Ngôi nhà là tổ ấm, là nơi gìn giữ hạnh phúc gia đình, nơi ta lại trở về những lúc mệt mỏi. Cũng vì vậy mỗi ngôi nhà đều cần một bàn tay ấm áp để giữ lửa yêu thương tạo nên một bến bờ vững chắc cho những thành viên trong gia đình.
Một gia đình hạnh phúc là khi ta dành trọn tình yêu, những điều thân thương cho đối phương và con cái. Theo đuổi những danh xưng trên con đường sự nghiệp sẽ dẫn tới đâu khi thứ ta cần là bù đắp tâm hồn cho những đứa trẻ ngay từ khi chúng còn nhỏ.
Tiền tài và địa vị không mang lại hạnh phúc cho con, điều con trẻ cần là tình yêu và sự quan tâm bởi tương lai vững chắc của con được xây dựng trên tình yêu thương của bố mẹ. Những bài học này, có lẽ chị Nguyễn Thanh Phương là người hiểu rõ nhất và khi chọn chia sẻ câu chuyện gia đình mình, chị vẫn mong sẽ giúp người mẹ rút ra được bài học trong việc chăm sóc con cái.
Ngày mới gây dựng doanh nghiệp, chị Phương thường xuyên dành thời gian ở công ty. Những chuyến công tác xa dài ngày đã kéo chị ra khỏi cuộc sống thường nhật. Ít có thời gian cho gia đình, chị càng ít cơ hội được ở bên con, chăm sóc con. Cũng vì thế nên những buổi tối hiếm hoi về nhà, chị chỉ có thời gian ngắm cậu con trai đang say giấc nồng. Cuộc sống vội vàng cuốn lấy, đôi lúc chị không ngờ rằng đứa con thân yêu của chị chỉ cần một vòng tay của mẹ dẫn dắt em qua muôn vàn bão giông.
Trường An lớn lên như một cái cây khô cằn ít được tưới nước và cũng ít có sự chăm bón là tình yêu của bố mẹ nên từ lâu em đã trở thành một đứa trẻ ngỗ nghịch. Trong trường, An từng là nỗi sợ của những đứa trẻ khác vì sự cộc cằn và khó hiểu. Đã có lúc chị Phương nhận được những cuộc gọi của cô giáo thông báo về tình hình của An. Nhưng thay vì bỏ công việc để ngồi lại cùng cô giáo lắng nghe vấn đề thì chị Phương lại nhờ bảo mẫu đi họp cho con. Thế nên những vấn đề, suy tư và lo lắng của con, chị Phương chẳng thể nào hiểu thấu tất cả.
Cũng vì vậy, những cuộc cãi vã trong gia đình ngày càng nhiều khi mâu thuẫn giữa các thành viên luôn là chủ đề đầu tiên để mang ra bàn tán. Phương trách con trai thiếu trách nhiệm, thiếu trưởng thành và không biết suy nghĩ. Nhưng những câu trách mắng của cô chỉ gây thêm dầu vào lửa, mọi thứ chẳng được giải quyết và càng khiến tình trạng càng tồi tệ hơn.
Đỉnh điểm là trong một chuyến công tác xa, Phương đã nhận được một cuộc gọi khẩn cấp từ nhà trường thông báo An đang gặp nạn. Tuy trong lòng lo lắng, rồi bời vì sợ con gặp phải chuyện không may nhưng cô cũng chẳng thể bỏ công việc để trở về gặp con nên cuối cùng người đến bên cạnh An vẫn là hình bóng cô bảo mẫu.
Trở về từ nơi công tác, Phương mới biết An gặp nạn trong trường. Chẳng nói chẳng rằng, cô lên thẳng phòng giám thị để ý kiến về việc họ không giữ an toàn cho em. Mọi chuyện càng căng thẳng hơn khi cả hai không hiểu nhau, gây ra tranh cãi lớn giữa ban giám hiệu và các bậc phụ huynh.
