Không phải tất cả trường hợp khám chữa bệnh đúng tuyến đều nhận được quyền lợi bảo hiểm y tế. Theo quy định hiện nay, vẫn còn những mục bảo hiểm không chi trả và đòi hỏi người tham gia phải nắm rõ để đảm bảo quyền lợi cá nhân. Hãy cùng Medplus tìm hiểu về các thông tin này thông qua bài viết hôm nay nhé.
Bảo hiểm y tế là gì?
Bảo hiểm y là hình thức chăm sóc sức khỏe cộng đồng, không có mục đích lợi nhuận do Nhà nước cung cấp và quản lý. Đây cũng là giải pháp kịp thời về tài chính, hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí điều trị, để người tham gia kịp thời tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế, sớm hồi phục sức khỏe.
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
Hiện nay, quyền lợi bảo hiểm y tế được áp dụng cho các đối tượng sau:
1. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc
Theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế bao gồm:
- Người lao động
- Người tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
- Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng phí
- Nhóm được người sử dụng lao động hỗ trợ đóng phí
- Nhóm được cơ quan bảo hiểm xã hội hỗ trợ đóng phí
Đối với nhóm đối tượng được hỗ trợ tài chính, Nhà nước có thể trợ cấp một phần hoặc toàn bộ chi phí, tùy theo quy định trong luật bảo hiểm y tế
2. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện
Nếu không nằm trong danh sách bảo hiểm y tế bắt buộc thì đây chính là đối tượng tham gia tự nguyện, bao gồm:
- Học sinh, sinh viên
- Thân nhân được người lao động có trách nhiệm nuôi dưỡng và sống cùng nhau trong một hộ gia đình
- Đối tượng có gia đình làm nông, lâm, ngư nghiệp
- Một số đối tượng khác
Bảo hiểm y tế tự nguyện có phí đóng phụ thuộc vào nghề nghiệp và thu nhập của người tham gia. Cụ thể là chi phí nằm ở 4,5% mức lương và trợ cấp, trong đó doanh nghiệp đóng 3%, người lao động có trách nhiệm đóng 1,5%.
Bảo hiểm y tế không chi trả cho các trường hợp nào?
Theo quy định mới nhất hiện nay, nếu nằm trong những mục bảo hiểm không chi trả thì người tham gia không được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế, dù đi khám chữa bệnh đúng tuyến:
- Chi phí khám chữa bệnh (thuộc trường hợp được nhận quyền lợi bảo hiểm y tế) đã được ngân sách Nhà nước chi trả.
- Chế độ an dưỡng tại hệ thống cơ sở điều dưỡng
- Khám sức khỏe thông thường
- Xét nghiệm, chẩn đoán mang thai, không phục vụ mục đích điều trị
- …Vv….
Có thể thấy, không phải bất kỳ lúc nào hoặc trường hợp nào cũng được bảo hiểm y tế chi trả. Loại bảo hiểm này có vai trò chủ yếu là chăm sóc sức khỏe thuần túy, không thể chu toàn cuộc sống trước rủi ro bất ngờ. Chính vì vậy, song song với việc tham gia bảo hiểm y tế, bạn cũng nên lựa chọn một giải pháp dự phòng tài chính hiệu quả hơn để được bảo vệ toàn diện.
Giải pháp gia tăng quyền lợi, chăm sóc sức khỏe tối đa
Bảo hiểm sức khỏe – sản phẩm phụ được đính kèm với gói bảo hiểm nhân thọ chính là gói bảo hiểm bạn có thể tham khảo nếu đang tìm kiếm giải pháp bảo vệ tài chính. Loại bảo hiểm này có mức phí thấp nhưng lại cung cấp nhiều quyền lợi thiết thực giúp gia tăng phạm vi bảo vệ. Chẳng hạn như:
- Quyền lợi điều trị tại hệ thống bệnh viện nước ngoài hoặc bệnh viện quốc tế ở Việt Nam.
- Quyền lợi bệnh hiểm nghèo, được chi trả số tiền rất lớn trước rủi ro bệnh ung thư, bệnh nan y hoặc những mục không được bảo hiểm y tế đáp ứng.
Nhìn chung, đây là xu hướng lựa chọn mới của nhiều người hiện đại. Khi bên cạnh chăm sóc sức khỏe, người Việt ngày càng quan tâm hơn đến tương lai của bản thân và gia đình; mong muốn tìm ra giải pháp vững vàng như bảo hiểm nhân thọ để kiến tạo hành trình hạnh phúc, bảo vệ toàn diện cho cả nhà trên cùng một hợp đồng.
Tham gia bảo hiểm y tế là lựa chọn cần thiết với mỗi cá nhân và tổ chức. Song, trong một vài trường hợp, quyền lợi bảo hiểm y tế còn hạn chế, không hỗ trợ chi trả các khoản phí. Lúc này, sản phẩm bảo hiểm sức khỏe của công ty bảo hiểm nhân thọ thể hiện rõ vai trò hơn khi có thể san sẻ tài chính kịp thời, chăm sóc và bảo vệ người tham gia trước nhiều rủi ro.
Xem thêm
- (2022) Có nên mua bảo hiểm sức khỏe khi đã sở hữu bảo hiểm y tế không?
- (2022) Lựa chọn bảo hiểm sức khỏe dài hạn và ngắn hạn
- “Cạm bẫy” của việc không mua bảo hiểm sức khỏe
- [2022] Bảo hiểm sức khỏe có chi trả cho phẫu thuật thẩm mỹ không?
- [2022] Bảo hiểm sức khỏe cho trẻ sơ sinh
- [2022] Bảo hiểm sức khỏe cá nhân: các gói bảo hiểm sức khỏe cá nhân liên quan và các điều khoản bao gồm – loại trừ trong hợp đồng bảo hiểm
- [2022] Bảo hiểm sức khỏe có OPD và những điều bạn cần biết
- [2022] Bảo hiểm sức khỏe điều trị tại nhà và tầm quan trọng