Trong cuộc đời, hẳn ai cũng đã hơn một lần bầu bạn với cô đơn, đặc biệt là khi tâm hồn còn ngây dại chính là lúc ta thả trôi bản thân trong vô định lâu nhất. Cái “buông như không” ấy chẳng phải bởi bản thân không biết mình đang ở đâu mà chẳng qua là ta đang trên hành trình tìm kiếm nơi vốn dĩ thuộc về.

khi co don la 1 dieu di nhien

Khi tìm kiếm “cô đơn” trên Google, chúng ta nhận được khoảng 155 ngàn kết quả trong vòng 0,54 giây. Với cụm từ “tuổi trẻ cô đơn” cũng nhận về hơn 136 ngàn trang tìm kiếm chỉ trong 0,34 giây. Những con số biết nói này phản ánh lên một thực trạng rằng tâm hồn của một thế hệ thanh niên đang phải làm quen với cô đơn trong xã hội hiện đại.

Cô đơn là một trạng thái cảm xúc tiêu cực vì khi thiếu đi sự tương tác từ các mối quan hệ xung quanh. Nhiều bạn trẻ đang dần mất đi những kết nối bạn bè hoặc người thân vốn trước đây rất quen thuộc nhưng giờ đây lại chỉ có cảm giác trống rỗng trong lòng. Vậy, vì sao lại càng nhiều người rơi vào trạng thái “một mình” như vậy?

Từng trải qua thời gian vật lộn trong cô đơn, Mỹ Linh (25 tuổi) một cô gái đến từ Đồng Nai, là nhân viên văn phòng tại một công ty về giáo dục thấu hiểu cảm giác trống rỗng đó. Trước đây, cô từng là một người vui vẻ nói cười và tràn đầy năng lượng, nhưng từ sau khi tốt nghiệp và nhất là hậu Covid – 19, tâm hồn trở nên tương phản với vẻ sôi động và nhộn nhịp của Sài Gòn.

cô đơn giữa thành phố
vì sao người trẻ rơi vào cô đơn

“Mẹ ơi, năm nay sinh nhật mẹ con không về như mọi năm được rồi. Công việc khá nhiều nên tối nào còn cũng phải tăng ca, chỉ tranh thủ gửi được chút ít tiền mừng và chiếc máy mát-xa về. Con chúc mừng sinh nhật mẹ” – Linh gọi báo cho mẹ khi trời đã nhá nhem khuya và cô mới vừa xong việc. “Con nhớ giữ gìn sức khỏe, gửi quà thì mẹ cũng vui nhưng mẹ mong con về lắm” – Mẹ Linh bên kia đầu dây trả lời.

“Vâng ạ. Tít tít….” – Linh cúp máy, vừa dứt cuộc điện thoại Linh cảm thấy lòng mình trống rỗng, câu nói sau cùng của mẹ làm cô dạy dứt. Cuộc sống mấy năm gần đây của Linh có thể nói không quá chật vật, tiền bạc vừa đủ cho những chi tiêu căn bản nhưng vấn đề là cô luôn cảm thấy tấm lòng mình chưa bao giờ được lấp đầy.

Cảm giác này, đối với cô chính là “cô đơn”.”Mỗi sáng tôi thức dậy với cùng một tâm trạng đó là khá căng thẳng và mệt mỏi. Vì đang làm tại vị trí sale khóa học nên hằng ngày đối mặt với áp lực chạy KPI số lượng học viên. Tuy nhiên, áp lực công việc không phải là nguyên nhân chính, chủ yếu là do tôi đã quen với cuộc sống riêng của mình nên cứ thế mà chấp nhận nó diễn ra hằng ngày” – Linh bộc bạch.

tuổi trẻ quay cuồng với công việc

Thực ra không chỉ có Linh bị tình trạng này mà có rất nhiều bạn trẻ tầm tuổi cô cũng đang trải qua cuộc sống có vẻ “độc lập” như vậy. Để lý giải cho hiện thực này, Linh cho rằng chính cuộc sống 4.0 phát triển quá nhanh nên khiến thế hệ trẻ có quá nhiều thứ phải tập trung thực hiện nếu không muốn bỏ lại phía sau, từ đó mà quên vun vén các mối quan hệ bạn bè hoặc gia đình.

