Biến chứng thai sản ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Vì vậy, việc trang bị các kiến thức về biến chứng thai sản để chăm sóc sức khỏe cũng như tìm hiểu thông tin về biến chứng thai sản trong bảo hiểm để tránh các rủi ro tài chính là rất cần thiết. Hãy cùng Medplus tìm hiểu về vấn đề này ngay tại bài viết bên dưới nhé!

1. Biến chứng thai sản là gì?

bien-chung-thai-san-trong-bao-hiem-1
Biến chứng thai sản là gì?

Biến chứng thai sản là tình trạng bất thường của bào thai, biến chứng do nguyên nhân tai nạn hoặc bệnh lý phát sinh trong quá trình mang thai của Người được bảo hiểm (nhưng không liên quan đến việc điều trị vô sinh, sinh non, sinh nở) phải điều trị theo chỉ định của bác sỹ.

Theo WHO – Mỗi ngày, 800 phụ nữ chết vì các biến chứng của quá trình sinh nở. Một phụ nữ mang thai từ một nước đang phát triển có nguy cơ bị các biến chứng liên quan đến thai kỳ cao hơn 36 lần so với một phụ nữ mang thai từ một nước phát triển.

2. Các biến chứng thai sản thường gặp

2.1. Tiền sản giật

Tiền sản giật là một tình trạng gây ra huyết áp cao nguy hiểm. Nó có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị. Tiền sản giật thường xảy ra sau 20 tuần của thai kỳ và ở những phụ nữ có tiền sử cao huyết áp.

Triệu chứng của tiền sản giật có thể bao gồm đau đầu dữ dội và đau dưới xương sườn. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ không cảm nhận được các triệu chứng ngay lập tức. Cảnh báo đầu tiên của tiền sản giật thường là khi người mang thai đến khám thai định kỳ và bị huyết áp cao. Trong những trường hợp đó, bác sĩ sẽ kiểm tra những thứ như chức năng thận và gan để xác định xem đó là tiền sản giật hay chỉ là huyết áp cao.

Xem thêm:

Bảo hiểm sức khỏe cho bệnh tăng huyết áp và 8 điều cần lưu ý

Ai có nguy cơ bị tiền sản giật? Các yếu tố nguy cơ của tiền sản giật bao gồm tiền sử huyết áp cao, béo phì (Có chỉ số khối cơ thể, hoặc BMI, lớn hơn 30), tuổi tác (Những người trên 40 tuổi có nguy cơ cao hơn).

bien-chung-thai-san-trong-bao-hiem-2
Huyết áp cao gây tiền sản giật.

Tiền sản giật được điều trị như thế nào? Tình trạng này chỉ biến mất sau khi em bé được sinh ra, vì vậy sinh thường là cách tốt nhất để điều trị chứng tiền sản giật. Tuy nhiên, sinh con quá sớm có thể khiến em bé có nguy cơ bị các vấn đề về sức khỏe. Bạn có thể phải nhập viện để theo dõi chặt chẽ bạn và thai nhi.

Tôi nên hỏi bác sĩ điều gì? Bác sĩ sẽ thảo luận về những rủi ro và lợi ích của việc sinh con sớm so với việc tiếp tục mang thai và cố gắng kiểm soát chứng tiền sản giật. Sau khi sinh, tình trạng này sẽ biến mất, nhưng bạn sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim sau này. Bạn cần nhận tư vấn với bác sĩ của bạn về những gì bạn có thể làm để giúp giảm thiểu và quản lý những rủi ro đó.

2.2. Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là một loại bệnh tiểu đường xảy ra trong thời kỳ mang thai. Một trong những rủi ro lớn nhất của bệnh tiểu đường thai kỳ là em bé của bạn có thể phát triển lớn hơn nhiều so với bình thường, một tình trạng được gọi là bệnh macrosomia. Trong khi sinh, vai của em bé có thể bị kẹt. Nếu em bé được cho là quá lớn để sinh qua đường âm đạo an toàn, bác sĩ sẽ đề nghị mổ.

