Thế nào là đồng bảo hiểm và bảo hiểm trùng?
Bảo hiểm là sản phẩm bảo vệ các quyền lợi về sức khỏe và tài chính của người tham gia và một người có thể cùng lúc sở hữu nhiều loại bảo hiểm khác nhau.
Và từ việc sở hữu nhiều loại bảo hiểm sẽ dẫn đến các trường hợp đồng bảo hiểm và bảo hiểm trùng.
Ở bài viết dưới đây, Medplus sẽ cung cấp thông tin về hai hình thức đồng bảo hiểm và bảo hiểm trùng cho bạn nhé!
1. Thế nào là đồng bảo hiểm và bảo hiểm trùng?
1.1. Đồng bảo hiểm là gì?
Đồng bảo hiểm là loại bảo hiểm được ký kết để cùng lúc, nhiều công ty bảo hiểm cùng bảo vệ cho một đối tượng theo nguyên tắc chia sẻ về phí bảo hiểm và trách nhiệm bồi thường cho đối tượng theo tỷ lệ quy định tại hợp đồng.
Loại hình này thường xuất hiện trong các hợp đồng bảo hiểm có giá trị như máy bay, tàu thuyền mà một đơn vị bảo hiểm không thể gánh chịu toàn bộ trách nhiệm và rủi ro.
Lúc này, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cùng liên kết để có thể bảo vệ cho đối tượng được bảo hiểm.
1.2. Bảo hiểm trùng là gì?
Bảo hiểm trùng là hợp đồng bảo hiểm có phạm vi áp dụng với các đối tượng là tài sản và trách nhiệm dân sự, không áp dụng đối với chủ thể là con người.
Theo quy định hiện nay, người tham gia bảo hiểm có quyền mua bảo hiểm trùng cho các đối tượng bảo vệ là tài sản của mình. Khi đó, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bảo vệ cho tài sản của người mua một cách riêng biệt với cùng một lợi ích và rủi ro bảo hiểm.
Cũng theo quy định, công ty bảo hiểm có quyền thu hồi phí bảo hiểm theo tỉ lệ trên hạn mức bồi thường cho người mua từ các công ty khác có liên đới trách nhiệm bảo hiểm tài sản được thỏa thuận.
2. Cách giải quyết khi có hợp đồng bảo hiểm trùng
Để giải quyết tình huống này, Khoản 2 điều 44 Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2010 quy định rõ:
“2. Trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản.”
3. Phân biệt đồng bảo hiểm và bảo hiểm trùng
Dựa vào các tiêu chí như khái niệm, đối tượng, người bồi thường mà ta có thể phân biệt đồng bảo hiểm và bảo hiểm trùng, cụ thể:
Tiêu chí |
Bảo hiểm trùng |
Đồng bảo hiểm |
Khái niệm |
Là trường hợp một người tham gia ký kết hợp đồng với nhiều hơn một công ty bảo hiểm với mục đích bảo vệ cho cùng một đối tượng với các điều kiện bảo hiểm như nhau. |
Đây là loại bảo hiểm giúp phân bổ rủi ro tài chính khi các công ty bảo hiểm cùng bảo hiểm cho một đối tượng. Ở trường hợp này, quyền lợi và trách nhiệm sẽ được phân chia theo tỷ lệ đã thỏa thuận của các công ty bảo hiểm. |
Đối tượng |
Tài sản | Rủi ro đã được bảo hiểm |
Mối quan hệ pháp lý |
Giữa người mua bảo hiểm với từng công ty bảo hiểm, mối quan hệ được tách biệt dựa trên hợp đồng bảo hiểm đã ký kết. | Giữa người mua bảo hiểm với tất cả công ty bảo hiểm. |
Người trực tiếp bồi thường | Các công ty bảo hiểm sẽ bồi thường theo tỷ lệ dựa trên số tiền thỏa thuận và tổng tiền bồi thường của các hợp đồng.
Tổng mức bồi thường của các doanh nghiệp không vượt quá giá trị thực tế của tài sản. |
Khi xảy ra rủi ro, các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia hợp đồng sẽ cùng bồi thường với mức độ dựa trên hợp đồng.
Các doanh nghiệp chỉ bồi thường theo tỉ lệ mà mình đã ký, không chịu trách nhiệm thay cho nhà đồng bảo hiểm khác, ngay cả khi doanh nghiệp đó không có khả năng chi trả. |
4. Kết luận
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu về đồng bảo hiểm và trùng bảo hiểm. Bạn có thể lựa chọn hai hình thức này để tăng mức độ bảo vệ cho đối tượng mình muốn bảo hiểm.
Liên hệ Medplus nếu có thắc mắc để được tư vấn tận tình và nhanh chóng.
- Bảo hiểm bổ trợ là gì? 5 thông tin quan trọng cần biết
- Nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm là gì? 3 thông tin quan trọng cần biết
- Lý do nên mua bảo hiểm sức khỏe cho người trên 65 tuổi
- [2022] Mua Bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia ở Trà Vinh bằng cách nào?
- Kinh nghiệm mua bảo hiểm thai sản khi đã có thai [2023]