Từ lâu, người Sài Gòn đã nổi tiếng hào sảng và nghĩa tình, đặc biệt là những câu chuyện từ con người xuất thân từ đường phố nhưng nhân cách của họ lại khiến nhiều người trẻ phải dừng lại và suy ngẫm. Tấm lòng luôn nhiệt tình và chân thành, đó là những gì người ta nói về bài học yêu thương xuất phát từ “dân xã hội” của mảnh đất đô thị hoa lệ.

tai nạn giao thông kinh hoàng

Buổi sáng, Sài Gòn thật yên bình với tiếng chim hót ríu rít, những tia nắng vàng mong manh xuyên qua kẽ lá khiến cho không khí buổi sáng trở nên ấm áp hơn. Ngồi trên giường bệnh đã được một tháng, Nhi đưa mắt nhìn ra cửa sổ rồi chép miệng, nghĩ không biết khi nào mình có thể trở về cuộc sống trước kia.

1 tháng trước, vào lúc tan ca đi làm về, Nhi hí hứng cầm ổ bánh mì vừa mới mua bên vệ đường và đi qua nhà xe để kịp giờ nhà xe đóng cửa. Vì dự án cô phụ trách đang trong giai đoạn đấu thầu nên tối nay Nhi hoàn tất công việc khá muộn. Thêm nữa, cô cũng muốn mau chóng về gọi điện cho mẹ vì suốt thời gian qua cô bị cuốn vào guồng quay công việc nên đã lâu rồi chưa hỏi thăm bố mẹ thế nào.

Vì quá mệt mỏi sau những ngày thiếu ngủ chạy deadline nên Nhi có chút không tỉnh táo và tay lái khá loạng choạng. Không ai ngờ rằng, chỉ ít phút sau đó, một tai nạn kinh hoàng ập đến. Chiếc xe bus từ bên đường bỗng nổ lốp sau đó lật nhào qua phía bên Nhi, khiến cô chưa kịp phản xạ thì đã thấy người mình như bị gấp về một phía và rồi tất cả mọi thứ trở nên tối đen.

tai nạn không may xảy ra
từ xa lạ thành thân quen

Sau ngày xuất viện trở về, tâm tình Nhi vẫn còn có chút hỗn loạn, bạn bè xung quanh cũng hạn chế nhắc về sự cố không mong muốn đó. Vì gặp tai nạn trong lúc không tỉnh táo nên Nhi nảy sinh một hiện tượng tâm lý sợ sệt đi xe một mình, vậy nên cô quyết định đi xe ôm đến công ty để luôn bảo đảm mình tỉnh táo quan sát tình hình xung quanh.

Không ngờ quyết định mỗi ngày bắt xe ôm đi làm lại khiến Nhi có cái nhìn khác về cuộc sống và hơn hết là tình cảm cô dành cho bố mẹ và những người yêu thương. Cô vẫn còn nhớ như in kỷ niệm của cô cùng chú Điệp – chú xe ôm người Sài Gòn đầy chân thành và dễ thương. Tính tình chất phác và nhiệt tình của chú không chỉ khiến trái tim cô gái nhỏ dần quên đi tai nạn đầy ám ảnh kia mà còn giúp tâm hồn Nhi như hòa làm một với mảnh đất Sài Gòn nhộn nhịp

Ấy là lần đầu tiên Nhi gặp chú Điệp vào một buổi trưa Sài gòn nắng rát mặt, khi cô đang đứng bắt taxi mỏi mòn. Bỗng có một chú mặc áo khoác rằn ri, đội nón lính, chân đi bốt đen, dừng lại bên đường hỏi Nhi có đi xe không. Cô bỗng hỏi lại một câu rất không thông minh “Chú chạy xe hở chú?”.

Chú gật, nói: “Bé ơi, con chờ taxi sẽ rất lâu đó, mà có khi nó đi vòng vòng còn tốn tiền con nữa”. Nhi trả lời: “Chú chở con đi hiệu thuốc nha” – Chú vui vẻ: “ừ, để chú chở con ra hiệu thuốc trong chợ, bán thuốc rất hay con à”.

“Rồi chú chở con đi mua cháo nữa nha” – Nhi nói tiếp. Chú tiếp lời: “Nếu vậy thì chú chở con đi hiệu thuốc P ở gần chỗ bán cháo luôn, đi vậy thuận đường cho con hơn, thuốc và cháo đều chất lượng hết”.

Thực tình Nhi cũng vốn tò mò về những con người trên đường mình gặp phải. Nói chuyện với họ, nghe họ kể chuyện giống như được nhìn vào những cuộc đời khác nhau, không ai giống ai cả. Chú xe ôm chở Nhi hôm ấy sinh ra ở Sài Gòn, năm nay đã ngoài 50.

tình người giữa lòng thành phố

“Chú là người Sài Gòn chính gốc, từ nhỏ đến lớn chú ở đây, con đi xe mà gặp chú là an tâm nhất rồi đó, chú biết nhiều chỗ mà tụi taxi không biết đâu, tụi nó trẻ mà, với lại đa số là dân xứ khác mới tới Sài Gòn thôi, nó không rành hang cùng ngõ hẻm đâu con” – chú hết mình quảng cáo.

“Cái nhà thuốc chú chở con tới, đó là 1 trong 2 nhà thuốc hay nhất Sài Gòn, ở đây nhiều chỗ bán thuốc nhưng uống không hết, chỉ có 2 chỗ này bán thuốc uy tín mà đúng bệnh. Con biết không, nhà chú hơn 10 nhân khẩu, từ nhỏ tới lớn cứ hễ có bệnh là cứ ra một trong hai chỗ này mua thuốc là hết” – Chú từ tốn giải thích.

