Tuy việc chăm trẻ mồ côi mang lại không ít vất vả nhưng chưa bao giờ Nhi cảm thấy chán nản bởi lẽ đối với cô, hạnh phúc là khi được nhìn thấy bọn trẻ mỉm cười.

làm mẹ của những đứa trẻ mồ côi

Lớn lên trong sự thiếu vắng bóng hình cha mẹ từ năm lên 7 tuổi sau một vụ tai nạn thương tâm, chị Nhi lúc nào cũng cảm thấy nỗi ám ảnh về sự cô đơn trống vắng luôn đè nặng lên trái tim mình. Dù được bù đắp bởi tình yêu thương vô bờ bến của họ hàng, đâu đó trong Nhi luôn tìm kiếm hơi ấm từ cái ôm của mẹ và sự nghiêm khắc dạy dỗ của cha.

Có lẽ chính vì được nuôi dạy trong hoàn cảnh đặc biệt ấy, Nhi luôn dành ra một sự đồng cảm sâu sắc đối với những đứa trẻ đồng cảnh ngộ. Cô tích cực tham gia các tổ chức từ thiện từ khi mới vào năm nhất đại học. Dù không có nhiều tiền để khuyên góp, Nhi luôn là người xông xáo lo những việc hậu cần như nấu ăn và đi phân phát quà cho các trẻ nhỏ cơ nhỡ trên mảnh đất Sài Gòn.

Nhìn bóng lưng nhỏ bé chạy đôn chạy đáo, nhiều người không ngừng cảm phục trước sự tốt bụng của Nhi và gán cho cô biệt danh là “người mẹ thiên hạ”. Trước lời nói đùa của mọi người trong tổ chức, Nhi dường như nhận ra con đường dành cho mình. Nở một nụ cười tươi rói trên môi, Nhi gật gù: “Em thấy có vẻ hay đó chứ, miễn là tụi nhỏ cảm thấy hạnh phúc là được.”

Sau khi tốt nghiệp đại học, Nhi xin vào làm cho một trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi nằm ở ngoại ô. Bạn của Nhi ai cũng tiếc nuối cho khả năng thông mình và học lực tốt của cô lại đem lựa chọn làm việc ở một nơi nằm xa thành phố với đồng lương “ba cọc ba đồng”. Nhưng cho dù khuyên can như nào, chẳng ai có thể lay động được quyết tâm của Nhi bởi từ đầu cô cũng đã lường trước mọi khó khăn khi theo đuổi ngành nghề này, chỉ là cô đã chấp nhận nó như một thử thách của bản thân.

làm mẹ của những đứa trẻ bị bỏ rơi

Nhờ sự dịu dàng và thái độ quan tâm chu đáo, cô đã nhanh chóng kết thân với hầu hết những đứa trẻ trong trại. Mỗi lần nhìn thấy Nhi, chúng nhảy cẫng lên vui sướng, chạy vội đến ôm vai bá cổ cô. Đối với chúng, Nhi là người vô cùng đặc biệt, lúc nào cũng dành thời gian để chơi và nghe chúng tâm sự.

Về phần Nhi, dù mức lương rất thấp, cô cũng không ngần ngại chi tiền mua kẹo để động viên khuyến khích đám trẻ, giúp chúng vượt qua mặc cảm, khó khăn. Nhiều đồng nghiệp trêu chọc Nhi không biết lượng sức, lúc nào cũng làm nhiều hơn công việc được trả lương, nhưng chưa bao giờ Nhi để những lời dèm pha ấy vào lòng. Đối với họ, có thể đây chỉ là công việc bình thường nhưng với Nhi, nó là một lý tưởng của cuộc đời cô.

Sau hơn 10 năm gắn bó và nỗ lực không ngừng, Nhi đã được lên chức làm Trưởng nhóm truyền thông của Trung tâm trại trẻ mồ côi. Ngay khi vừa nhậm chức, Nhi đã bắt đầu tìm kiếm và kêu gọi hỗ trợ từ các tổ chức từ thiện để cải tạo lại trung tâm. Dù công việc có phần bận rộn gấp mấy lần trước kia, cô vẫn không quên những cuộc hẹn với đám trẻ cùng nhau xuống sân chơi vào mỗi chiều tà.

tình thương bất kể máu mủ

Vào một buổi sáng đầu tháng tư, bên trại trẻ mà cô phụ trách có tiếp nhận thêm một trường hợp mồ côi của cậu Tuấn Khải, 9 tuổi. Theo như trong hồ sơ, cậu là con thứ của một gia đình khá giả. Gia đình cậu không may gặp tai nạn trong một chuyến du lịch và cậu là người duy nhất thoát được lưỡi hái tử thần. Phải chịu đựng cú sốc mất gia đình chỉ trong một ngày kèm theo sự thờ ơ của họ hàng, Khải mất đi ý chí sống và hoài nghi về mọi người xung quanh.

