Thẻ tín dụng (Credit Card) được xem như một công cụ giúp cho mỗi cá nhân có thể mua bán thoải mái, tạo cơ hội cho nhiều hình thức kinh doanh. Nhưng song hành với đó, nó cũng dễ khiến chúng ta dễ mất đi kỹ năng quản trị tài chính bản thân một khi rơi vào vòng xoáy Vay nợ – Chi Tiêu – Trả nợ.
Minh Nguyên vốn là con cả trong một gia đình không mấy khá giả tại Bắc Giang. Bố mẹ cậu chỉ là những người nông dân bình thường. Do đó, trong thời gian học đại học, cậu cũng đã đi làm thêm phụ giúp gia đình và luôn cố gắng phấn đấu học tập để có một công việc tốt sau khi ra trường.
Sự cố gắng và nỗ lực trong suốt bốn năm đại học đã cho Nguyên một công việc với mức lương cao so với mặt bằng chung. Cậu thanh niên 23 tuổi ấy, bước chân ra ngoài đời với rất nhiều ước muốn và khao khát được khẳng định chính mình.
Hằng tháng, Nguyên thường dành ra một nửa tiền lương để gửi về quê cho bố mẹ. Số tiền còn lại hơn 7 triệu, Minh dùng để trả tiền nhà và chi tiêu sinh hoạt cá nhân. Căn nhà trọ ọp ẹp và số tiền chi tiêu ít ỏi luôn là động lực thực tế thôi thúc Nguyên phải kiếm được nhiều hơn nữa để bước sang một “cuộc sống mới” đầy đủ tiện nghi hơn và cũng lo được nhiều hơn cho gia đình.
Trong một dịp tới ngân hàng làm lại thẻ, Nguyên được nhân viên ngân hàng tư vấn sử dụng thẻ tín dụng với hạn mức chi tiêu tối đa là 27 triệu/tháng. Ban đầu Minh cũng chỉ đăng ký cho vui và cũng chẳng bận tâm nhiều đến chiếc thẻ tín dụng trong ví. Nhưng sau khi thấy nhiều người đồng nghiệp cũng sử dụng hình thức này để thanh toán rồi khen tới tấp khiến Nguyên bắt đầu quan tâm và cũng về nhà tìm hiểu.
Sau khi tìm hiểu, Nguyên đã vỡ òa lên vì nó quá nhiều ưu điểm. Nó giúp Nguyên có thể mua ngay được những gì mình muốn mà không cần đợi đến ngày nhận lương. Như vậy, Nguyên có thể kiểm soát dòng tiền và sử dụng nó một cách thông minh.
Rồi Nguyên bắt đầu “card” những thanh toán đầu tiên với chiếc thẻ tín dụng. Nguyên mua một số đồ điện gia dụng cho gia đình như nồi cơm điện, tủ lạnh vì chúng đã quá cũ rồi. Đối với một cậu trai 23 tuổi, đó là một niềm vui và sự tự hào khó tả khi bản thân đã bắt đầu có thể lo cho gia đình của mình.
Những tháng đầu tiên Nguyên chi tiêu rất cẩn thận và luôn tự nhắc nhở giới hạn của bản thân. Thế nhưng, khi mức lương của Nguyên được tăng lên gần 20 triệu/tháng, chàn trai Bắc Giang bắt đầu cảm thấy tự tin và chi tiêu mạnh hơn.
Nguyên chuyển nhà và… mua ô tô trả góp. Căn nhà 5 triệu, cộng với chi phí trả góp ô tô mỗi tháng rơi vào khoảng 10tr, nếu so với mức lương của Nguyên thì vẫn còn gần 5 triệu để chi trả cho các mua sắm, sinh hoạt khác nhau. Điều này đồng nghĩa với việc Nguyên phải tạm ngưng việc gửi tiền về quê một thời gian. Nhưng với cậu con trai cả yêu thương gia đình như Nguyên, thì việc này nhất định không thể xảy ra.
Sau khi tính toán cân nhắc, Nguyên giảm số tiền gửi về quê còn 3 triệu/ tháng, như vậy Nguyên còn 2 triệu kết hợp với việc sử dụng thẻ tín dụng để chi tiêu. Tạm thời, mọi thứ vẫn ổn, và Nguyên vẫn tiếp tục có những “thói quen chi tiêu sang chảnh” của một cậu trai muốn khẳng định bản thân. Không một tháng nào Nguyên không sắm sửa quần áo, phụ kiện và các đồ công nghệ. Vốn làm trong ngành truyền thông giải trí, nên nguyên càng phải giữ hình ảnh của bản thân.
