Ngày nay khi rủi ro trong kinh doanh ngày càng nhiều thì nhiều người càng không muốn chịu quá nhiều rủi ro, cũng do đó mà bảo hiểm gián đoạn kinh doanh được các công ty bảo hiểm thiết kế nhằm bảo hiểm cho các doanh nghiệp khỏi một số rủi ro kinh doanh nhất định.
Hãy cùng Medplus tìm hiểu chi tiết hơn về loại hình bảo hiểm này qua bài viết dưới đây nhé!
1. Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh là gì?
Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh là loại hình bảo hiểm cho những mất mát về lợi nhuận gộp do sự giảm sút về doanh thu hoặc gia tăng về chi phí kinh doanh, gây ra do việc gián đoạn hoạt động kinh doanh của người được bảo hiểm do các rủi ro được bảo hiểm ở phần thiệt hại vật chất gây ra.
Xem ngay: Làm mẹ đơn thân và tầm quan trọng của bảo hiểm sức khỏe
2. Đối tượng của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
Đối tượng của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh thực chất chính là những thiệt hại về lợi nhuận và các chi phí cố định không được bù đắp khi doanh nghiệp bị đình trệ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Những thiệt hại về lợi nhuận và chi phí cố định sẽ được tính trong quãng thời gian kể từ khi doanh nghiệp bị tổn thất phải xây dựng lại nhà xưởng và lắp đặt lại các trang thiết bị máy móc và khoản lợi nhuận bị mất trong quãng thời gian mà doanh nghiệp đã quay trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng doanh nghiệp đó lại chưa đạt được mức lợi nhuận tại thời điểm trước khi xảy ra tổn thất.
Ngoài ra các chi phí phụ thêm nhằm mục đích để có thể hạn chế những thiệt hại về lợi nhuận do tổn thất gây ra, cũng là đối tượng của nghiệp vụ bảo hiểm này.
Như vậy, ta nhận thấy rằng, đối tượng của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh bao gồm:
- Lợi nhuận trong sản suất kinh doanh của các chủ thể là những người được bảo hiểm.
- Các chi phí cố định bắt buộc.
- Các chi phí cố định phát sinh (tiền thuê nhà tạm để thay thế trong thời gian chờ xây dựng lại nhà xưởng).
3. Phạm vi bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
Phạm vi của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh bao gồm:
- Bồi thường cho mất “lợi nhuận kinh doanh” và “các chi phí cố định” (nếu có) mà Người được bảo hiểm phải tiếp tục chi trả trong khi hoạt động kinh doanh bị đình trệ, cản trở hoặc bị ảnh hưởng do các thiệt hại vật chất bất ngờ được bảo hiểm xảy ra đối với những tài sản được bảo hiểm.
- Ngoài ra Người bảo hiểm sẽ bồi thường thêm cho Người được bảo hiểm các chi phí chi thêm để giảm thiểu tổn thất do hậu quả của việc kinh doanh bị ảnh hưởng. Ví dụ: Chi phí tạm thuê nhà xưởng hoặc máy móc, chi phí tăng ca, cước phí vận chuyển khẩn cấp,…
Các chi phí không trực tiếp giảm thiểu tổn thất của việc gián đoạn kinh doanh chỉ được bồi thường nếu có thỏa thuận riêng.
4. Thời hạn bồi thường bảo hiểm gián đoạn kinh doanh là bao lâu?
Thời hạn bồi thường của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh thông thường sẽ là 12 tháng, tuy nhiên các chủ thể là người được bảo hiểm có thể yêu cầu thời hạn bồi thường dài hoặc ngắn hơn.
\Thời hạn bồi thường được hiểu cơ bản chính là khoảng thời gian gián đoạn kinh doanh mà các chủ thể là người bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường cho các chủ thể là người được bảo hiểm phần lợi nhuận ròng và chi phí cố định (nếu có) mà các chủ thể là người được bảo hiểm bị mất trong khoảng thời gian gián đoạn kinh doanh.
Lưu ý rằng thời hạn này sẽ được tính từ thời điểm xảy ra tổn thất cho đến thời điểm sản xuất kinh doanh của người được bảo hiểm trở lại hoạt động bình thường nhưng không vượt quá thời hạn bồi thường tối đa.
5. Tạm kết
Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh được hiểu cơ bản chính là loại bảo hiểm gắn liền với bảo hiểm thiệt hại vật chất (bao gồm bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt, bảo hiểm mọi rủi ro tài sản…) nên loại hình bảo hiểm gián đoạn kinh doanh và bảo hiểm thiệt hại vật chất thông thường được thu xếp với cùng một công ty bảo hiểm.
Trên đây là tất cả những gì Medplus muốn chia sẻ với bạn về chủ đề bảo hiểm gián đoạn kinh doanh. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của Medplus, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ chúng tôi qua hotline 0931 338 854 hoặc để lại thông tin tại đây để nhận được tư vấn miễn phí từ chúng tôi.
Xem thêm
- [2022] Bảo hiểm nhân thọ và các gói phổ biến mà bạn cần biết
- [2022] Bảo hiểm nhân thọ và quỹ tương hỗ: nên chọn đầu tư vào đâu?
- [2022] Bảo hiểm nhân thọ và tầm quan trọng của việc kiểm tra sức khỏe
- (2022) Có nên mua bảo hiểm sức khỏe khi đã sở hữu bảo hiểm y tế không?
- [2022] Bảo hiểm bệnh ung thư vú PinkCare VBI và những điều bạn cần biết
- Tìm hiểu 3 cách mua bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia ở Bến Tre
- Các lưu ý khi lựa chọn bảo hiểm du lịch [2023]
- [2022] U ác ở tuỷ sống mua bảo hiểm sức khoẻ Bảo Việt An Gia được không?
- [Đầy đủ] Thông tin Bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia mới nhất 2022
- So sánh các chương trình bảo hiểm sức khỏe: 3 điều cần lưu ý