Bảo hiểm thất nghiệp là một phương án tài chính giúp bạn trong lúc bạn bị thất nghiệp. Nhưng nếu bạn đã có việc mới hoặc do có quá nhiều chuyện khiến bạn bận rộn và quên báo lại cho trung tâm tâm bảo hiểm thất nghiệp thì có bị xử phạt không? Đây là câu hỏi mà nhiều bạn đọc thắc mắc về loại hình bảo hiểm thất nghiệp.
Nếu bạn cũng thắc mắc về việc liệu có việc làm nhưng không thông báo thì có bị xử phạt không thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Medplus bạn nhé!
1. Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Bảo hiểm thất nghiệp là một loại bảo hiểm xã hội (BHXH) được triển khai bởi nhà nước Việt Nam, nhằm mang tới sự hỗ trợ cho người lao động (NLĐ) trong trường hợp họ chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động (NSDLĐ). Trên cơ sở quỹ bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm này sẽ hỗ trợ NLĐ học nghề và tìm kiếm các công việc khác.
Bảo hiểm thất nghiệp còn được xem là một trong những chính sách an sinh xã hội cực kỳ hữu ích dành cho NLĐ, và được xem là chiếc phao cứu sinh giúp NLĐ giải quyết các khó khăn trong công việc.
2. Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 49 trong Luật Việc làm của Nhà nước Việt Nam đã quy định, NLĐ sẽ được hưởng chế độ trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp khi thoả mãn được những điều kiện như sau:
1. NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động/làm việc ngoại trừ:
- NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động làm việc trái pháp luật theo cách đơn phương.
- NLĐ được hưởng chế độ lương hưu hoặc chế độ trợ cấp hàng tháng do bị mất sức lao động.
2. NLĐ đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp tối thiểu 12 tháng, trong khoảng thời gian 24 tháng (đây là thời điểm trước lúc NLĐ kết thúc hợp đồng lao động/làm việc, áp dụng cho các trường hợp được quy định cụ thể tại các điểm a, b được nêu ở điều 43 của Luật việc Làm;
Hoặc NLĐ đã tham gia bảo hiểm này tối thiểu 12 tháng, trong vòng 36 tháng (đây là thời điểm trước lúc NLĐ kết thúc hợp đồng lao động, áp dụng cho các trường hợp được quy định tại điểm c, khoản 1, điều 43 của Luật Việc làm.
3. NLĐ đã nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm đầy đủ hồ sơ yêu cầu được hưởng trợ cấp thấp nghiệp.
4. NLĐ chưa tìm được 1 công việc mới trong vòng 15 ngày sau khi NLĐ đã nộp hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp thấp nghiệp.
Trừ các trường hợp như:
- NLĐ đi học tập được xác định thời hạn cụ thể, ít nhất 12 tháng.
- NLĐ tiến hành nghĩa vụ quân sự/công an do pháp luật quy định.
- NLĐ chấp hành các quyết định mang tính bắt buộc như: vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện mang tính bắt buộc
- NLĐ đi lao động nước ngoài theo hợp đồng hoặc ra nước ngoài định cư.
- NLĐ chấp hành hình phạt: tạm giam, ngồi tù theo quyết định của toà án.
- NLĐ tử vong.
3. Có việc làm nhưng không thông cho trung tâm bảo hiểm thất nghiệp có bị xử phạt không?
Rất nhiều trường hợp khi có việc làm người lao động không thông báo đến trung tâm BHTN để hưởng thêm trợ cấp hoặc cơ quan BHXH nơi trực tiếp chi trả trợ cấp BHXH về tình hình tìm được việc làm của mình để nhận thêm phần hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Theo quy định tại Điều 27, Nghị định 55/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP mức phạt vi phạm của người lao động khi hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng – 1.000.000 đồng khi có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng BHXH, BHTN.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi có một trong các hành vi lách luật để hưởng bảo hiểm thất nghiệp sau:
- Thỏa thuận với cơ sở đào tạo nghề làm giả hồ sơ để trục lợi số tiền hỗ trợ học nghề mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Không thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định khi người lao động có việc làm trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: tìm được việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hàng tháng; ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Như vậy, người lao động cần lưu ý thời điểm khai báo về tình hình tìm việc của mình hàng tháng theo lịch hẹn từ trung tâm BHTN để không bị ngừng trợ cấp thất nghiệp hoặc tránh bị phạt nếu đã tìm được việc làm mới.
4. Tạm kết
Trên đây là chia sẻ chi tiết của Medplus về bảo hiểm thất nghiệp và giải đáp thắc mắc về việc có công việc nhưng không thông báo có bị xử phạt hay không. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của Medplus, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ chúng tôi qua hotline 0931 338 854 hoặc để lại thông tin TẠI ĐÂY. Và đừng quên ghé thăm Blog hỏi đáp bảo hiểm của Medplus để biết thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!
Xem thêm
- [2022] Có bắt buộc phải mua bảo hiểm tai nạn lao động hay không?
- [2022] Bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật là gì?
- [2022] Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản là gì?
- [2022] Hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ: Định nghĩa, Quyền lợi và Tầm quan trọng
- 4 cách phân loại bảo hiểm phổ biển và cách phân biệt mới nhất 2022
- Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu: 4 Trường hợp phải biết
- 5 lí do khiến hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu
- [2022] Bạn nên dành bao nhiêu phần trăm thu nhập cho bảo hiểm?
- Quyền lợi bảo hiểm khi mua bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia khi mắc bệnh nhồi máu cơ tim cấp là gì? [2023]
- Bảo hiểm online là gì? 4 lợi ích khi mua bảo hiểm với hình thức này