Các triệu chứng của tiểu đường thai kỳ Không có dấu hiệu hoặc triệu chứng bên ngoài. Các bác sĩ sẽ sàng lọc bệnh này từ tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ, hoặc sớm hơn ở những phụ nữ có nguy cơ cao như những người thừa cân hoặc có tiền sử mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Ai có nguy cơ bị tiều đường thai kỳ? Các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường thai kỳ bao gồm thừa cân hoặc có tiền sử tiểu đường thai kỳ trong những lần mang thai trước. Nếu bạn có nguy cơ cao, bác sĩ sẽ sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ sớm hơn 24 tuần.

Tiểu đường thai kỳ được điều trị như thế nào? Bạn và bác sĩ của bạn nên thảo luận về cách bạn có thể kiểm soát GDM (Gestational Diabetes Melitus – Đái tháo đường thai kỳ) tốt nhất. Một tỷ lệ rất cao của bệnh tiểu đường thai kỳ có thể được kiểm soát bằng chế độ ăn uống.

2.3. Nhau tiền đạo

Nhau tiền đạo là bệnh lý của bánh nhau trong đó bánh nhau bám ở vị trí bất thường. Trong thai kỳ bình thường, bánh nhau thường bám vào phần đáy tử cung, có thể là mặt trước hoặc mặt sau. Trong nhau tiền đạo, bánh nhau bám vào đoạn dưới tử cung và cổ tử cung, một phần hay toàn bộ, được xác định kể từ sau tuần thai thứ 28.

Các triệu chứng của nhau tiền đạo? Triệu chứng chính là chảy máu âm đạo kèm theo chuột rút hoặc các cơn đau khác. Tuy nhiên, một số phụ nữ không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào. Bác sĩ sẽ xác nhận chẩn đoán bằng siêu âm và khám sức khỏe.

Ai có nguy cơ bị nhau tiền đạo? Bạn có thể có nguy cơ cao hơn nếu bạn có sẹo trên tử cung từ những lần mang thai trước hoặc do phẫu thuật tử cung, hoặc nếu bạn bị u xơ tử cung.

Nhau tiền đạo được điều trị như thế nào? Nhau tiền đạo có thể dẫn đến chảy máu khi mang thai. Nếu máu chảy nhiều, bạn có thể phải nằm viện một thời gian. Phụ nữ bị nhau tiền đạo sẽ yêu cầu sinh mổ để sinh con, thường được lên lịch trước ngày dự sinh từ hai đến 4 tuần.

3. Cần làm gì để giảm nguy cơ của biến chứng thai sản?

3.1. Tư vấn sức khỏe của bác sĩ trước khi mang thai

Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ bị biến chứng thai sản, các chuyên gia khuyên bạn nên đến gặp bác sĩ sản khoa trước khi mang thai hoặc rất sớm trong thời kỳ mang thai, để bạn và bác sĩ có thể thảo luận về những cách có thể giảm nguy cơ.

bien-chung-thai-san-trong-bao-hiem-3
Tư vấn sức khỏe của bác sĩ trước khi mang thai

3.2. Thăm khám thai sản thường xuyên

Thăm khám thai sản thường xuyên là cách tốt nhất để kiểm soát các căn bệnh trong biến chứng thai sản. Trong những lần khám định kỳ đó, bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp, siêu âm,… Nếu nó huyết áp quá cao hoặc gặp bất kỳ vấn đề nhỏ nào. Bạn có thể bắt đầu nhận được phương pháp điều trị cần thiết.

3.3. Thay đổi thói quen sống không lành mạnh

Giảm cân trước khi mang thai, tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh trong biến chứng thai sản.

Tập thể dục khi mang thai, thậm chí chỉ cần đi bộ 30 phút mỗi ngày cũng rất tốt để kiểm soát lượng đường trong máu. Tốt nhất bạn nên nên cho bác sĩ biết loại bài tập mà bạn đang thực hiện và nhận tư vấn về những bài tập phù hợp cho phụ nữ mang thai.

