Một trong những thuật ngữ bảo hiểm quan trọng mà người tham gia cần nắm chính là thẩm định bảo hiểm. Thẩm định bảo hiểm là quá trình phân loại, đánh giá và lựa chọn của công ty bảo hiểm. Trong đó, nhiệm vụ của những người thẩm định là nhận diện rủi ro, đánh giá chính xác những rủi ro và phân nhóm. Từ đó đưa ra các quyết định thẩm định phê duyệt hay từ chối yêu cầu bảo hiểm.

Để hiểu chi tiết về thuật ngữ thẩm định bảo hiểm cũng như quy trình thẩm định ra sao? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.

1. Thẩm định bảo hiểm là gì?

Thẩm định bảo hiểm là quá trình phân loại, đánh giá rủi ro của các công ty/đơn vị bảo hiểm
Thẩm định bảo hiểm là quá trình phân loại, đánh giá rủi ro của các công ty/đơn vị bảo hiểm

Thẩm định bảo hiểm hay Underwriting được hiểu là quá trình phân loại, đánh giá rủi ro của các công ty/đơn vị bảo hiểm.

Underwriting là một thuật ngữ trong tiếng Anh có nghĩa là thẩm định bảo hiểm. Đây là quá trình phân loại, đánh giá và lựa chọn của công ty bảo hiểm. Trong đó, nhiệm vụ của những người thẩm định là nhận diện rủi ro, đánh giá chính xác những rủi ro và phân nhóm. Từ đó đưa ra các quyết định thẩm định phê duyệt hay từ chối yêu cầu bảo hiểm.

Thẩm định bảo hiểm là nhiệm vụ quan trọng tại mỗi công ty bảo hiểm. Vì vậy, công việc được ban hành những hướng dẫn nhằm quy định cụ thể về quy trình và các tiêu chí thẩm định. Mà người giữ nhiệm vụ này còn được biết đến với tên gọi là chuyên gia thẩm định bảo hiểm.

Nhìn chung, công việc thẩm định bảo hiểm ngày càng thu hút với cơ hội rộng mở ở nhiều công ty có cả tư nhân và chính phủ. Cụ thể thẩm định bảo hiểm ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xe cộ, bảo hiểm chung…

2. Các bước thẩm định bảo hiểm

Các bước thẩm định bảo hiểm
Các bước thẩm định bảo hiểm

Thẩm định bảo hiểm là một trình tự các thủ tục, trong đó được tiến hành theo 5 cơ bản sau:

2.1. Xác định rủi ro (Identify risks)

Trong việc giao dịch bảo hiểm, bất kể nguyên nhân hay sự kiện nào có thể gây tổn thất luôn được xác định rõ ràng và chi tiết. Vì vậy, trong quá trình thẩm định rủi ro bảo hiểm tập trung chủ yếu vào việc xác định nhân tố có thể gây phát sinh và gia tăng rủi ro gây tổn thất. Trong đó, bao gồm nguy cơ vật chất và nguy cơ đạo đức.

2.2. Phân loại rủi ro (Classify risks)

Sau khi đã xác định được rủi ro thì bộ phận thẩm định sẽ xếp các đối tượng tham gia bảo hiểm vào nhóm rủi ro phù hợp. Trong đó, nhóm rủi ro là nhóm các đối tượng có cùng mức độ rủi ro đối với công ty bảo hiểm.

Việc phân nhóm rủi ro là để xác định đối tượng bảo hiểm trong các nhóm rủi ro khác nhau sẽ được áp dụng mức phí bảo hiểm khác nhau. Còn các nhóm đối tượng có mức độ rủi ro càng lớn thì mức phí được tính càng cao hơn.

Việc phân nhóm rủi ro ở mỗi công ty bảo hiểm là khác nhau. Ở bảo hiểm nhân thọ xếp các đối tượng tham gia bảo hiểm vào 4 nhóm rủi ro chính như sau:

  • Nhóm rủi ro chuẩn (The Standard Class)
  • Nhóm rủi ro ưu tiên (Preferred Risk)
  • Nhóm rủi ro dưới chuẩn (Substandard Class)
  • Nhóm rủi ro loại trừ (The Declined Risk).

Việc phân loại theo từng nhóm rủi ro giúp công ty bảo hiểm hoạch định mức phí bảo hiểm cụ thể. Vì đối tượng tham gia nằm ở nhóm rủi ro khác nhau sẽ có mức phí không giống nhau. Bạn cần lưu ý rủi ro càng lớn thì mức phí bảo hiểm càng cao.

2.3. Tính toán phí bảo hiểm và rủi ro tài chính

Tính toán phí bảo hiểm và rủi ro tài chính
Tính toán phí bảo hiểm và rủi ro tài chính

Nghiệp vụ tính toán phí bảo hiểm và rủi ro tài chính đóng vai trò thiết yếu trong các hoạt động của doanh nghiệp. Những vấn đề về tính phí bảo hiểm, hoạch định mức bồi thường dự kiến, xác định chi phí, doanh thu,… đều sẽ dựa trên cơ sở ước lượng rủi ro. Bên cạnh đó, việc này còn dựa trên những quy luật của xác suất thống kê.

2.4. Giải quyết quyền lợi bảo hiểm

Khi có yêu cầu bồi thường bảo hiểm của khách hàng, công ty bảo hiểm sẽ tiến hành thẩm định, đánh giá mức độ thiệt hại xảy ra trên thực tế. Sau đó, công ty bảo hiểm bắt đầu tính toán các chi phí và cuối cùng thực hiện việc chi trả quyền lợi bảo hiểm dựa trên hợp đồng bảo hiểm đã ký kết.

2.5. Đền bù bảo hiểm

Việc đền bù bảo hiểm nên thực hiện nhanh chóng nhưng cũng cần sự chính xác để đảm bảo quyền lợi vốn có của khách hàng.

3. Kết luận

Thế là Medplus đã chia sẻ đến bạn toàn bộ các thông tin về thẩm định bảo hiểm là gì, chi tiết quy trình thẩm định. Qua đó, hy vọng rằng bạn sẽ phần nào hiểu được quy trình tham gia bảo hiểm ra sao theo đúng quy định của pháp luật.

Nguồn tham khảo

Để lại một bình luận