Và câu chuyện không như mọi người suy nghĩ. Mọi thứ bắt nguồn từ việc An thường xuyên bỏ học để dành thời gian một mình bên những bãi cỏ sau trường. Trong một lần bảo vệ kiểm tra thì thấy cậu bất tỉnh bên một gốc cây và trên người thì đầy vết thương. Và mọi chuyện dẫn đến những sự việc không may như mọi người thấy, nhưng dù tra hỏi mãi An cũng chẳng trả lời lý do tại sao và trốn tránh ánh mắt của mọi người. Mọi chuyện càng căng thẳng hơn từ sau tai nạn ấy em càng lầm lì và ít nói chuyện với chị Phương. Mâu thuẫn giữa hai mẹ con càng lớn, Phương đau khổ bởi cả hai mẹ con chẳng thể tìm được tiếng nói chung. Và có lẽ cũng chính lúc này, cô đã cảm nhận được rõ ràng nhất sự căng thẳng của mọi chuyện.
Chọn nghỉ làm một bữa ở cạnh con, Phương muốn trở lại những ngày hai mẹ con còn thân thiết, có thể nói cười như ngày xưa. Đồng thời, cô cũng muốn cùng con giải quyết những mâu thuẫn của cả hai. Ngồi nghiêm túc nói chuyện với con, Phương mới phát hiện ra con có những dấu hiệu bất ổn về mặt tâm lý. An thổ lộ có nhiều lúc em cảm thấy rất mệt mỏi và chỉ muốn ở một mình, có lúc buồn phiền vì chuyện trường lớp, em muốn tìm mẹ để tâm sự nhưng đối mặt với em chỉ có bốn bức tường trong căn phòng trống rỗng. Hôm được bác bảo vệ tìm thấy ở sau trường, là em chỉ muốn đi dạo một chút nhưng rồi bị ngã và chẳng thể nhớ gì tiếp theo.
Cảm thấy mọi chuyện chẳng thể giải quyết được dễ dàng, Phương đành chọn cách cho con đi khám bác sĩ tâm lý, để rồi cô phát hiện An bị trầm cảm ở giai đoạn nhẹ. Mọi thứ vẫn có thể cứu vãn được nếu chị Phương quan tâm hơn đến con và dành nhiều thời gian để chăm sóc cậu. Lần này, lên bảng kế hoạch tốt nhất cho con, chị Phương và chồng đã quyết định cùng nhau xây dựng một cuộc sống mới tốt hơn cho Trường An.
Về mặt tâm lý, chị quyết định giảm thời gian học tập cho cậu để phát triển hơn về những năng khiếu và các hoạt động mà An yêu thích. Khi chọn một môi trường học tập mới cho cậu, Phương mới phát hiện ra An thích thú và tiếp thu nhanh các bài học đàn violin Điều này càng làm chị đau lòng hơn bởi dù là mẹ – người đã sinh cậu ra và nuôi dưỡng An lớn lên nhưng đến bây giờ chị mới biết nhiều đến sở thích của em. Bên cạnh chọn một môi trường giáo dục mới cho An, cả hai anh chị cũng quyết định cho cậu dành nhiều thời gian cho những chuyến du lịch gia đình để gắn kết tình yêu thương của cả nhà.
Về mặt sức khỏe, chị Phương quyết định đăng ký hợp đồng thăm khám sức khỏe nội trú và ngoại trú của Bảo Việt An Gia để chủ động chăm sóc tốt nhất cho cả nhà. Khi tham gia bảo hiểm, chị Phương không những tích lũy được một khoản chi phí chủ động để dự phòng sức khỏe, mà còn tránh được những rủi ro bất ngờ đến với sức khỏe của Trường An. Khi có sức khỏe tốt, An lại có nhiều cơ hội hơn để phát triển bản thân và xây dựng cuộc sống tương lai thật tốt.
Sau một thời gian dài nghiêm túc thực hiện những dự định tương lai cho con, cuộc sống của Trường An đã thay đổi và có những hướng chuyển biến tốt hơn. Nhìn thấy nụ cười và khuôn mặt hạnh phúc của con, chị Phương dần cảm thấy được sự ấm áp của thứ gọi là tình yêu thương.