“Hiện nay, những người bạn của tôi đều có rất nhiều mối lo, đặc biệt là các bạn trẻ vừa ra trường tập trung phát triển sự nghiệp vì áp lực phải “trả nợ” mười mấy năm đèn sách. Và do mỗi người có một mục tiêu khác nhau để phấn đấu nên ai cũng đều bớt đi thời gian chia sẻ, trải lòng. Đến tận bây giờ, những cuộc chè chén với bạn bè chỉ đếm trên đầu ngón tay, hầu hết thời gian tôi đều cuốn vào thành tích công việc” – Linh tâm sự

Bên cạnh việc dành hết thời gian để làm việc, cơn lốc công nghệ cũng khiến cho người trẻ có nhiều sự lựa chọn về giải trí hơn, vì thế mà ít kết nối dần với nhau. Không cần thiết phải gặp mặt trò chuyện mà chỉ cần lên mạng xã hội để chọn những thể loại phù hợp như game, podcast hay video ngắn.

“Bản thân tôi trước đây rất thích hẹn hò bạn bè ngồi trà chanh chém gió nhưng tôi nhận ra càng lớn, ai cũng muốn sống trọn vẹn trong thế giới riêng mình. Hẹn lần họ 1 bận, lần 2 họ cũng bận, tôi tìm tới những gameshow trên Youtube hay các video ngắn trên Titkok để giải trí, dần cũng cảm thấy tốt nhất cứ thoải mái với bản thân, không níu kéo được thì buông” – Linh kể lại.

cô đơn tuổi trẻ có ai hiểu
nên đón nhận hay từ chối cô đơn

Linh có nói rằng điều cô thấy lo lắng hiện tại là thời gian dành cho gia đình cũng ít đi vì lối sống quen với cô đơn hiện tại. Cảm thấy lạc lõng giữa phố thị ồn ào là cảm giác dù xung quanh náo nhiệt và nhiều năng lượng nhưng lại chẳng thể tìm nổi một ai đó để hiểu cô. Nhưng cô nghĩ trong cô đơn lại khiến cô nhận ra nhiều điều.

Tôi nghĩ, vì cô đơn nên tôi bắt đầu có cái nhìn trưởng thành hơn về cuộc sống. Thay vì cứ chìm đắm vào cảm giác khó chịu này, tôi thấy bản thân lại càng phải luyện tập tinh thần lạc quan để đối diện. Và dường như nhờ nó mà khiến tôi thấy yêu mẹ nhiều hơn và cố gắng sống thật tốt để không phụ công nuôi dưỡng của bà” – Linh vui vẻ nói.

Cô nhận ra việc từ chối cô đơn là điều không thể vì điều đó xem như là một quy luật cuộc sống, vì vậy hãy chấp nhận nó thật nhẹ nhàng và kiên cường bước qua để nhận những điều kỳ diệu hơn sau giông bão.

tuổi trẻ cô đơn nhưng không cô độc

Linh cho rằng muốn bản thân cô đơn nhưng không cô độc thì hãy biết cách yêu bản thân nhiều hơn và tìm cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Việc yêu bản thân thể hiện qua cách chúng ta chăm sóc cho sức khỏe tinh thần và thể chất của mình, vì vậy trong tương lai Linh có kế hoạch sẽ chăm sóc sức khỏe dài hạn và phương án cô chọn chính là chuẩn bị bảo hiểm sức khỏe.

Được sự giới thiệu của bạn bè, Linh lựa chọn bảo hiểm nội ngoại trú Bảo Việt An Gia và rất ưng ý với các chính sách bảo lãnh ở đây vì nó được áp dụng trên 200 bệnh viện toàn quốc. Và chỉ cần với 3.000 đồng/cuộc gọi là đã hoàn thành thủ tục đăng ký. Linh hy vọng với sự chuẩn bị cho cuộc sống cá nhân như thế, cô sẽ dành được thời gian cho bạn bè và người thân, không cảm thấy cô độc trong cuộc sống.

Footer Line@2x

Yêu cầu tư vấn miễn phí

Gói bảo hiểm sức khoẻ Bảo Việt An Gia phù hợp








    Hotline tư vấn: 1800 6307