Tuổi của người được bảo hiểm và bên mua bảo hiểm là cơ sở để xác định phí bảo hiểm, quyền lợi bảo hiểm và áp dụng các quy định khác có liên quan đến hợp đồng.
Khi tham gia bảo hiểm, khách hàng cần nắm được thuật ngữ tuổi bảo hiểm là gì. Điều này giúp người tham gia bảo hiểm có thể xác định được phí bảo hiểm và các quy định khác liên quan đến quyền lợi bảo hiểm. Hãy cùng Medplus giải đáp tuổi bảo hiểm là gì qua bài viết sau bạn nhé.
1. Tuổi bảo hiểm là gì?
Theo Luật kinh doanh bảo hiểm 2000:
Tuổi bảo hiểm là tuổi của người được bảo hiểm hoặc người mua bảo hiểm vào ngày bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm. Tuổi bảo hiểm sẽ được tính theo ngày sinh nhật hoặc ngày kỷ niệm năm hợp đồng vừa qua.
Tuổi là tuổi của người được bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm tính theo ngày sinh nhật gần nhất trước ngày hiệu lực hợp đồng hoặc ngày hiệu lực của từng quyền lợi bảo hiểm tăng cường liên quan (nếu được thêm vào sau ngày hiệu lực hợp đồng), hoặc ngày kỷ niệm năm hợp đồng trong các năm hợp đồng tiếp theo.
Tuổi bảo hiểm được dùng làm cơ sở để tính quyền lợi bảo hiểm và áp dụng các quy định theo hợp đồng và các quyền lợi bảo hiểm tăng cường liên quan.
2. Cách tính tuổi bảo hiểm
Tuổi bảo hiểm sẽ được tính dựa trên ngày sinh của người được bảo hiểm và ngày bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng
Trường hợp 1
Nếu ngày sinh nhật vừa qua của người được bảo hiểm đến ngày hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực nhỏ hơn hoặc bằng 6 tháng (tức là từ ngày hợp đồng phát sinh hiệu lực đến ngày sinh nhật tiếp theo của người được bảo hiểm lớn hơn hoặc bằng 6 tháng), thì tuổi bảo hiểm sẽ được tính theo ngày sinh vừa qua so với ngày hợp đồng phát sinh hiệu lực.
Ví dụ
Chị A có ngày sinh là 14/01/1990, tham gia bảo hiểm vào ngày 20/04/2021 thì ngày sinh mới qua của người được bảo hiểm là 14/01/2021. Lúc này, tuổi bảo hiểm của chị A sẽ là 31 tuổi.
Trường hợp 2
Nếu ngày sinh nhật vừa qua của người được bảo hiểm đến ngày hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực lớn hơn hoặc bằng 6 tháng (tức là từ ngày hợp đồng phát sinh hiệu lực đến ngày sinh nhật tiếp theo của người được bảo hiểm nhỏ hơn hoặc bằng 6 tháng), thì tuổi bảo hiểm sẽ được tính theo ngày sinh tiếp theo so với ngày hợp đồng phát sinh hiệu lực.
Ví dụ
Chị A có ngày sinh là 14/01/1990, tham gia bảo hiểm vào ngày 20/10/2021 thì ngày sinh tiếp theo của người được bảo hiểm là 14/01/2022. Lúc này, tuổi bảo hiểm của chị A sẽ là 32 tuổi.
3. Độ tuổi tham gia bảo hiểm là bao nhiêu?
Bảo hiểm thường giới hạn độ tuổi tham gia bảo hiểm là từ 0 – 65 tuổi. Tuy nhiên, mỗi công ty bảo hiểm sẽ có mỗi điều kiện khác nhau về sản phẩm bảo hiểm. Nhiều sản phẩm bảo hiểm có thể được mua và sử dụng cho người từ 65 – 80 tuổi.
Tuy nhiên, độ tuổi chỉ là một yếu tố để tham gia bảo hiểm. Ngoài ra khách hàng phải có các điều kiện sức khỏe đáp ứng đủ các yêu cầu của công ty bảo hiểm và nhận được sự chấp thuận bảo vệ của công ty bảo hiểm.
Với những người cao tuổi, việc tham gia bảo hiểm không hề dễ dàng, người được bảo hiểm phải đáp ứng được yêu cầu về độ tuổi và sức khỏe. Bên cạnh đó, tuổi càng cao sẽ càng tỷ lệ thuận với rủi ro bệnh tật. Vậy nên, mức phí tham gia bảo hiểm ở những người có độ tuổi lớn thường sẽ rất cao.
