Ở thành phố này, có người vì “hoa” mà ở lại, vì “lệ” mà ra đi. Nhưng cũng có nhiều mảnh đời, hiểu rõ sự hoa lệ mà nghiệt ngã nhưng vẫn chấp nhận bám trụ vì ở đây cũng còn những nghĩa cử ấm lòng, việc làm tuy nhỏ mà đủ nâng đỡ để họ tiếp tục sinh tồn.

dưới hàng hiên nằm nghe nắng mưa

Sài Gòn về khuya, thành phố không ngủ dường như vắng hơn đôi chút. Ai ai cũng hối hả về nhà sau một ngày dài làm việc quần quật, chỉ có ông Mì vẫn lặng lẽ nằm trên cái xích lô ọp ẹp chờ quán cơm chay bên cạnh đóng cửa. Ông chờ quán đóng cửa để có thể nằm ké dưới hàng hiên có bóng cây, không sợ sương đêm hay mưa bất thường. Dọc con đường này chỉ có quán cơm chay này có được như vậy.

Ông nói ông nghèo từ trong trứng dù sinh ra ở đất Sài Thành. Ba mẹ đặt tên ông là Mì vì chỉ mong sau này ông có mì để ăn no bụng. Nghèo đến nỗi, mẹ cha ông mất không có tiền an táng. Mới vài tuổi đầu, anh em ông phải đi làm thuê, làm mướn khắp nơi để có miếng ăn qua ngày. Anh chị ông đi làm thêm kiếm sống rồi đi đến đâu không biết, cứ thế ông lạc mất người thân lúc nào không hay.

người nghèo ở đất sài thành

Sau này mới biết ông Mì từng có hai đời vợ. Người vợ đầu tiên có với ông 1 đứa con trai nhưng không chịu nổi cái nghèo, bỏ chồng đi theo người khác vào Nha Trang. Người vợ hai cũng không chịu nổi cái hào nhoáng của chốn thị thành, bà đem con về Biên Hòa (Đồng Nai). Phần vì còn duyên nợ còn nợ ở Sài Gòn, phần vì tìm người thân nên ông quyết định ở lại.

Sáng ông đi chở khách thuê ở trước chợ Đa Kao, trưa về dưới chân cầu Calmette nghỉ ngơi. Một ngày nhiều lắm thì được 70.000 đồng, hôm thưa khách chỉ kiếm được 30.000 đồng, có hôm ông ôm bụng đói đi ngủ. Những người thuê ông Mì đều là người quen biết ông từ lâu, họ thương tình nên đi xích lô của ông và đều cho thêm, khi thì tiền, khi cho đồ ăn.

Người vợ của ông ở Biên Hòa vẫn giữ liên lạc với ông. Bà vẫn khuyên ông bỏ mọi thứ ở đây về Biên Hòa để bà chăm sóc nhưng ông Mì lắc đầu. “Bà ấy vẫn thường 2 tháng 1 lần lên đây thăm tôi, mang theo cả thằng Hai cho nó biết mặt ba nó. Vì thế tôi không di chuyển như lúc trước mà nằm cố định ở đây, cho bà ấy dễ tìm”, ông Mì kể.

Và một chuyện khiến ông không rời chỗ hiện tại vì ông cũng thương tôi, chủ hàng chay nơi ông đang nằm trước hiên nhà.

thương lắm hộp cơm chay ấm bụng

Có lẽ mối lương duyên của tôi với ông Mì bắt nguồn từ một hợp cơm ông được người ta phát từ thiện. Hôm đó, tôi đến nhận mặt bằng để làm quán mới. Ăn mặc xuề xòa để dễ bốc vác, dọn dẹp nên ai nhìn tôi cũng nghĩ tôi là người làm thuê. Tối đó, sau khi khệ nệ dời cái tủ gỗ đã mọt nát ra ngoài, tôi thấy ông Mì vừa dắt chiếc xích lô về. Tôi nhờ ông chở cái tủ này đi, ông đồng ý ngay lập tức.

Khi về, vẫn thấy tôi đang lúi húi dọn rác, ông dúi vào tay tôi nửa cái bánh mỳ. Ông bảo mới được người ta cho, thấy tôi chắc chưa ăn gì, ông chia cho tôi nửa. Sau này, khi nghe kể lại, ông vẫn cười hềnh hệch vì bộ dạng lam lũ của tôi khi đó.

