Dường như người trẻ nào cũng có đôi lần trải qua cảm giác “nào có ai hiểu được lòng ta”. Dù ở chốn đông người, đang quây quần bên người thân nhưng bên trong họ vẫn cảm thấy trống trải và cô đơn.
Đó là câu hỏi mà Huyền Trang chia sẻ trên blog cá nhân của mình. Có một công việc ổn định tại một công ty truyền thông với mức thu nhập khá, nhưng cô luôn cảm thấy mình không phù hợp, chẳng có niềm vui mỗi ngày đi làm.
Là người hoạt ngôn, cởi mở và dễ giao tiếp nhưng dường như những mối quan hệ của Huyền Trang đều là xã giao bên ngoài. Cô không tìm thêm được một người bạn để có thể trò chuyện, tâm sự hết nỗi lòng ở thành phố đông đúc này hay một người bạn trai hợp ý. “Sau những bồn bề công việc của một ngày, mình lại quay về với những nỗi cô đơn và trống trải trong tâm hồn. Có hôm mình gọi điện nói chuyện với đứa bạn thời cấp 2, mình nói muốn rời khỏi thành phố này, ở đây cô đơn”. Người bạn mình thắc mắc từng đó thời gian tại sao mình chẳng có một người bạn mới. Mình cũng không hiểu tại sao, nhưng cảm giác cô đơn ở chính nơi phố thị này lại khiến mình hoảng sợ và muốn trốn chạy”, Huyền Trang giãy bày.
Sáng sáng cắm mặt đi làm, giải quyết công việc khi ngẩng mặt lên đã là chiều tối. Đồng nghiệp vẫn cần mẫn, cặm cụi vào màn hình, chẳng nói với ai nửa lời. Về tới nhà khi đã mệt lả, chẳng biết ngày tháng nào là tình cảnh mỗi ngày của Huyền Trang. Cô những tưởng rằng trốn chạy tới nơi thành phố, rời xa gia đình khiến cô thấy mệt mỏi sẽ giúp bản thân vượt qua nỗi đau chia ly nhưng thực tế lại kéo cô vào một hố đen không đáy.
Cho tới khi học lớp 10, Trang vẫn luôn tự hào vì bố là bác sĩ, mẹ là giáo viên, cô tin mình là một đứa trẻ may mắn khi sinh ra được bố mẹ yêu thương và quan tâm. Nhưng đến gần ngày thi Đại học, Trang mới phát hiện ra rằng bố đã có nhân tình bên ngoài còn mẹ cũng sớm có tình yêu mới. Họ chỉ đợi Trang thi vào Đại học sẽ ly hôn để đường ai nấy đi. Phát hiện được sự thật ấy, Trang dường như sụp đổ.
Chẳng biết bày tỏ cùng ai, Trang đặt một tài khoản ảo trên Facebook để viết những nỗi niềm thầm kín. Cô cứ viết ra như để giải thoát cho cảm xúc của chính mình. Ngày cô nhập học trên thành phố cũng là lúc cô hay tin bố mẹ mình chính thức ly dị. Bơ vơ không còn nhà để về, Trang lao đầu vào học, vào làm thêm để kiếm thu nhập và vơi đi nỗi đau mất mát.
Mỗi ngày từ 8h sáng đến 7h tối, Trang hoạt động như một chiếc máy năng suất, hiệu quả nhưng vô tình, lạnh lùng. Ở tuổi 26, các cô gái khác đang tay trong tay với người yêu thì Trang chán ghét tình yêu nam nữ. Cô lao vào kiếm tiền, mua những thứ mình thích, hút thuốc và về nhà lướt mạng. Hút thuốc giúp cô xoa dịu căng thẳng và bình tâm trở lại.
Trang đã sống và tự tìm niềm vui như vậy trong gần chục năm qua nhưng dạo gần đây cô thấy không còn thấy thoải mái khi chia sẻ những cảm xúc của mình trên mạng xã hội. Trong số cả nghìn bạn bè trên Facebook nhưng cô chẳng thấy có ai khiến mình đủ tin tưởng để tâm sự. Lúc vui hay buồn, cũng chẳng thể chia sẻ cùng ai, Trang thấy lạc lõng với những chấm xanh trên khung chat.
Ở văn phòng, cô như một người vô hình, cô né tránh mọi cuộc trò chuyện với đồng đồng nghiệp, khi ăn trưa cũng chọn một góc riêng để ngồi. Cho đến một ngày, Trang bị dính Covid-19. Ngồi một mình trong bốn bức tường phòng trọ cùng từng cơn ho kéo tới dồn dập muốn phổ tung cuống họng, cô thấy mình thật thất bại. Hàng nước mắt chảy dài trên khóe mi, cô sợ mình sẽ không qua khỏi.
Chiếc điện thoại rung lên báo có tin nhắn tới, cô nghĩ rằng lại là những người cô chẳng quen trên mạng xã hội. Nhưng đó là chị đồng nghiệp ngồi cạnh nói gửi cho cô chút thuốc lá để đun xông họng cho mau khỏi, là bạn nam hay đến sớm của phòng bên cạnh gửi cho bài viết chia sẻ cách rèn luyện sức khỏe khi đang bị Covid-19. Anh Trưởng phòng cũng nhắn tin động viên và báo gửi tới một thùng đồ ăn mà cả phòng cùng hỗ trợ cho Trang. Bà ngoại cô cũng gọi lên và báo gửi cho một thùng quà quê, bà trách sao bệnh mà không về nhà bà chăm, ở trên đó một mình tội cái thân.
Từng lời, từng lời như thức tỉnh cô. Bao lâu nay, cô né tránh mọi sự quan tâm, tự tách rời mình với mọi người và than vãn bản thân chẳng có ai bên cạnh. Sau trận ốm, cô hiểu rằng mình phải thay đổi cách sống và làm việc tích cực hơn, mở lòng với những người xung quanh và rời xa mạng xã hội.
Cô dành thời gian rèn luyện thể thao, trò chuyện với đồng nghiệp, tham gia lớp vẽ và kết bạn với những người bạn mới. Tuy nhiên, do một thời gian dài hút thuốc, thể trạng không tốt cùng chế độ ăn uống bất hợp lý, di chứng Covid-19 ở phổi của Trang khá nặng. Cô phải uống thuốc và theo dõi phổi cẩn trọng. Nghe lời chia sẻ của chị đồng nghiệp, Trang bắt đầu tham gia gói bảo hiểm thăm khám nội ngoại trú của Bảo Việt An Gia để chăm sóc sức khỏe và chuẩn bị cho các tình huống phát sinh sau này.
“Đối với mình bây giờ sức khỏe là trên hết, sức khỏe thể chất và cả tinh thần. Mình hiểu rằng ai cũng sẽ thấy cô đơn trong hành trình trưởng thành, nhưng cô đơn không có nghĩa là một mình chống chọi với mọi thứ. Cô đơn để giúp mình trân quý những yêu thương ở xung quanh. Cô đơn cuối cùng cũng chỉ là một cảm xúc, và cảm xúc ấy sẽ chóng qua thôi”, Trang chia sẻ.