Ngày đầu tiên gặp mặt Khải, đôi mắt vô hồn của cậu đã gây nên ấn tượng sâu sắc với Nhi. Nhìn dáng vẻ cô đơn của cậu nhóc trước mặt, Nhi cảm nhận được sự đau đớn của cậu và tự nhủ bản thân sẽ lấp đầy sự chơi vơi ấy.

Suốt thời gian đầu ở trại, Khải gần như tách biệt mình khỏi đám nhóc đồng trang lứa. Cậu thường tìm cho mình một góc khuất nào đó, tự chui vào đó gặm nhấm những tổn thương một mình. Dù sở hữu vẻ ngoài gọn gàng và có phần đáng yêu, Khải không mấy khó khăn để được các gia đình cần con nhìn trúng. Nhưng đáp trả lại thiện ý xin nhận làm con nuôi của họ, Khải đều khăng khăng từ chối. Cậu một phần không muốn thay đổi gia đình của mình, một phần cảm thấy lo lắng về sự ghẻ lạnh của họ mai này như họ hàng cậu đã từng.

Cảm nhận được vết thương lòng rất lớn ở Khải, Nhi khéo léo tìm cách tiếp cận cậu. Biết cậu rất thích thú tìm hiểu về hội họa, Nhi luôn mua cho cậu những hộp bút màu để cậu thoả sức thực hiện đam mê. Trước những nỗ lực không ngừng của Nhi, sau một thời gian, Khải cũng trở nên quý mến cô.

Khi thấy Khải bắt đầu sống tích cực hơn, Nhi khuyên cậu nên tìm mái ấm khác, nơi mà cậu được yêu thương và sẵn sàng đầu tư cho cậu theo đuổi đam mê hội hoạ của mình. Cảm thấy lời khuyên của cô hợp lý, Khải đồng ý làm con nuôi của một cặp gia đình già hiếm muộn. Đúng như lời Nhi từng nói, mọi người trong ngôi nhà mới đều rất yêu thương và tốt bụng với Khải.

tô màu sắc cho cuộc sống của các em

Cũng nhờ sự hỗ trợ nhiệt tình từ gia đình mới, Khải nhanh chóng tốt nghiệp và trở thành một kiến trúc sư nổi tiếng trong ngành. Có lẽ vì cuộc sống công việc bận rộn, Khải gần như ít có thời gian liên lạc với Nhi cho đến khi một người bạn ở trại trẻ gọi điện báo cô bị ốm nặng. Trước tình cảnh ấy, cậu vội vàng thu xếp công việc và hẹn bạn bè chạy đến thăm cô.

Nhìn thấy những đứa con nuôi ngày nào nay đã trưởng thành đang đứng trước mặt mình, Nhi không kiềm được vui sướng mà ôm chầm từng người. Vậy là mọi người được dịp hàn thuyên ôn lại kỷ niệm cũ đến quên cả thời gian. Trước lúc ra về, Khải không quên gửi tặng cô gói thăm khám nội ngoại trú của Bảo Việt An Gia như một món quà bảo vệ sức khỏe kèm theo lời nhắn nhủ cô phải chăm sóc sức khỏe chu đáo. Cảm nhận được sự chân thành và tình thương của Khải dành cho mình, trái tim Nhi dâng lên một niềm hạnh phúc không cách nào diễn tả được. Hết lòng vì đám trẻ, giờ đây được nhìn thấy chúng trưởng thành và quan tâm mình như vậy là đủ mãn nguyện rồi.

các con trưởng thành và là công dân có ích
Footer Line@2x

Yêu cầu tư vấn miễn phí

Gói bảo hiểm sức khoẻ Bảo Việt An Gia phù hợp








    Hotline tư vấn: 1800 6307