Đã có lúc tôi từng nghĩ cuộc đời mình đầy bi kịch khi bị nhấn chìm bởi lớp lớp nỗi đau. Nhưng khi ngồi nhìn lại, tôi thấy những mảnh vỡ sắc bén đó lại ghép thành những bài học mà tôi không bao giờ có thể học được bằng cách khác.

giàu có đôi khi không đi cùng hạnh phúc

Thời học cấp 2, tôi đã quen với lời trầm trồ của đám bạn khi tôi có ba là kỹ sư sáng chế, mẹ là bác sĩ đầy uy tín tại bệnh viện Chợ Rẫy. Nhưng đằng sau đó không ai hiểu rằng tôi vừa phải làm ba, vừa phải làm mẹ của em tôi. Ba tôi vùi mình trong xưởng để nghiên cứu, tìm tòi cho các sản phẩm đồ gỗ mà ông tâm huyết. Mẹ tôi luôn đi làm từ sáng sớm tinh mơ và chỉ về nhà khi trời sụp tối, người mệt rã rời.

Vừa đi học, tôi vừa phải lo đi chợ nấu cơm cho cả gia đình, chuyện dọn dẹp nhà cửa cũng một tay tôi lo liệu. Mỗi buổi họp phụ huynh, mẹ hoặc ba sẽ quýnh quáng chạy tới rồi lại vội vàng về làm tiếp. Ngày đó, tôi chỉ mong sao mình có thời gian đi chơi như bao bạn bè khác, không cần lo bữa nay ăn món gì, tiền chợ tháng này đủ tiêu không. Nhưng chỉ cần nhìn thấy ba mẹ vẫn đùa giỡn cùng chúng tôi trong bữa ăn, cả nhà rôm rả chuyện trên trời dưới biển, tôi lại thấy những gì đang có đã đủ hạnh phúc rồi.

Mọi chuyện bắt đầu từ khi công việc của ba tôi phát triển như vũ bão, các đơn hàng về liên tiếp, mẹ tôi được thăng chức, tiền lương cũng tăng hai bậc. Nhà tôi chuyển ra căn nhà mặt phố cao 5 tầng, tiền rủng rỉnh tiêu không hết. Ba đưa mẹ con tôi đi du lịch hết nước này tới nước khác. Nhưng phần lớn các chuyến đi chỉ có tôi và ba vì mẹ không thể bỏ được bệnh nhân đang chờ tới ngày mổ.

công việc bận rộn không quan tâm đến con trọn vẹn

Những tưởng giàu có rồi, gia đình tôi sẽ thêm hạnh phúc nhưng đó lại là tiền đề của mọi bi kịch. Chức vụ mới nên nhiều trách nhiệm hơn, mẹ tôi lại là người tham công tiếc việc nên thời gian mẹ dành cho gia đình ngày càng vơi dần. Nhiều hôm có mổ nhiều, mẹ về nhà là đi ngủ luôn, không kịp nhìn thấy ba. Rồi một ngày tôi thấy ba mẹ đặt tờ ly hôn trước mặt tôi và đứa em trai, nói rằng từ nay ba mẹ sẽ ly hôn, các con muốn ở với ai.

Mắt tôi nhòe đi, tôi giận dữ nhưng không thể nói ra, tôi chỉ thều thào: “Tại sao vậy ba mẹ? Khi khó khăn thì nhà mình thật vui, sao giờ hết khổ rồi lại mỗi người một nơi?”. Sau hôm đó, ba và mẹ thay phiên nhau nói chuyện để củng cố tâm lý cho hai chị em tôi. Tôi nói tôi muốn đi du học, ba mẹ gật đầu không chớp mắt.

Bỏ lại gia đình tan nát, bỏ lại đứa em, tôi xách vali đi du học như một cách giải thoát khỏi hiện thực phũ phàng. Tôi điên cuồng mua sắm chỉ để vui vẻ trong vài khoảnh khắc. Túi hàng hiệu đắt tiền tôi xếp đầy tủ cũng không khỏa lấp hết được nỗi buồn. Trong thời gian đó, tình cờ tôi phát hiện ra, ba tôi là người đâm đơn ly dị vì bà tôi đã có người mới trước đó.

nỗi đau giúp chúng ta trưởng thành

Mẹ tôi cũng phát hiện ra điều này nhưng thay vì gào khóc, mẹ chọn cách đối thoại văn minh. Sau này khi tôi vặn hỏi, mẹ mới mở lòng nói với tôi trong nước mắt: “Mẹ đã dành cả thanh xuân để yêu ba con, dù nghèo khó, cưới nhau về với hai bàn tay trắng nhưng mẹ chưa bao giờ hối hận. Nhưng giờ ba con đã không còn tình cảm với mẹ, níu giữ đâu có ích gì, giải thoát cho nhau mới là yêu thương thật lòng con à”.

