“Quite quitting” hay “nghỉ việc trong im lặng” là thuật ngữ đang phổ biến hiện tại với ý nghĩa phản đối “văn hóa hối hả”, hết mình với công việc. Không làm việc ngoài giờ, không trả lời tin nhắn sếp vào buổi tối và cũng không nhận thêm những nhiệm vụ mới. Xu hướng này là đúng hay sai?
Vừa ra trường, Bùi Phương Anh may mắn được nhận vào làm ngay tại phòng Kiểm soát chất lượng tại một Công ty thực phẩm lớn. Vì vừa mới ra trường, còn nhiều bỡ ngỡ nên Phương Anh luôn ở lại làm muộn hơn các đồng nghiệp khác để bắt nhịp với công việc.
Cô liên tục nhận điện thoại công việc vào cuối tuần, ngày lễ, 10h30 tối, sáng đến sớm, tối về trễ hơn đồng nghiệp để hoàn thành các nhiệm vụ được giao cũng như giao lưu với đồng nghiệp. Nhiều người dễ thương nói cô là “con ong chăm chỉ”, người không thích sẽ nghĩ cô “thể hiện để lấy lòng cấp trên”.
Minh Thư, bạn cùng lớp với Phương Anh lại chọn cách làm việc khác cô. Minh Thư chỉ làm đúng phần việc như trong mô tả khi phỏng vấn. Thư rời văn phòng đúng giờ, từ chối trả lời email hoặc những tin nhắn công việc ngoài giờ hành chính. Theo Thư, nó như một điều thay đổi trong tư duy, cho phép cô bớt đầu tư về mặt tinh thần và cảm xúc cho công việc của mình.
Thư hay phàn nàn Phương Anh đã quá cống hiến cho công việc mà quên mất thời gian dành cho bản thân. Nhìn cách làm việc của Thư, ban đầu Phương Anh phản ứng gay gắt và phán xét về điều đó. Cho đến một ngày, Phương Anh dính Covid-19.
Sức khỏe cô giảm sút trầm trọng, những cơn ho xé cổ họng, nhức đầu, mỏi cơ khiến cô chẳng thể rời khỏi giường. Vậy mà những tin nhắn công việc vẫn tới tấp gửi tới, một cách vô hồn. Đồng nghiệp từng trò chuyện vui vẻ bên cô bây giờ chẳng có một lời hỏi thăm, công ty cũng không có động thái hỗ trợ, động viên gì cô. “Những ngày bó gối trong bốn bức tường, chẳng một ai hỏi thăm, mình nhiều lần tự hỏi liệu một ngày ngã xuống, sẽ có ai ở bên cạnh. Công việc này liệu có xứng đáng để mình đầu tư thời gian đến thế không?”, Phương Anh kể lại.
Khi trở lại công việc, Phương Anh tiếp tục gặp một chuyện chẳng ai ngờ. Công trình nghiên cứu mà cô “lao tâm khổ tứ” làm bấy lâu nay, trong thời gian cô nghỉ đã có người tiếp nhận và được sếp đánh giá cao. Dồn nén trong nhiều ngày, Phương Anh từ phẫn nộ sang thất vọng. Điều mà cô mong muốn và coi trọng không còn là tiền bạc. “Những điều trải qua trong cuộc sống, trong công việc khiến tôi chán nản, tôi không làm việc vì thăng chức hay tăng lương nhưng những gì tôi cống hiến lại không được đánh giá cao. Vậy tôi chẳng có gì để phải cố gắng nữa”, Phương nhớ lại.
Sau 18 tháng, Phương Anh nộp đơn xin nghỉ với lý do muốn tìm một cơ hội mới. Cô trao đổi với sếp trực tiếp muốn tìm một công việc phù hợp với quỹ thời gian của cô.