4. Điều cần biết về biến chứng thai sản trong bảo hiểm

Sau khi có những thông tin về biến chứng thông tin về biến chứng trong thai kỳ. Bạn cần tìm hiểu thêm về Biến chứng thai sản trong bảo hiểm. Bởi vì điều này hết sức cần thiết để bảo vệ bạn an tâm về vấn đề tài chính nhất trong quá trình mang thai.

4.1. Biến chứng thai sản có được bảo hiểm sức khỏe chi trả không?

Có. một quyền lợi dành nổi bật cho người mẹ đó chính là bảo hiểm Bảo Việt An Gia có chính sách chi trả cho biến chứng thai sản.

Bảo hiểm Bảo Việt An Gia sẽ thanh toán cho Người được bảo hiểm:

  • Chi phí khám, các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thủ thuật thăm dò, vật tư y tế tiêu hao thông thường theo chỉ định của bác sĩ.

4.2. Quyền lợi bảo hiểm sức khỏe khi biến chứng thai sản và sinh khó

Bảo hiểm Bảo Việt An Gia sẽ chi trả các chi phí y tế phát sinh do các biến chứng trong quá trình mang thai, hoặc trong quá trình sinh nở cần đến các thủ thuật sản khoa, chi phí chăm sóc mẹ trước và sau khi sinh tại bệnh viện. Phẫu thuật sinh mổ chỉ được bảo hiểm nếu do bác sĩ chỉ định là cần thiết cho ca sinh đó, không bao gồm việc sinh mổ theo yêu cầu (Hoặc phải mổ lại do việc yêu cầu mổ trước đó). Biến chứng thai sản và sinh khó bao gồm trong các trường hợp sau:

  • Sảy thai hoặc thai nhi chết trong tử cung;
  • Mang thai trứng nước;
  • Thai ngoài tử cung;
  • Băng huyết sau khi sinh;
  • Sót nhau thai trong tử cung sau khi sinh;
  • Phá thai do điều trị bao gồm các trường hợp phá thai do các bệnh lý di truyền/ dị tật bẩm sinh của thai nhi hoặc phải phá thai để bảo vệ tính mạng của người mẹ;
  • Dọa sinh non;
  • Sinh khó;
  • Biến chứng của các nguyên nhân trên.

Xem chi tiết tại:

Quyền lợi thai sản trong bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia

4.2. Hiệu lực bảo hiểm

Bảo hiểm có hiệu lực sau thời gian chờ dưới đây kể từ ngày bắt đầu thời hạn bảo hiểm quy định trên Giấy chứng nhận bảo hiểm là 90 ngày đối với biến chứng thai sản.

bien-chung-thai-san-trong-bao-hiem-4
Hiệu lực bảo hiểm

5. Kết luận

Biến chứng thai sản cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng nặng đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Ngoài ra, những khoản tiền to lớn đè nặng lên tài chính gia đình không may gặp phải những biến chứng. Vậy, để giải quyết vấn đề này, việc trang bị bảo hiểm sức khỏe trước khi mang thai là điều cần thiết. 

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn các vấn đề biến chứng thai sản trong bảo hiểm Bảo Việt An Gia bằng cách đăng ký Tại đây  và hotline: 0931 338 854 để được tư vấn nhanh nhất nhé.

bien-chung-thai-san-trong-bao-hiem
Đăng ký tư vấn bảo hiểm trực tuyến

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết cách chọn mua bảo hiểm của Medlplus, nếu bạn thấy thông tin này hữu ích hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân của mình nha.

Hy vọng với sự chất lượng, an toàn, tận tâm dành cho khách hàng. Medplus sẽ là nơi bạn tin tưởng để cùng đồng hành trên con đường bảo vệ bạn và gia đình trước các rủi ro sức khỏe và tài chính.

Nguồn tham khảo

Trả lời