Bài học của mẹ đã giúp tôi vượt qua mối tình khắc cốt ghi tâm thời học trò. Anh rất thương tôi nhưng không thể vượt qua định kiến của gia đình. Tôi chấp nhận chia tay để anh tìm một người mới. Rời xa nhau để yêu thương nhau hơn. Khi du học về tôi quyết định về ở với mẹ, dù hai mẹ con có khắc khẩu nhưng mẹ lại là bến bờ bình yên tôi muốn quay về. Tôi chọn về làm việc cùng ba cũng là để giúp ba thu xếp công việc.

Công việc của ba tôi ngày càng phát đạt. Bóng hồng vây quanh ông không ít, người ta dèm pha, xì xào đàm tiếu cho tôi nghe, nhưng tôi chỉ mắt nhắm mắt mở bỏ qua. Người nhẹ nhàng thì nói ba tôi giàu nên đổ đốn, người ác miệng thì nói nhiều thứ độc địa hơn nhiều. Mỗi khi đọc được hay nghe thấy ở đâu đó nói về ba tôi, tim tôi lại nhói đau. Áp lực công việc, điều tiếng trong công ty khiến tôi ngộp thở.

Mọi chuyện lên tới đỉnh điểm khi một nhân tình của ba tới tận công ty đánh ghen. Bà ta hò hét làm loạn ở văn phòng đòi ba phải chi tiền nuôi giọt máu trong bụng. Xấu hổ, ê chề, ám ảnh với những ánh mắt dò xét của nhân viên bủa vây, tôi chạy khỏi văn phòng trong nước mắt. Vô tình một chiếc ba gác tông phải, tôi nằm ngất bên vệ đường.

tai nạn nhỏ phải nhập viện

Tỉnh dậy, tôi thấy mẹ đang nắm tay tôi đầy lo lắng. Ánh mắt tôi tìm kiếm gương mặt thân quen mà không có. Mỗi khi tôi bị đau ốm, ba luôn là người tiến đến nhanh nhất để hỏi han, xoa đầu vỗ về. Mẹ tôi an ủi tôi mọi chuyện đều ổn cả, tôi chỉ xước xát bên ngoài thôi, có thể ra về. Bác sĩ cũng nói tôi bị căng thẳng quá, cần có thời gian nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng.

Khi đưa tôi về nhà, tôi chẳng thiết tha ăn uống, nói năng gì. Mẹ đặt ly sữa ấm bên cạnh, từ tốn nói: “Con đừng oán trách ba con vì bất cứ điều gì vì ông ấy là ba của con. Dẫu có sai lầm nhưng ông ấy là một người tốt. Mỗi giai đoạn của cuộc đời, có thể người ta cần người khác để giúp mình tiến bước và thay đổi. Con hãy cứ ở bên ông ấy vì cuối cùng ông ấy luôn là người cô độc con à”.

Mỗi khi vấp ngã, chênh vênh trước muôn vàn câu hỏi, mẹ lại là người ở bên chia sẻ và giúp tôi có cách nghĩ tích cực hơn. Sau chuyện xô xát đó, tôi xin nghỉ làm ở công ty của ba và tìm một việc làm đúng thế mạnh của mình là mở hàng ăn. Khi hỏi lý do, tôi chỉ nói ba, con sẽ luôn ủng hộ ba theo cách của riêng con.

30 tuổi, tôi mở quán bún bò của riêng mình. Tôi vẫn nhớ tiếng xì xụp và ánh mắt thật vui của ba mẹ khi ăn tô bún bò tôi nấu. Dù quán mới mở nhưng đã có nhiều người ghé tới. Dành dụm được chút tiền, tôi bắt đầu tìm hiểu về giải pháp đầu tư tài chính sức khỏe cho cả tôi và mẹ. Chỉ một bảo hiểm có thể chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình, cuối cùng tôi đã quyết định chọn giải pháp bảo hiểm thăm khám nội ngoại trú của Bảo Việt An Gia. Chỉ một bảo hiểm, cả nhà được bảo lãnh ở hơn 200 cơ sở y tế uy tín trên toàn quốc mà chi phí chỉ từ 3.000 đồng/ngày.

tham gia bao hiem suc khoe Bao Viet An Gia

Chi phí hợp lý mà các chính sách hấp dẫn, tôi tự tin có một điểm tựa tài chính vững vàng, một giải pháp chăm sóc sức khỏe cho hai mẹ con tôi trong tương lai. Chỉ có khỏe mạnh, vững vàng, tôi mới có thể trở thành một điểm tựa bình yên cho cả ba và mẹ. Nỗi đau đã giúp tôi trưởng thành nhiều, suy nghĩ tích cực hơn. Nếu không có những nỗi đau sắc lẹm ấy dạy tôi cách vượt lên khó khăn, có lẽ tôi đã biến thành một người khác.

Nồi bún bò đã thơm nức mũi, tôi đang chuẩn bị túi đồ ăn gửi qua cho ba. Đồ ăn ngon cũng khiến mình hạnh phúc, đồ ăn con gái nấu chắc ba tôi sẽ vui khi nhận và sẽ ăn no.

Footer Line@2x

Yêu cầu tư vấn miễn phí

Gói bảo hiểm sức khoẻ Bảo Việt An Gia phù hợp








    Hotline tư vấn: 1800 6307