Trái với những gì cô tưởng tượng, người sếp của Phương Anh không đồng ý cho cô nghỉ. Người sếp khẳng định hiệu quả công việc mà cô đem lại, Phương Anh cần thêm thời gian để trau dồi để có thể tiến xa hơn trong công việc. Sếp cũng nhìn nhận lại thời gian vừa rồi đã bỏ bê, không quan tâm tới nhân viên của mình. Sếp khuyên cô hãy dành thời gian nghỉ ngơi và suy ngẫm thêm trước khi quyết định.
Khi nghe bạn chia sẻ về ý định nghỉ việc, Thư an ủi bạn rằng sau khi cô áp dụng “nghỉ việc trong im lặng”, cô vấp phải nhiều áp lực hơn từ đồng nghiệp. Hiệu quả công việc giảm sút, cô cũng chẳng còn tìm thấy niềm vui mỗi khi bước chân vào văn phòng. Thậm chí, Thư cảm thấy bản thân còn thụt lùi hơn những người vào công ty sau mình. “Khi nghĩ kĩ lại, mình muốn tìm ‘work-life balance’ nên mới chọn ‘quite quitting’ nhưng lựa chọn ấy lại không khiến mình thấy thoải mái, nhiều người còn nghĩ mình đang chống đối lại cấp trên”, Thư chia sẻ.
Thư khuyên Phương Anh nếu cảm thấy kiệt sức vì công việc, có thể thiết lập ranh giới lành mạnh có thể tìm lại sự cân bằng mà bản thân muốn. Phương Anh xin nghỉ 3 ngày để tham gia một chuyến du lịch ngắn ngày với bạn bè. Sau chuyến đi tái tạo năng lượng, cô đã lập ra 4 quy tắc vàng để “nghỉ việc trong im lặng” một cách phù hợp nhất.
Tận dụng “giờ vàng”. “Giờ vàng” là khoảng thời gian tốt nhất trong ngày để tư duy sáng tạo, tư duy chiến lược và làm việc hiệu quả. Với Phương Anh, đó là khoảng thời gian buổi sáng trước 11h. Nên cô tận dụng thời gian này để giải quyết tốt nhất công việc quan trọng, thay vì chỉ làm những việc vặt vãnh, tiêu tốn thời ginan, trong khi chưa xử lý triệt để những nhiệm vụ được giao.
Sử dụng thiết bị công nghệ hợp lý. Xử lý công việc qua điện thoại, email bất kể thời gian khiến Phương Anh mệt mỏi. Cô xem xét tổng quát công việc khi ngày làm việc kết thúc, sau đó, cô sẽ nhẹ nhàng bỏ qua các cuộc gọi sau 22h.
“Rút phích cắm” trong kỳ nghỉ. Phương Anh quyết định sẽ dành thời gian để đi du lịch ngắn ngày với bạn bè và người thân để “F5” lại bản thân. Cô cố gắng giải quyết các công việc trước các kỳ nghỉ để không ai đòi việc khi cô đang nghỉ ngơi. Nếu trong trường hợp bạn không thể ngắt mình ra khỏi công việc vì tình huống bất khả kháng, cô cũng cố gắng hỗ trợ trong một khung giờ cố định.
Sắm một “người bạn đồng hành”. Người bạn này sẽ bên cô 24/7, mỗi khi cô cần và là điểm tựa tài chính trong các tình huống phát sinh. “Mình chọn tham gia bảo hiểm thăm khám nội ngoại trú của Bảo Việt An Gia để ý thức chăm sóc sức khỏe bản thân, tích lũy một khoản chi phí mỗi tháng một cách chủ động để phòng ngừa mọi tình huống xảy ra”, Phương Anh chia sẻ.
Công việc chỉ là một phần của cuộc sống, không đồng nghĩa với việc chúng ta phải hy sinh tất cả cho công việc. Mỗi người sẽ có giới hạn và ưu tiên khác nhau trong cuộc sống, chỉ cần bản thân xác định được giới hạn ấy, vạch ra ranh giới để bản thân được nghỉ ngơi đúng với mức mình cần. Có như vậy, bạn mới có đủ năng lượng và cảm hứng để làm việc tiếp.