Từ những kinh nghiệm sinh đẻ của những bố mẹ không lên kế hoạch tài chính, phải loay hoay với số tiền phát sinh quá lớn. Do không có sự chuẩn bị, bố mẹ phải đối mặt với nhiều mối lo âu, dẫn đến việc chào đón trẻ trong tâm trạng căng thẳng. Để tránh sự ngợp về những khoản chi phát sinh quá lớn, Medplus đã liệt kê danh mục Xác định chi phí sinh đẻ để có kế hoạch tài chính tốt nhất, mà bố mẹ có thể tham khảo, để chuẩn bị đón trẻ chào đời tốt nhất

1. Chi phí khám thai

Trong suốt quá trình mang thai, bạn cần được bác sĩ khám thai định kỳ và sau đó là viện phí khi sinh con tại bệnh viện. Theo quy định của Bộ Y tế thì trong suốt quá trình mang thai tối thiểu người mẹ cần khám thai 3 lần. Tuy nhiên tuỳ theo tình hình sức khoẻ thực tế của bà mẹ mà bác sĩ sẽ có những chỉ định về thời gian và số lần khám thai phù hợp và khác nhau.

Tùy vào tình hình tài chính mà bạn sẽ chọn khám thai ở bệnh viện phụ sản nào. Tham khảo chi phí khám thai ở các bệnh viện đó là điều bạn nên làm và thêm vào trong kế hoạch của mình.

2. Chi phí bồi dưỡng sức khỏe

Trong hành trình dài mang thai, chế độ đối với người mẹ vô cùng quan trọng. Những bữa ăn nên được thiết kế khoa học để đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng và vitamin, dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi cũng như đảm bảo sức khoẻ của mẹ như axit folic để hạn chế nguy cơ khuyến tật ống thần kinh, viên sắt để tránh thiếu máu, viên bổ sung canxi…

Đặc biệt nhu cầu dinh dưỡng, dưỡng chất trong quá trình mang thai sẽ cao hơn so với bình thường, mẹ phải nạp đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé, vì vậy chi phí cho bồi dưỡng sức khỏe ngoài những bữa ăn, vitamin, thì còn sữa dành cho bà bầu hay những thực phẩm chuyên bổ sung các dưỡng chất thiết yếu.

3. Chi phí quần áo

Bạn nên dành cho khoản mục này nhỏ thối nhé. Thường các mẹ bầu không liệt kê khoản này vào chi phí sinh đẻ nhưng khi mang bầu các mẹ bầu đều thay đổi về trọng lượng cơ thể, do đó trích ra một khoản nhỏ là điều cần thiết, giúp những mẹ bầu trong giai đoạn cuối của thai kỳ thấy thoải mái hơn, quần áo xinh giúp tinh thần các mẹ cũng tốt hơn.

Tuy nhiên, yêu cầu cơ bản của trang phục bà bầu là thoải mái vận động nên bạn cũng không cần phải bỏ quá nhiều tiền vào những mốt thời trang “ngắn hạn” này.

4. Chi phí cho em bé khi chào đời

Đây là chi phí sinh đẻ lớn nhất và cần duy trì nhiều nhất, cần dự trữ trong ngân sách lớn. Cụ thể là một số khoản phí như sau:

Sữa cho em bé: nếu may mắn bạn có nguồn sữa mẹ đủ dồi dào để bé bú trong khoảng thời gian đầu đời, tuy nhiên một số bà mẹ chỉ có sữa trong 3 tháng đầu hoặc không có sữa, hoặc sữa không đủ cho bé bú thì phải sử dụng thêm sữa ngoài. Đây là khoản phí tương đối lớn và lâu dài mà bạn cần tính toán dự trù. Tham khảo ngay giá cả các loại sữa em bé và bổ sung vào bảng kế hoạch chuẩn bị tài chính để có con của mình, bạn nhé!

Vật dụng cá nhân: quần áo, khăn, tã, bình sữa, nôi, giường, đồ chơi… sẽ có rất nhiều thứ cần phải mua nếu bé là con đầu lòng. Hãy tham khảo ý kiến của những người kinh nghiệm để tham khảo và lên danh sách những vật dụng thật sự cần thiết cho bé cũng như số lượng phù hợp để tránh trường hợp lãng phí, mua dư thừa vì bé phát triển rất nhanh, mỗi giai đoạn bé sẽ có nhu cầu khác nhau.

Chi-phi-danh-cho-tre.png
Chi phí dành cho trẻ

Những chi phí cho em bé chào đời, là khoản tiền bắt buộc phải chi, vậy để đề phòng mọi phát sinh khác ảnh hưởng đến chi phí dành cho bé khi chào đời, bố mẹ nên phân bổ dòng tiền vào khoản chi phí này nhiều hơn và liệt kê những đầu mục được chi trong khoản tiền này

5. Chi phí vượt cạn

Chi phí vượt cạn sẽ tùy thuộc vào lựa chọn của mẹ là sinh thường hay sinh mổ. Với sinh thường tại bệnh viện công, mẹ sẽ phải trả từ 2 – 3 triệu đồng. Nếu lựa chọn sinh mổ, chi phí trung bình vào khoảng 3 – 5 triệu đồng.

Còn nếu mẹ lựa chọn sinh tại các bệnh viện quốc tế, chi phí sinh sẽ trung bình từ 15-20 triệu khi sinh thường. Đối với sinh mổ, chi phí thường dao động từ 30-60 triệu đồng.

