Cân bằng giữa cuộc sống và công việc luôn là mục tiêu mỗi người hướng tới. Nhưng làm thế nào để phân biệt rạch ròi giữa thời gian công việc và những suy nghĩ ảnh hưởng từ chuyện cá nhân?

Cân bằng giữa cuộc sống và công việc luôn là mục tiêu mỗi người hướng tới. Nhưng làm thế nào để phân biệt rạch ròi giữa thời gian công việc và những suy nghĩ ảnh hưởng từ chuyện cá nhân?

Từng là một nhân viên mẫn cán và quảng giao, nhưng từ khi lấy vợ, Tiến Thịnh (30 tuổi) biến thành một người khác. Khi mới kết hôn, tôi thấy Thịnh luôn về nhà sớm, từ chối hết mọi cuộc vui cùng anh em bạn bè. Anh rất chiều vợ, luôn ở bên, luôn làm những gì cô ấy hài lòng.

Nhưng dường như vậy là không đủ với vợ Thịnh. Buổi trưa, khi đang ăn cơm với cả phòng, Thịnh gọi video call để vợ kiểm tra xem có đúng như vậy không. Ăn trưa xong, thay vì đi cafe với chúng tôi, Thịnh phải ngồi yên trong phòng để nghỉ ngơi vì vợ dặn vậy.

Thậm chí, nếu có đi công tác dài ngày, Thịnh phải đưa email xác nhận của trưởng phòng cho vợ xem thì vợ mới đồng ý cho anh đi. Chỉ sau một thời gian, tôi thường xuyên thấy Thịnh về muộn, đôi khi anh chủ động rủ chúng tôi đi ăn nhậu lúc tan ca.

Thịnh thường xuyên nhờ chúng tôi nói dối hộ, không có ý định gì xấu xa ngoài việc muốn kiếm cho bản thân một không gian để… thở. Chúng tôi trêu hay do anh “tòm tem” bên ngoài nhiều, bị vợ phát hiện nên giờ bị quản thúc 24/24. Thịnh cười xòa: “Nếu thế được thì chắc tôi không ngồi đây nhậu với các ông rồi. Vợ tôi lo nghĩ quá mức thành ra ghen tuông vô vớ. Tôi muốn có thời gian riêng cho mình cũng không có”.

áp lực công việc

Năng suất làm việc của Thịnh phần nào bị ảnh hưởng, các sếp cũng ngại giao việc ngoài giờ vì thấy gia đình Thịnh đang bất ổn. Nhìn anh vò đầu bứt tai, tôi đành đứng ra dàn xếp vì bản thân là “ông tơ” se duyên cho cặp đôi này.

Tôi quen Linh, vợ Thịnh từ hồi học Đại học, tuy học chung trường nhưng không thân nên thi thoảng có gọi điện hỏi thăm. Khoảng thời gian này, Linh liên tục đăng những dòng status tâm trạng trên trang cá nhân. Nói chuyện với Linh, tôi mới nhận ra cô ấy ghen tuông khủng khiếp, nghi ngờ và kiểm soát anh Thịnh mọi chuyện. Đặc biệt, Linh quá phụ thuộc vào chồng, không có bạn bè, không có niềm vui riêng. Linh cho rằng nếu toàn tâm toàn ý chăm sóc cho chồng thì cô ấy sẽ được yêu nhiều hơn.

Trái với mong muốn đó của Linh, chồng cô ấy cảm thấy mệt mỏi khi bị kiểm soát và liên tục phải nghe những lời trách móc, than vãn, tiêu cực. Thịnh ngại về nhà phải đối diện những điều đó, ngại giải thích vì giải thích vợ anh cũng không tin.

Vô tình thế nào, em vợ tôi làm chung văn phòng với Linh, nghe em nói Linh ở văn phòng sống thu mình, chẳng giao tiếp với ai. Dù có năng lực nhưng không muốn thể hiện, đi làm chỉ vì có chỗ ngồi, phần lớn thời gian Linh tìm tòi về công thức nấu ăn, chăm sóc gia đình, con cái, không tập trung cho công việc.

đi làm 8 tiếng hiệu quả

Con người lúc này của Linh không giống như cô bạn tôi từng quen, luôn xông xáo và đầy tâm huyết với công việc. Luận văn tốt nghiệp của cô giờ vẫn còn được làm mẫu chỉ dẫn lại cho đàn em khóa sau. Tôi đành xuống nước nhờ vợ mình qua trò chuyện, chia sẻ với Linh.

