Cãi vã, im lặng và những ca trầm cảm đang dần trở nên phổ biến ở những đứa trẻ với cha mẹ trong xã hội hiện đại. Nhiều bậc cha mẹ vì thương con nên đã chỉ tập trung vào từ “thương” mà quên mất từ đi từ “thấu hiểu’’.

thuong cho roi cho vot ghet cho ngot cho bui

Gia đình chị An được xem là một gia đình trí thức và có điều kiện tại Hà Nội. Chồng chị – anh Hoàng, là một giám đốc của một doanh nghiệp giáo dục nhỏ. Còn chị thì làm việc trong một tòa soạn có tiếng. Hai anh chị có với nhau một cậu con trai tên Đạt – cậu thanh niên 14 tuổi đang trên hành trình trưởng thành với nhiều những mâu thuẫn và suy nghĩ trong lòng.

Có lẽ vì Đạt là con một, và cũng vì cả hai vợ chồng đều là những người có địa vị trong xã hội, chị An chia sẻ: “Gia đình chị rất chú trọng vào việc học của Đạt. May mắn con cũng là một cậu bé thông minh và ham học, nên đều nằm trong top học sinh giỏi của lớp.’’ Những tưởng rằng sự thông minh của Đạt sẽ giúp em hạn chế việc học thêm, thế nhưng tần suất đi học của Đạt còn dày hơn cả các bạn cùng lớp. Em được bố mẹ đăng ký cho đi học Toán, Văn, Anh và một số môn thể thao như bơi, võ để rèn luyện sức khỏe.

con học giỏi ba mẹ vui

Đáng nói, mặc dù ba mẹ em đều là những người rất tâm lý, nhưng những cuộc xung đột trong nhà xảy ra liên tục trong tuần. Bố của em, anh Hoàng có tâm sự: “Điều anh cảm thấy lo lắng nhất là Đạt không có ý chí cầu tiến. Mặc dù con học tốt, thông minh nhưng lại không muốn vươn lên cao. Ví dụ, khi cho con đi học bơi, con học rất nhanh, nhưng đến khi bơi được rồi thì chỉ muốn dừng ở đó, không có ý chí phấn đấu bơi tốt hơn hay trở thành vận động viên.

Cả học cũng vậy, con luôn được 10 điểm toán nhưng luôn từ chối tham gia các cuộc thi hay đội tuyển vì sợ và không thích. Đó là lý do khiến bố con tôi xung đột hàng ngày, tôi khuyên nhủ con không được nên thành ra cáu gắt, con thì cảm thấy không được tôn trọng ý kiến nên càng tỏ ra tức giận, và khó chịu.’’

Anh Hoàng chia sẻ thêm, bản thân anh chỉ muốn ép con vào những hoàn cảnh khó hơn để con phát triển. Ông bà ta chẳng phải có câu: Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Phải cho con chịu nhiều khó khăn, và sự nghiêm khắc, con mới lớn khôn và trưởng thành khi không có bố mẹ ở bên cạnh.

cha me hay lang nghe con

Đỉnh điểm của những cuộc xung đột là khi cô giáo dạy thêm gọi điện cho chị An rằng cô thấy con không đi học đã ba ngày. Chị An khi ấy mới nhận ra con đã nói dối mình, con nói cô giáo ốm nên cho nghỉ học. Sau khi suy nghĩ một hồi, chị gọi điện trao đổi với anh Hoàng, để bàn cách nói chuyện với con. Bản thân chị cũng rất sợ mình nói hay hành động gì nặng lời sẽ khiến con tổn thương và gây ra những hành động mất kiểm soát.

Tối hôm đó, sau khi ăn cơm, hai anh chị vào phòng con để nói chuyện. Chị An hỏi qua:

– Mấy hôm nay mẹ không thấy Đạt đi học thêm à con?

– Con được nghỉ.