Lần thứ 2 là ông giúp tôi thật, quán ở được 1 tuần thì bị trộm. Ông chính là người hô hoán kịp thời và đẩy xe xích lô để ngáng đường thằng trộm. Tôi có ngỏ ý để ông ngủ nhờ ở quán tôi hoặc mời ông về làm bảo vệ cho tôi nhưng ông chỉ cười, ông quen lang thang rồi, ở một chỗ ông không quen.

Và có một lần, tôi như nghẹn lại với nghĩa cử cao đẹp của ông. Bạn tôi mới mở cửa hàng sách rất lớn ngay Quận 3. Hôm tôi tới chơi, tự nhiên thấy một đôi dép xếp ngay ngắn bên ngoài, người đàn ông dáng người gày gò quen thuộc đang đứng nói chuyện với bảo vệ.

Người đàn ông tóc bạc, quần áo nhăn nhúm đứng khép nép hỏi bảo vệ:

“Chú có được vào đây không cháu?”.

“Tiền một cuốn sách ở đây bằng một ngày lương của chú, chú vào có tiền trả không?” –

Anh bảo vệ bụng vượt mặt bỡn cợt.

“Chú có, chú muốn mua cuốn sách kia kìa”.

Nhìn tay chú chỉ, tôi thấy một cuốn sách trang trí cầu kỳ, tinh tế mới xuất bản được đặt tại vị trí đẹp nhất trong cửa hàng. Chú rút ra một nhúm tiền lẻ cũ xì, đếm từng tờ một. Tôi chạy tới ngăn chú lại, kéo chú vào cửa hàng với ánh mắt ngơ ngác của anh bảo vệ.

“Con mua cho chú cuốn sách này nha”, tôi chủ động đề nghị

‘Chú có đủ tiền mà, cứ để chú mua”, ông gạt tay tôi và vẫn miệt mài đếm đủ số tiền để mua cuốn sách.

Trong đầu tôi thoáng nghĩ chắc ông dành tiền mua cho tặng con mình. Nhưng vừa ra tới nơi, ông vẫy vẫy một thằng nhóc đang cầm tập vé số đứng nép sau gốc cây, ông dúi vào tay nó và dắt xe xích lô đi về.

Sau đó ông kể lại, thằng nhỏ bán vé số ấy học giỏi nhưng vì nhà quá nghèo, nó phải bỏ học đi kiếm tiền. Ngày nào nó cũng qua lại hiệu sách ấy, dán mắt vào cuốn sách đẹp đẽ trên cao mà mơ ước. Nó từng đẩy xe giúp ông vài lần nên ông biết nó ham học, yêu ba mẹ, tiền có được không bao giờ dám tiêu xài cho bản thân.

tặng sách cho cậu bé nghèo

Tôi thấy nghẹn đắng nơi cổ họng. Người đàn ông lầm lũi ấy thà nằm dưới hiên quán tôi bao đêm chứ không chịu vào bên trong ngủ nhờ. Vào ngày chay, ông   tự bỏ 5.000 đồng để mua 1 suất cơm chay, đôi khi còn tặng thêm gạo, chai nước tương: “Được 50 ngàn đó, cho chú góp cùng mấy cô chú trong này ít gạo để chung vui cùng mọi người”.

Sắp tới ngày vợ ông lên thăm, ông Mì chăm chỉ hơn, khuya bất kỳ giờ nào, bất kể xa hay gần hễ có người thuê xích lô là ông đi. Ông để dành tiền khi vợ lên thăm lại gửi về một ít nuôi con, nuôi cháu, để trái gió trở trời vợ ông có tiền mua thuốc.

Ngày vợ ông Mì lên cũng khiến tôi háo hức không kém. Tôi đã bàn trước với vợ, sẽ đưa hai vợ chồng ông Mì đi khám tổng quát. Trước giờ, cả gia đình tôi đều được bảo hiểm thăm khám nội ngoại trú của Bảo Việt An Gia hỗ trợ chi phí tận tình, nhanh chóng nên hầu như không phải lo nghĩ gì. Nay trích ra một phần tiền làm ăn, dẫn hai vợ chồng ông Mì đi kiểm tra sức khỏe sau những ngày trái gió trở trời cũng không đến nỗi nào. Như cách ông Mì vẫn nói: “Tôi cũng như họ thôi, ‘anh em trong nhà’ nên san sẻ cho nhau. Tôi no mà người khác cũng no, như vậy cuộc sống vui hơn nhiều. Ở Sài Gòn, mọi người đều là người thân của tôi”.

Asset 4@2x

Yêu cầu tư vấn miễn phí

Gói bảo hiểm sức khoẻ Bảo Việt An Gia phù hợp








    Hotline tư vấn: 1800 6307