Rồi điều gì đến sẽ đến, Nguyên bắt đầu rơi vào “khủng hoảng chi trả” khi một loạt những thông báo đến kỳ hạn thanh toán bắt đầu xuất hiện. Việc chi tiêu thoải mái đã khiến cho chàng trai trẻ mất đi kỹ năng quản trị tài chính bản thân. Thậm chí, có đợt vì phải thanh toán gấp nên Nguyên đã rút tạm tiền trong thẻ tín dụng với lãi suất cao rồi quên không trả về nên số tiền lãi cứ lớn dần mỗi ngày.
Tiền nhà.
Tiền xe.
Tiền phải thanh toán trong thẻ tín dụng.
Tiền lãi.
Và thậm chí có những tháng Nguyên tiêu đến hạn mức tối đa của thẻ và phải vay nợ bạn bè để trả.
Và rồi hằng tháng, cuộc sống của Nguyên bị lặp đi lặp lại trong một vòng xoáy Vay nợ – Chi Tiêu – Trả nợ. Nguyên chia sẻ: “Đó là những ngày mình mất ngủ và sống trong cảm giác khó chịu không yên. Và khi sự bế tắc, ngột ngạt kéo đến, mình lại tiếp tục mua sắm và lại tiếp tục cuốn sâu hơn vào nợ nần…”
Đỉnh điểm, Nguyên đã mắc số nợ lên tới gần 100 triệu đồng mà không thể kiểm soát được. Một cậu trai 25 tuổi với số nợ lên đến 100 triệu là con số quá lớn và thách thức tâm lý của chàng trai trẻ. Nguyên lo lắng và sợ hãi không dám chia sẻ với ai. Bởi, trước giờ trong mắt mọi người, Nguyên là một người có điều kiện, hào sảng và sang chảnh. Đặc biệt, Nguyên rất sợ bố mẹ sẽ phát hiện, lo lắng và thất vọng về Nguyên.
Và cứ thế, Nguyên ôm nỗi sợ hãi và áp lực trong lòng đến mức gần trầm cảm.
Nguyên đã có những ngày tạm dừng công việc và chỉ ở nhà. Những hóa đơn cứ nối tiếp nhau đến và sự khủng hoảng tinh thần ngày một lớn hơn, thậm chí khiến Nguyên gần như trầm cảm.
May mắn thay, một người bạn thân đã tới thăm Nguyên sau nhiều ngày không liên lạc được. Bạn của cậu đã rất sốc và buồn khi thấy bạn của mình chỉ sau một tuần không gặp mà đã gầy gò và mệt mỏi vô cùng. Khi được bạn gặng hỏi mãi, thậm chí trách mắng thì Nguyên mới chia sẻ vấn đề của mình.
Sau khi tâm sự hết mọi khó khăn của mình, Nguyên đã được bạn hỗ trợ thêm 50tr để trả nợ. Rồi cả hai cùng tìm kiếm vay mượn bạn bè, sau cùng cũng đủ. Lúc ấy Nguyên mới thấy nhẹ lòng. Khi đã trả hết nợ, Nguyên cũng quyết định bán xe, và đổi sang một căn nhà phù hợp hơn. Anh cũng cất gọn chiếc thẻ tín dụng trong ngăn kéo tủ và tự nhủ, khi nào thực sự cần thiết nhất mới đem ra sử dụng.
Những ngày này, Nguyên cũng đăng ký thêm cho mình gói bảo hiểm khám nội trú, ngoại trú của Bảo Việt An Gia để kiểm tra lại sức khỏe sau những ngày làm việc vất vả và gặp căng thẳng trầm cảm…
Đối với Nguyên bây giờ, thay vì sử dụng thẻ tín dụng, giải pháp bảo hiểm sẽ là điểm tựa tài chính giúp anh vừa tích lũy cho những dự định trong tương lai, vừa tự nhắc bản thân biết “cân đo đong đếm”, tránh những lần “vung tay quá trán” như ngày xưa.