6. Chi phí nằm viện sau sinh

Sau khi sinh con, mẹ phải nằm theo dõi tại bệnh viện từ 1 – 3 ngày. Chi phí lúc này còn tùy vào loại phòng thường hay phòng VIP. Mức phí phải chi trả dao động trong khoảng từ 8 – 10 triệu đồng. Tại một số bệnh viện quốc tế, chi phí theo gói sinh vào khoảng 25 triệu – 60 triệu đồng. Ngoài những chi phí phải trả cố định, mẹ cũng cần lưu ý đến các chi phí ăn uống để có thể đảm bảo dinh dưỡng và đủ sữa cho con bú.

Qua những chia sẻ trên, chắc hẳn mẹ đã biết cần bao nhiêu tiền để sinh em bé, từ đó lên kế hoạch tài chính, chi tiêu hợp lý ngay từ khi chuẩn bị mang thai. Nếu biết cách kiểm soát, tiết kiệm tiền trước khi sinh con, bố mẹ sẽ giảm được gánh nặng và nỗi lo lắng về ngân sách đáng kể

7. Cách cắt giảm chi phí sinh đẻ thông minh

Xac-dinh-chi-phi-sinh-de-de-co-ke-hoach-tai-chinh-tot-nhat-
Xác định chi phí sinh đẻ để có kế hoạch tài chính tốt nhất

Qua 6 khoản mục chi phí sinh đẻ, cho thấy để chuẩn bị đón em bé yêu thương của mình chào đời tốn rất nhiều chi phí. Vậy làm sao để cắt giảm một cách hợp lý, mà trẻ vẫn chào đời trong điều kiện tốt nhất ?

Cách 1: Các mẹ nên dựa trên các khoản chi phí trên: liệt kê cụ thể những mục sẽ chi, sau đó đánh dấu những đầu mục “phải chi”, và sắp xếp mức độ cần thiết phải chi, sau đó gạt bỏ những khoản phí không nhất thiết “phải chi”

Cách 2: Trong 6 khoản mục chi phí sinh đẻ trên: Chi phí khám thai, Chi phí vượt cạn, Chi phí nằm viện sau sinh là những khoản chi bạn có thể giảm thiểu bằng bảo hiểm sức khỏe thai sản

Xem thêm Bảo hiểm thai sản: tính năng, quyền lợi, tiện ích bổ sung năm 2022

Bảo hiểm sức khỏe thai sản được xem là một trong những sản phẩm bảo hiểm mà những người đang muốn có con nên mua như một giải pháp tối ưu, giúp giảm bớt gánh nặng về mặt tài chính trong quá trình mang thai và sinh nở cho bản thân và cho gia đình.

Cụ thể, các mẹ bầu khi sinh con có thể được thanh toán từ 10 triệu đến 20 triệu khi sinh thường, từ 15 đến 35 triệu khi sinh mổ, mỗi ngày nằm viện để sinh đẻ sẽ được thanh toán số tiền từ 1,5 đến 8 triệu/ngày. Con số này sẽ dao động ít hay nhiều còn phụ thuộc vào gói bảo hiểm mà các mẹ bầu lựa chọn mua.

Bên cạnh đó, vấn đề quan trọng mà các mẹ bầu cần căn nhắc mua bảo hiểm thai sản vì những biến chứng thai sản cực kỳ quan trọng, nếu không may mắc phải sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và bé, thậm chí là sinh mệnh. Nếu có tham gia bảo hiểm thai sản, bạn sẽ đến ngay những bệnh viện chất lượng có thể xử lý kịp thời, bảo vệ sự an toàn cho cả mẹ và bé.

Bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia – là sản phẩm của Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, nơi đặt lòng tin hàng đầu của các mẹ bầu hiện nay.

Với hơn 50 năm trong lĩnh vực bảo hiểm, gói Bảo hiểm sức Bảo Việt An Gia được thiết kế với những ưu điểm sau:

  • Quyền lợi bảo hiểm cơ bản lên đến 454 triệu đồng/người/năm
  • Không mất thời gian thu thập hồ sơ yêu cầu bồi thường và không phải thanh toán viện phí
  • Bồi thường nhanh, chính xác trong vòng 15 ngày làm việc
  • Dịch vụ bảo lãnh viện phí ưu việt 24/7 tại gần 200 bệnh viện chất lượng cao trên cả nước

Những danh mục bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia:

Để biết thêm thông tin chi tiết, cũng như cách mua gói bảo hiểm, Medplus – kênh tư vấn bảo hiểm uy tín, sẽ sẵn lòng đồng hành cùng bạn. ĐĂNG KÝ MUA BẢO HIỂM SỨC KHỎE BẢO VIỆT AN GIA

Mua bảo hiểm Bảo Việt An Gia trực tuyến.
Mua bảo hiểm Bảo Việt An Gia trực tuyến.

8. Tổng kết

Bài viết liệt kê 6 khoản chi phí sinh đẻ mà bổ mẹ cần phải chuẩn bị, cho kế hoạch thai kỳ của mình, để mẹ bầu được khỏe mạnh và trẻ chào đời trong điều kiện đầy đủ nhất. Nếu những khoản phí trên khiến bố mẹ lo ngại, đừng quên 2 cách cắt giảm chi phí sinh đẻ thông minh mà Medplus đã đề ra. Hy vọng 2 cách trên, giúp hành trình trở thành bố mẹ của bạn trở nên nhẹ nhàng và bớt gánh nặng hơn

Nếu có nhu cầu mua bảo hiểm sức khỏe thai sản Bảo Việt An Gia, vỏn vẹn chưa đầy 3 phút bằng cách Đăng ký form Tại đây hoặc gọi vào hotline: 0931 338 854, để được tư vấn trực tiếp và hướng dẫn tất tần tật các thủ tục nhé

Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi. Hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé

 

Để lại một bình luận