Vợ tôi khuyên Linh nên dành thời gian chăm sóc bản thân mình, gặp gỡ, kết nối với bạn bè, học thêm những điều mình thích. Điều quan trọng nhất là Linh hãy dành cả ưu tiên cho chính bản thân mình, cô đâu cần phải hy sinh mọi thứ vì gia đình và chồng con. “Lấy chồng là để có người dựa vào khi khó khăn, điều đó không sai. Nhưng không phải dựa dẫm hoàn toàn cả về tài chính và tinh thần. Chị cũng cần có thời gian cho bản thân, cho công việc. Chồng chị yêu chị vì điều gì? Bản thân chị rõ nhất. Đừng đánh mất con người của mình”, vợ tôi đã tâm sự như vậy với Linh.

Thỉnh thoảng, tôi cũng khuyên Linh trên góc nhìn của một người bạn khác giới, để chồng có chút không gian riêng, không kiểm soát hay càu nhàu, không phán xét. Nhắc Linh nhớ lại những thành tích cô từng đạt được trước khi quen Thịnh, một con người năng nổ, hoạt bát và yêu công việc thế nào.

Không lâu sau, tôi thấy Linh chia sẻ hình ảnh hai người nắm tay nhau đi trên bờ biển. Anh Thịnh thỉnh thoảng chia sẻ video vui vẻ bên vợ con và khỏe vợ nấu ăn ngon. Linh kể
với vợ tôi chủ động mua gói bảo hiểm thăm khám nội trú ngoại trú của Bảo Việt An Gia. Linh nói đây vừa là điểm tựa tài chính cho gia đình trước những khó khăn phía trước cũng như chăm sóc sức khỏe gia đình.

Một hôm, anh gửi đứa con nhỏ sang nhà tôi để đưa vợ đi Hội thảo ở Đà Nẵng. Đây là dự án lớn mà vợ Thịnh làm chính và được cử đi thuyết trình với khách hàng. Qua những hình ảnh chia sẻ, tôi thấy Linh thực sự tỏa sáng. Tôi biết cô ấy đã nhận ra được vấn đề để dung hòa và tìm được hạnh phúc cho bản thân và chúng tôi sắp có lại người đồng nghiệp Tiến Thịnh mẫn cán như ngày nào.

cân bằng cuộc sống và gia đình

Mỗi nhân viên văn phòng làm việc khoảng 35 – 40 tiếng mỗi tuần nhưng 17 giờ trong số đó là năng suất thấp, kém hiệu quả.

Cân bằng cuộc sống và sự nghiệp luôn là mục tiêu đặt ra những không phải ai cũng làm được. Nhưng có một điều chắc chắn ai cũng có thể cải thiện là làm việc năng suất trong 8 tiếng đi làm mỗi ngày để khi đóng máy tính, mình có thể dành toàn bộ thời gian còn lại cho bản thân và gia đình. Vậy làm thế nào để làm việc năng suất hơn mỗi ngày?

Chế ngự cảm xúc khi bắt đầu ngày mới. Cảm xúc dễ gây ảnh hưởng tới chất lượng công việc nên bạn thường cố gắng giữ bình tĩnh và vui vẻ trong những phút đầu tiên trong ngày. Điều này giảm lo âu và bạn hiểu quả hơn trong công việc.

Tập trung vào những việc quan trọng nhất. Bạn thường tiến hành công việc một cách nhanh chóng vì nghĩ sẽ giúp quản lý thời gian tốt hơn và tăng năng suất  trong công việc. Thực tế cho thấy thì phần lớn những điều mà mọi người làm một cách nhanh chóng là điều không thực sự cần thiết. Do đó, hãy chỉ chú tâm vào những việc quan trọng.

Loại bỏ những thứ gây xao nhãng. “Cách ly” bản thân khỏi những thứ gây sao nhãng và đơn giản nhất là bố trí lại bàn làm việc càng đơn giản càng tốt.

Footer Line@2x

Yêu cầu tư vấn miễn phí

Gói bảo hiểm sức khoẻ Bảo Việt An Gia phù hợp








    Hotline tư vấn: 1800 6307