Bệnh thủy đậu (còn gọi là bệnh trái rạ) từng bị nhầm lẫn với bệnh đậu mùa suốt thời gian dài cho đến tận thế kỷ 19. Bệnh phổ biến ở trẻ em dưới 10 tuổi và bắt đầu giảm mạnh từ năm 1970 khi có các nhà khoa học tìm ra được vắc xin ngừa thủy đậu.
Vậy bệnh thủy đậu là gì? Cách phòng ngừa bệnh tốt nhất cho trẻ em là gì? Hãy cùng Medplus tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
1. Bệnh thủy đậu là gì?
Thủy đậu là bệnh nhiễm trùng do vi rút varicella-zoster gây ra. Vi rút này có kích thước khoảng 150- 200mm, với nhân là AND. Người mắc bệnh sẽ phát ban, nổi mụn nước nhỏ có chứa đầy dịch, gây ngứa. Bệnh rất dễ lây cho những người chưa được tiêm vắc xin hoặc chưa từng nhiễm vi rút varicella-zoster.
2. Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu
Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây trực tiếp qua đường hô hấp như ho khan, hắt xì và lây gián tiếp khi tiếp xúc với nước miếng, dịch tiết, chất lỏng từ mụn nước. Vi rút gây bệnh bằng cách xâm nhập vào niêm mạc đường hô hấp trên (miệng, hầu họng) và cũng có thể là đường tiêu hoá, kết mạc mắt nhưng hiếm gặp.
Vi rút varicella-zoster có thể lây cho những người xung quanh chỉ trong 1 – 2 ngày trước khi người bệnh xuất hiện mụn nước. Vi rút gây bệnh thủy đậu chỉ ngừng lây khi tất cả các mụn nước đã đóng vảy. Và các nhà khoa học đã hồi cứu và nhận thấy hầu hết nguyên nhân gây bệnh thủy đậu là do tiếp xúc với người bệnh.
3. Triệu chứng của bệnh thủy đậu
Sau 10 – 21 ngày tiếp xúc với vi rút varicella-zoster, người bệnh có triệu chứng nổi mụn nước trên da niêm mạc, ngứa do nhiễm trùng, phát ban, ban mọc thành nhiều đợt cách nhau 3-4 ngày.
Bệnh thủy đậu thường kéo dài khoảng 5 – 10 ngày. Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp các dấu hiệu bệnh thủy đậu như: Sốt, ăn mất ngon, đau đầu, mệt mỏi và cảm giác khó chịu trong người.
4. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh thủy đậu nhất
Thời kỳ lây truyền bệnh thủy đậu của vi rút varicella-zoster là 1-2 ngày trước khi phát ban và cho đến khi tất cả các mụn nước vỡ đóng vảy. Vậy đối tượng nào có nguy cơ nhiễm bệnh thủy đậu?
Bệnh thủy đậu xảy ra phổ biến ở trẻ dưới 10 tuổi, nhưng điều này không có nghĩa người lớn không mắc bệnh. Tất cả mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh thuỷ đậu và trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 7 tuổi là đối tượng dễ nhiễm vi rút nhất. Riêng ở người lớn (trên 20 tuổi) thì tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ít hơn, khoảng 10% do đã có miễn dịch.
Người đã mắc bệnh thủy đậu thì thường có miễn dịch miễn dịch bền vững suốt đời, tuy nhiên cũng có khoảng 1% tái nhiễm. Một số người có thể bị thủy đậu nhiều hơn một lần trong đời, nhưng trường hợp này rất hiếm. Với những người đã tiêm vắc xin thủy đậu mà vẫn mắc bệnh thì các triệu chứng bệnh thường nhẹ hơn, ít mụn nước và nhẹ hoặc không sốt.
5. Biện pháp phòng tránh bệnh thủy đậu
Cách phòng bệnh thủy đậu hiệu quả nhất là tiêm vắc xin. Các chuyên gia ước tính 98% trường hợp tránh được thủy đậu là nhờ vắc xin phòng bệnh quá hiệu quả. Hiện nay vắc xin ngừa thủy đậu được “tích hợp” chung với vắc xin ngừa sởi, quai bị.
Mũi 1: Tiêm khi trẻ trên 1 tuổi.
Mũi 2: Trẻ từ 1 – 13 tuổi. Tiêm cách mũi 1 tối thiểu 3 tháng. Trẻ 13 tuổi trở lên: Tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.
Khi tiếp xúc với người đang mắc bệnh thủy đậu mà bản thân chưa tiêm ngừa vaccine thủy đậu, cần tiêm chủng trong 3 ngày sau đó.
Với các gói bảo hiểm sức khỏe, bạn có thể tận dụng quyền lợi của bảo hiểm để tiêm vaccine phòng ngừa thủy đậu miễn phí. Bên cạnh đó, bảo hiểm sức khỏe còn cung cấp quyền lợi tiêm phòng miễn phí cho nhiều loại bệnh khác.
6. Tạm kết
Bây giờ bạn đã biết về các triệu chứng của bệnh thủy đậu ở trẻ em và cách thức lây lan của nó cũng như cách phòng ngừa bệnh cho trẻ tốt nhất. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng bạn có sẵn BẢO HIỂM SỨC KHỎE phù hợp để họ có thể xử lý mọi trường hợp khẩn cấp.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của Medplus, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ chúng tôi qua hotline 0931 338 854 hoặc để lại thông tin TẠI ĐÂY để nhận được tư vấn miễn phí từ chúng tôi.
Xem thêm
- [2022] Bảo hiểm nhân thọ cho trẻ em – Các điều khoản bao gồm và loại trừ trong hợp đồng bảo hiểm
- [2022] Bảo hiểm thương mại và cách tiết kiệm chi phí khi mua
- [2022] Các nhu cầu của nhân viên sau đại dịch
- [2022] Điều trị hiếm muộn có được bảo hiểm sức khỏe chi trả không?
- [2022] Làm thế nào để quy trình giải quyết yêu cầu bồi thường bảo hiểm của bạn được nhanh chóng
- 7 điểm khác nhau giữa hợp đồng bảo hiểm sức khỏe GMC và GPA
- Tất cả những gì bạn cần biết về bảo hiểm bệnh hiểm nghèo dành riêng cho phụ nữ
- Mua bảo hiểm sức khoẻ Bảo Việt An Gia ở Lạng Sơn – Trực tiếp và online 2022
- Một số lưu ý cần biết khi mua bảo hiểm – Các loại bảo hiểm bạn cần phải biết [2023]
- Viêm não rải rác cấp tính mua bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia được không?