯU Ý KHI TÁI TỤC BẢO HIỂM
4 LƯU Ý KHI TÁI TỤC BẢO HIỂM

3.1 Tái tục bảo hiểm đúng hạn

Để các quyền lợi được đảm bảo, bạn cần tái tục các hợp đồng bảo hiểm đúng thời gian. Thông thường, các hợp đồng bảo hiểm sức khỏe cho phép bạn gia hạn trong vòng 30 – 60 ngày mà vẫn được hưởng các lợi ích. Tuy nhiên, sau khi kết thúc khoảng thời gian này, bạn và gia đình sẽ không còn nhận được các quyền lợi của bảo hiểm.

Mặc dù các công ty bảo hiểm sẽ gửi thông báo nhắc nhở về việc gia hạn trước khi hợp đồng bảo hiểm đáo hạn, bản thân khách hàng nên chủ động trong việc tái ký để bảo đảm các quyền lợi cho chính mình.

3.2 Điều chỉnh chi phí bảo hiểm

Chi phí y tế thường tăng lên hàng năm dẫn đến giá của bảo hiểm sức khỏe thường tăng theo, vì vậy trước khi tái tục hợp đồng bao hiểm bạn cần xem xét chi phí của gói bảo hiểm đó, cũng như đánh giá xem số tiền bảo hiểm có phù hợp với nhu cầu hiện tại của bạn hay không trước khi tái ký hợp đồng, và nếu cần, bạn có thể tăng số tiền bảo hiểm trước khi gia hạn để nâng cao phạm vi được bảo vệ.

3.3 Thêm/bớt người thụ hưởng

Khi tham gia bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ, bạn có quyền chỉ định người thụ hưởng, có thể là cha, mẹ, vợ chồng hoặc con cái hay anh chị em của bạn. Theo đó, những người được thụ hưởng này có thể trực tiếp nhận toàn bộ hoặc một phần quyền lợi từ công ty bảo hiểm khi bạn xảy ra vấn đề bất trắc về tính mạng.

Bạn có quyền chỉ định một hay nhiều người thụ hưởng khác nhau, vì vậy trước khi tái tục bạn có thể cân nhắc thêm hoặc bớt người được thụ hưởng bảo hiểm của bạn.

3.4 Thay đổi các chính sách

Đây là điều quan trọng bạn cần xem xét trước khi tái tục hợp đồng bảo hiểm nếu bạn đang không hài lòng về bất kỳ quyền lợi nào trong bảo hiểm của bạn hiện tại. Trong trường hợp này, bạn vẫn có thể điều chỉnh các điều khoản không vừa ý hoặc đề xuất thêm quyền lợi vào hợp đồng trước khi gia hạn.

4. Kết luận

Bài viết trên đã phần nào giải đáp thắc mắc của bạn về định nghĩa Tái tục trong bảo hiểm là gì, lưu ý những gì khi bạn có nhu cầu mong muốn tái tục bảo hiểm. Xem thêm 16 thuật ngữ cơ bản trong bảo hiểm  để biết thêm các thuật ngữ trong bảo hiểm bạn nhé!

 

Để lại một bình luận