– Hôm nay cô…

– Chị chưa kịp nói thì anh Hoàng đã vội vã tiếp lời: tại sao con lại nghỉ học? Tại sao lại nói dối bố mẹ? Bố mẹ đi làm kiếm tiền cho con ăn học mà con lại thế à? – Anh Hoàng bực tức nói.

– Đạt cúi mặt xuống, từ từ nói: “Con xin lỗi, con không muốn đi học thêm nữa. Con thấy mình đã học rất tốt ở lớp rồi, con muốn được nghỉ ngơi”’

– Học rất tốt? Con đứng top mấy ở lớp mà nói là học tốt? Con không chịu vào đội tuyển? Không chịu học thêm? Con muốn mãi mãi chỉ là một đứa tầm thường thôi à?

Đạt bắt đầu khóc, em nói to: Con không muốn học nhiều, chẳng nhẽ con chỉ muốn cuộc sống bình thường thì là sai à? Bố mẹ ra ngoài đi…

áp lực học hành

Sau khi nói xong, em đẩy bố mẹ ra ngoài, và ngồi một mình trong góc phòng.

Chị An chia sẻ: Lúc ấy, chị đã rất lo lắng, chị bối rối không biết mình cần làm gì. Chị bảo anh Hoàng về phòng để chị nói chuyện với con. Chị qua phòng con, nhẹ nhàng ngồi xuống, xoa đầu con rồi nói:

– Bố xấu tính quá con ạ, hai mẹ con mình phải xử lý cái tính nóng vội đó.

– Hôm nay cô giáo có gọi cho mẹ nói con trai không đi học đã 3 ngày, mẹ tò mò không biết con làm sao, con ốm hay như thế nào mà không tâm sự với mẹ? Hay giờ có bạn nào rồi quên mẹ à?

– Đạt ngẩng đầu lên, rưng rưng nước mắt nói với mẹ: “Con mệt ạ, mẹ cho con nghỉ, con sẽ cố gắng học tốt trên trường’’.

Nhìn con, chị cảm thấy thương con vô cùng. Cậu bé 14 tuổi của chị tại sao lại giống như đang van xin chính bố mẹ của mình và trong chính ngôi nhà của mình. Chị An nói: “Chị nhận ra con đã cảm thấy ngột ngạt và áp lực thế nào…”

cha me hay lang nghe chia se nhung ap luc voi con

Sau ngày hôm đó, chị An đã tạm dừng một số lớp học của Đạt theo như mong muốn của con. Cuối tuần, cả hai anh chị còn đưa con đến gặp bác sĩ tâm lý để xem con có bị ảnh hưởng gì không. Bác sĩ tâm lý có nhắc nhở anh chị phải chú ý tới con nhiều hơn vì cậu bé có dấu hiệu chớm trầm cảm. Nếu không quan tâm và để con được thoải mái, con sẽ rất dễ rơi vào trạng thái tâm lý bất ổn của trầm cảm.

Những ngày kế tiếp, hai anh chị cố gắng dành thời gian quan sát và trò chuyện với con nhiều hơn, lắng nghe con nói, chỉ bảo con và tạo điều kiện cho con có không gian riêng tự do khám phá. Trong khoảng thời gian đó, anh Hoàng đã phát hiện ra con rất đam mê với lập trình, con thích thú, mày mò và đọc đến ngủ quên trên bàn học. Anh có nói: “Hóa ra muốn con phát triển và đam mê với một thứ gì đó, bố mẹ phải để cho con cơ hội được khám phá nhiều thứ và chọn thứ chúng yêu thích.!”

cha me hay thau hieu va cam thong voi con

Ngoài việc chú ý lắng nghe, quan sát con, cả hai cũng không quên đăng ký cho con gói bảo hiểm khám nội trú, ngoại trú để bảo vệ sức khỏe của con, giúp con đủ mạnh mẽ để khám phá và phát triển hạnh phúc.

Asset 4@2x

Yêu cầu tư vấn miễn phí

Gói bảo hiểm sức khoẻ Bảo Việt An Gia phù hợp








    Hotline tư vấn: 1800 6307