#khám nha khoa định kỳ. Việc vệ sinh răng miệng hàng ngày không thể giúp bạn loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa hay các mảng bám “bám trụ” trên răng. Điều này khiến cho các bệnh về răng miệng có nguy cơ xảy đến. Do đó, việc khám nha khoa định kỳ là vô cùng cần thiết.
Những vai trò của khám nha khoa định kỳ
Khám răng định kỳ (hay còn gọi là khám nha khoa) là một trong những biện pháp chăm sóc răng miệng hiệu quả, đem lại những ý nghĩa thiết thực như sau.
1. Khám răng định kỳ giúp làm sạch răng miệng hiệu quả
Sau mỗi bữa ăn, nếu răng của chúng ta không được vệ sinh nhanh chóng và kỹ càng, thức ăn thừa sẽ hình thành một lớp bợn ở trên răng. Chúng nhanh chóng trở thành các mảng bám tích tụ xung quanh kẽ răng, chân răng và cả nướu. Theo thời gian, lớp mảng bám sẽ bị vôi hoá và trở thành cao răng.
Chính lớp mảng bám và cả cao răng đều là nơi chứa cực kỳ vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh răng miệng. Các loại vi khuẩn nhanh chóng xâm nhập và tấn công, chúng trú ngụ ở kẽ răng, chân răng và nướu, nhằm phá huỷ các nơi này. Mà việc chải răng và súc miệng thông thường khó có thể làm sạch hoàn toàn khoang miệng.
2. Khám nha khoa định kỳ giúp phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý răng miệng
Răng là bộ phận cứng nhất của cơ thể nhưng chúng hoàn toàn có thể bị phá huỷ bởi các bệnh như sâu răng, viêm răng, viêm tuỷ, viêm nha chu… Tuy nhiên, nha sĩ có thể điều trị và bảo tồn mô răng thật nếu răng chỉ bị hư tổn mức độ nhẹ, bệnh được phát hiện sớm. Còn nếu bệnh phát hiện muộn, răng hư tổn nghiêm trọng thì nha sĩ buộc phải nhổ bỏ răng thật.
Khi đó, người bệnh sẽ phải nhờ đến các biện pháp phục hình răng giả để đảm bảo thẩm mỹ và các chức năng ăn, nhai. Bởi răng thật khi mất đi thì vĩnh viễn không thể tự hồi phục.
Để tránh những hậu quả khôn lường mà các bệnh răng miệng gây ra, chúng ta hãy thực hiện thăm khám nha khoa định kỳ để các nha sĩ có thể sớm phát hiện và kịp thời điều trị, giúp bảo tồn tối đa răng thật.
3. Khám răng định kỳ là góp phần bảo vệ sức khỏe toàn diện
Răng không chỉ đóng vai trò đảm bảo thẩm mỹ cho gương mặt mà còn phải hoạt động liên tục, tham gia vào chức năng phát âm và ăn nhai của chúng ta. Khi răng miệng bị viêm nhiễm, chắc chắn việc ăn nhai sẽ bị hạn chế, khiến cơ thể chán ăn, thiếu chất, suy nhược, đau dạ dày. Nếu để lâu, vi khuẩn ở khoang miệng sẽ lây lan, xâm nhập sâu và gây ra nhiều bệnh lý khác.
Đặc biệt, tuỷ răng là nơi chứa rất nhiều dây thần kinh nên khi răng miệng có vấn đề, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu. Điều này gây ảnh hưởng hông nhỏ đến sinh hoạt và công việc thường ngày.
Do đó, bảo vệ sức khỏe răng miệng cũng là cách để bảo vệ sức khoẻ của chúng ta. Khám nha khoa định kỳ để có thể chăm sóc răng miệng tốt hơn, ngăn ngừa nhiều bệnh lý phức tạp, giúp bảo vệ sức khỏe cơ thể và tinh thần cho mỗi chúng ta.
Nên thực hiện khám răng định kỳ bao lâu một lần?
Theo các chuyên gia nha khoa thì thời gian lý tưởng để thực hiện khám nha khoa định kỳ là 6 tháng/ lần. Tuy nhiên, khoảng cách giữa mỗi lần khám còn phụ thuộc nhiều vào độ tuổi, chất lượng răng, tình trạng sức khỏe, cũng như chế độ chăm sóc răng miệng hàng ngày của mỗi người.
Với những ai đang tham gia điều trị các bệnh lý răng miệng thì thời gian thăm khám sẽ ngắn hơn, phụ thuộc vào chỉ định của nha sĩ. Hoặc chúng ta cũng có thể đi khám nha khoa nếu đang gặp các vấn đề về răng miệng sau:
– Răng đau;
– Lưỡi bị sưng đỏ hoặc xuất huyết;
– Nướu và xương hàm bị sưng đỏ;
– Niêm mạc miệng có các vết loét;
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho các bé đi khám nha khoa định kỳ khi bé ở tuổi thay răng. Đây là giai đoạn răng của bé dễ bị mọc lệch, mọc không đều, mọc khấp khểnh… Do đó, khám răng là việc rất cần thiết, nha sĩ sẽ kiểm tra và đưa ra những tư vấn cần thiết để khắc phục sớm các vấn đề răng miệng, giúp đạt hiệu quả tối đa. Đồng thời, nha sĩ cũng sẽ hướng dẫn cách chăm sóc để ngăn ngừa các bệnh răng miệng thường gặp ở bé như sâu răng, viêm nha chu…
Kết luận
Có thể nói, khám nha khoa định kỳ là một thói quen tốt, cần được hình thành sớm và duy trì thường xuyên. Thói quen này không chỉ giúp chúng ta tự tin vì có một hàm răng chắc khỏe, trắng sáng, mà còn giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng, cũng như bảo vệ chính sức khỏe toàn diện của chúng ta.
Xem thêm
- “Cạm bẫy” của việc không mua bảo hiểm sức khỏe
- [2022] Áp xe não do amíp mua bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia được không?
- [2022] Bạn có nên mua bảo hiểm bệnh hiểm nghèo khi đã có bảo hiểm sức khỏe không?
- [2022] Bạn có nên chuyển đổi gói bảo hiểm sức khỏe của mình sau khi kết hôn
- [2022] Bạn có đủ điều kiện mua bảo hiểm sức khỏe hay không?
- [2022] Bạn có nên mua nhiều bảo hiểm nhân thọ không?
- [2022] Bạn dự định nghỉ việc để làm việc tự do? Hãy tìm hiểu về các gói bảo hiểm sức khỏe