Theo nghiên cứu thì tại nước ta có 4 căn bệnh hiểm nghèo người Việt mắc nhiều nhất. Để biết những căn bệnh người Việt mắc nhiều nhất là gì và cách phòng ngừa thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Medplus bạn nhé!
1. Bệnh hiểm nghèo người Việt mắc nhiều nhất là ung thư
Trong 172 quốc gia, vùng lãnh thổ có tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư nhiều nhất thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp Việt Nam đứng thứ 78. Tại Việt Nam, số trường hợp mắc mới ung thư tăng nhanh từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010 và ước tính vượt 190.000 vào năm 2020, trong đó có đến 75.000 người tử vong.
2. Tiểu đường
Theo thống kê công bố tháng 4/2016 của Bộ Y tế, có hơn 3 triệu người Việt Nam bị đái tháo đường. Thế giới ước tính trong 20 năm, số người mắc đái tháo đường trên toàn cầu tăng 54%, riêng Việt Nam chỉ cần 10 năm (năm 2002-2012) đã tăng đến 200%.
Đặc biệt, cứ 10 người được chẩn đoán đái tháo đường thì 6 người đã biến chứng nặng như suy thận, mù lòa, loét chân, nguy cơ tàn phế hoặc tử vong cao. Thế nhưng, 64% người đái tháo đường không biết mình mắc bệnh. Khát nước, đi tiểu thường xuyên, buồn nôn và sụt cân là những triệu chứng cảnh báo sớm bệnh.
Nghiêm trọng hơn, độ tuổi mắc căn bệnh nguy hiểm này đang dần trẻ hóa, chứ không chỉ tập trung ở độ tuổi trung niên như trước đây. Lối sống công nghiệp, thừa cân béo phì, thực phẩm bẩn, không khí ô nhiễm, rượu bia, thuốc lá… là nguyên nhân chính khiến bệnh gia tăng và ngày càng trẻ hóa.
3. Bệnh hiểm nghèo: tai biến mạch máu não
Theo thống kê của ngành y tế, mỗi năm Việt Nam có hơn 200.000 người tai biến mạch máu não. Hơn 50% trong số đó tử vong, 90% số người sống sót sau đột quỵ phải sống chung với các di chứng về thần kinh và vận động… Người bệnh tim mạch, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, hở van tim… là những đối tượng dễ đột quỵ nhất.
4. Bệnh hiểm nghèo: suy thận
Ước tính có khoảng 6 triệu dân bị bệnh thận mạn tính, chiếm 6,73% dân số. Khoảng 80.000 bệnh nhân mắc căn bệnh hiểm nghèo là suy thận mạn giai đoạn cuối và chỉ 10% bệnh nhân được điều trị lọc máu.
Bệnh hiểm nghèo suy thận ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe do giảm chức năng lọc máu trong cơ thể, bệnh nhân ở giai đoạn 4 có tỷ lệ tử vong đến 46%. Bệnh thận mạn tính diễn tiến âm thầm qua nhiều tháng hoặc nhiều năm, giai đoạn sớm không có triệu chứng đặc biệt, chỉ khi mất đến 90% chức năng thận mới có triệu chứng nên rất nguy hiểm. Một số dấu hiệu thường gặp là mệt mỏi, chán ăn, da xanh xao, tiểu ít, buồn ngủ, phù mặt và chân…
5. Phòng và chữa bệnh
Để phòng các bệnh trên, không còn cách nào khác là xây dựng lối sống lành mạnh, dinh dưỡng và vận động hợp lý, duy trì cân nặng lý tưởng. Việc tầm soát phát hiện bệnh hiểm nghèo ở giai đoạn sớm có vai trò quan trọng. Đa phần bệnh được phát hiện ngẫu nhiên nhờ siêu âm hoặc chụp CT trong lúc khám vấn đề sức khỏe không liên quan.
Điều trị các căn bệnh hiểm nghèo nguy hiểm này không chỉ khó khăn, mà còn vượt quá khả năng tài chính của nhiều gia đình. Chi phí chữa trị trung bình cho một bệnh nhân ung thư khoảng 50 triệu đồng đến vài tỷ đồng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Theo các chuyên gia, mỗi gia đình cần dành riêng một khoản ngân sách nhằm đối phó khi bệnh tật bất ngờ ập đến. Tham gia các gói bảo hiểm sức khỏe là một trong những cách đơn giản để dự phòng đều đặn và kỷ luật, giảm gánh nặng tài chính khi cần chăm sóc sức khỏe và điều trị y tế. Đặc biệt là bảo hiểm sức khỏe của các công ty, có thể sử dụng tại nhiều cơ sở y tế khác nhau, công lẫn tư, trong và ngoài nước.
Đặc biệt, tại Medplus chúng tôi cung cấp cho bạn gói bảo hiểm sức khỏe BẢO VIỆT AN GIA với quyền lợi khám sức khỏe miễn phí hằng năm có thể chẩn đoán sớm được những dấu hiệu bệnh để có phương án chữa bệnh tốt nhất. Bạn có thể tìm hiểu thêm về gói bảo hiểm sức khỏe BẢO VIỆT AN GIA của chúng tôi cung cấp tại đây.
Hoặc bạn cũng có thể để lại thông tin tại form dưới đây để được tư vấn nhanh nhất từ đội ngũ nhân viên Medplus bạn nhé!
6. Tạm kết
Trên đây là chi tiết chia sẻ của Medplus về top 4 căn bệnh hiểm nghèo mà người Việt mắc nhiều nhất cũng như cách phòng và chữa bệnh hiểm nghèo. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ có ích với bạn và gia đình.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của Medplus, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ chúng tôi qua hotline 0931 338 854 hoặc để lại thông tin TẠI ĐÂY. Và đừng quên ghé thăm Blog hỏi đáp bảo hiểm của Medplus để biết thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!
Xem thêm
- “Cạm bẫy” của việc không mua bảo hiểm sức khỏe
- [2022] Bảo hiểm bệnh sốt xuất huyết trong bảo hiểm sức khỏe: những gì được bảo hiểm và không được bảo hiểm
- [2022] Bảo hiểm sức khỏe toàn cầu là gì?
- [2022] Bệnh sỏi thận và cách giúp bạn ngăn ngừa
- [2022] Chi phí cho các cuộc điều trị tâm lý có được bảo hiểm sức khỏe chi trả không?
- [2022] Cách bảo hiểm sức khỏe ảnh hưởng tốt đến cuộc sống của bạn
- [2022] Chính sách Bảo hiểm Bệnh hiểm nghèo: Lí do, Cách thức hoạt động và Các câu hỏi thường gặp
- Quy trình bảo lãnh viện phí hoạt động như thế nào? [2023]
- Cần lưu ý gì khi mua nhiều hợp đồng bảo hiểm sức khỏe? [2023]
- Phạm vi bảo hiểm là gì?- 4 loại phạm vi bảo hiểm chính