“Còn cái con đường này, lát nữa tới một quán mì quảng mà chỉ có dân Sài Gòn biết. Nó nằm trong đường nhỏ, bà chủ bán mì từ hồi còn căn nhà gỗ lụp xụp, bây giờ xây nhà mấy tấm kiên cố rồi. Con mua cháo cho người bệnh, còn con đằng nào chiều cũng phải ăn chiều chứ, lát con ăn mì quảng không, chú mua cho con một phần ăn cho biết?” – Chú nhìn Nhi dặn dò

“Tới quán mì rồi nè , con đứng đây chờ nha, chú vô mua cho… thôi con cất tiền đi, lát về rồi tính sau” – chú nhắn nhỏ Nhi. Từ đầu tới cuối, Nhi chỉ biết dạ dạ vì việc gì chú cũng tính toán giùm hết rồi. Không những thế, chú lại còn vui tính, bộc trực, ăn nói rõ ràng thẳng thắn.

Tới quán cháo chú chống nghiêng cái xe, kêu đứng đây chờ rồi vào mua cháo cho cô. Thấy trời nắng, lại muốn nhắn tin hỏi thăm người yêu nên Nhi chạy vào mái hiên gần đó đứng bấm điện thoại. Lát sau nghe giọng chú từ trong quán quát ra: Ê CON NHỎ, chú kêu mày đứng giữ xe, mày lủi vô đó mất xe làm sao, chìa khóa còn cắm trên xe luôn kìa???”

Nhi bật cười thành tiếng lớn, chạy ra chỗ xe thấy chú còn cắm chìa khóa trên xe thật, cô lại còn định ghẹo chú nhưng lại thôi vì sợ chú quát tiếp. Dù chú mới la có một câu, mà trên đường về chú hỏi han không ngừng, giống như sợ cô buồn. Mà Nhi thì nào có buồn gì vì người như chú cô quý trọng còn không hết.

Trên đường về, chú nói sau này có muốn ăn gì hay mua gì ở đất Sài Gòn chỉ cần gọi điện cho chú là chú mua tới chỗ cho, tính giá bằng giá xe ôm thôi không lấy mắc đâu. Nhi cũng không cần mất công đi mua, chờ đợi lâu lắc…

Đến nơi, Nhi xin số điện thoại và gửi chú thêm ít tiền để cảm ơn, nhưng khi tìm khắp nơi lại không thấy bóp tiền của mình đâu cả. Khuôn mặt Nhi dần trở nên hoang mang và cô lí nhí trong miệng: “chú ơi, cháu làm phiền chú từ sáng đến giờ nhưng mà giờ kiểm tra khắp người thì mới phát hiện cháu quên mang ví. Chú có thể nào cho cháu thiếu được không ạ?”.

Thấy Nhi bối rối, chú lập tức cười xòa và từ chối: “Thôi chú không lấy đâu, con alo cho chú lần sau rồi gửi luôn một lần cũng được, hôm nay hết 50 ngàn tiền xe và tiền đồ ăn như quán họ tính thôi, chú không lấy thêm của con”.

Tạm biệt chú Điệp, trong lòng Nhi dâng lên một nỗi niềm biết ơn khó tả….

bài học về trái tim yêu thương

Sau lần gặp đầu tiên đầy ấn tượng ấy, Nhi trở thành khách quen của chú Điệp, cả hai một trẻ một già lúc nào cũng tíu tít trên các con đường, ở đâu lạ lạ chú đều chỉ cho Nhi biết và kể những giai thoại oanh liệt hoặc những bí mật mà chỉ có dân địa phương biết. Nhi nhờ những câu chuyện của chú mà càng thêm nuôi dưỡng tình yêu thương đối với mảnh đất quê hương thứ hai của cô.

Mối quan hệ của cô và chú càng thêm khắng khít vì chú thực sự như một người cha chỉ bảo cô từng điều nhỏ và quan tâm cô như một người thân trong gia đình. Cô cảm thấy trân trọng những tình cảm mình có trước mắt và biết ơn những người mình được gặp trong cuộc đời này.

Chú Điệp tuy là người ngoài còn biết chăm sóc và yêu thương đến thế, còn bố mẹ Nhi ở quê lam lũ từng ngày nhưng cô lại vô tình quên đi mất việc họ cũng cần con cái yêu thương. Vì thế, nhân dịp ngày sinh nhật mẹ sắp đến, cô quyết định dành tặng cả bố và mẹ một món quà bất ngờ.

tham gia bảo hiểm sức khỏe bảo việt an gia để bảo vệ tài chính là sức khỏe

Tuy nhiên vì không được ở gần chăm sóc bố mẹ, cô dự định sẽ mở một khoản dự trữ như bảo hiểm y tế để có thể gửi về chăm sóc sức khỏe cho họ từ xa. Sau một thời gian tìm hiểu và được bạn bè tư vấn, Nhi biết đến bảo hiểm nội ngoại trú Bảo Việt An Gia và quyết định mở tài khoản vì rất ưng ý với các chính sách được đề xuất.

Bảo hiểm nội ngoại trú Bảo Việt An Gia với chính sách bảo lãnh người bệnh hấp dẫn, được kết nối với gần 200 bệnh viện trên toàn quốc và chi phí chỉ tốn từ 3.000đ/ngày, chắc chắn sẽ đem đến cho bố mẹ Nhi một cuộc sống tràn ngập niềm vui và thật nhiều sức khỏe.

Footer Line@2x

Yêu cầu tư vấn miễn phí

Gói bảo hiểm sức khoẻ Bảo Việt An Gia phù hợp








    Hotline tư vấn: 1800 6307