Hơn nữa, người cao tuổi khi tham gia bảo hiểm nhân thọ bắt buộc phải khám sức khỏe. Các bệnh lý có sẵn sẽ nằm trong danh sách loại trừ bảo hiểm. Vì vậy tham gia bảo hiểm càng muộn, phạm vi bảo hiểm sẽ càng thu hẹp và mức phí bảo hiểm sẽ tăng cao.
Mỗi công ty bảo hiểm sẽ có nhiều loại sản phẩm bảo hiểm với các độ tuổi tham gia bảo hiểm khác nhau. Trước khi quyết định mua một sản phẩm bảo hiểm nào đó, khách hàng nên tìm hiểu kỹ càng các điều kiện tham gia bảo hiểm hoặc tìm đến sự tư vấn của công ty đó.
4. Khi khai báo tuổi bảo hiểm khách hàng cần lưu ý gì?
Kê khai trung thực về độ tuổi nhằm đảm bảo chính xác quyền lợi khách hàng và tránh các rắc rối về sau
Vì tuổi là một trong những cơ sở để xác định mức phí bảo hiểm, quyền lợi bảo hiểm, và các quy định bảo hiểm sẽ được áp dụng trong hợp đồng bảo hiểm. Nên việc khách hàng khai báo trung thực tuổi là rất quan trọng và có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của khách hàng, tránh các rắc rối về sau.
Điều 34, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 có những quy định sau:
1. Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ thông báo chính xác tuổi của người được bảo hiểm vào thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm để làm cơ sở tính phí bảo hiểm.
2. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm, nhưng tuổi đúng của người được bảo hiểm không thuộc nhóm tuổi có thể được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm và hoàn trả số phí bảo hiểm đã đóng cho bên mua bảo hiểm sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan.
Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm đã có hiệu lực từ hai năm trở lên thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm.
3. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm làm giảm số phí bảo hiểm phải đóng, nhưng tuổi đúng của người được bảo hiểm vẫn thuộc nhóm tuổi có thể được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền:
- Yêu cầu bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm bổ sung tương ứng với số tiền bảo hiểm đã thoả thuận trong hợp đồng;
- Giảm số tiền bảo hiểm đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm tương ứng với số phí bảo hiểm đã đóng.
4. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm dẫn đến tăng số phí bảo hiểm phải đóng, nhưng tuổi đúng của người được bảo hiểm vẫn thuộc nhóm tuổi có thể được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn trả cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm vượt trội đã đóng hoặc tăng số tiền bảo hiểm đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm tương ứng với số phí bảo hiểm đã đóng.
5. Kết luận
Qua bài viết, bạn đã nắm được khái niệm tuổi bảo hiểm là gì cũng như những thông tin quan trọng liên quan đến tuổi bảo hiểm rồi.
Tham gia bảo hiểm càng sớm, khách hàng sẽ càng có lợi về mức phí, điều kiện bảo hiểm và cả phạm vi bảo hiểm. Thời điểm tham gia bảo hiểm càng muộn, quyền lợi của khách hàng sẽ càng bị thu hẹp. Vậy nên, nếu đã có ý định muốn tham gia bảo hiểm, khách hàng nên tham gia càng sớm càng tốt đảm bảo tốt nhất quyền lợi của mình.
Xem thêm
- 10 Lời khuyên để giảm thiểu rủi ro tài chính với chính sách Bảo hiểm sức khỏe
- 10 Lời khuyên hữu ích khi so sánh Bảo hiểm sức khỏe
- 10 lý do tại sao doanh nghiệp nên cung cấp bảo hiểm nhóm cho nhân viên
- 10 Tips mua bảo hiểm sức khỏe gia đình mang đến sự bảo vệ hoàn hảo
- 10 yếu tố hàng đầu cần cân nhắc khi lựa chọn chương trình Bảo hiểm tai nạn con người
- 12 lời khuyên khi mua bảo hiểm sức khỏe cho người cao tuổi
- [2022] Bảo hiểm sức khỏe thay đổi cách bạn chăm sóc con mình như thế nào?
- “Chu du thông minh – trải nghiệm không linh tinh “
- 7 điều bạn cần biết về Phí bảo hiểm sức khỏe có được khấu trừ thuế hay không
- 5 yếu tố vì sao nên mua bảo hiểm nhân thọ trong thời điểm này [2022]
- Quyền lợi của bảo hiểm nha khoa là gì? [2022]