Với sự phát triển của xã hội, nhu cầu sống của con người ngày càng tăng cao. Việc mua bảo hiểm cho bản thân và gia đình ngày càng tăng, điều này cũng dẫn đến vấn về trục lợi bảo hiểm xuất hiện với mục đích là lấy được lợi nhuận từ công ty bảo hiểm.
Trục lợi từ bảo hiểm là một trong những vấn đề đang được quan tâm, vậy chính xác hành vi trục lợi bảo hiểm là gì? Pháp luật quy định như thế nào về hành vi trục lợi bảo hiểm? Cùng Medplus tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau.
1. Trục lợi bảo hiểm là gì?
Trục lợi bảo hiểm (tiếng Anh Insurance Profiteering) là một vấn đề nhức nhối với các doanh nghiệp bảo hiểm, góp phần tạo ra môi trường kinh doanh không lành mạnh và thiếu sự công bằng.
Trục lợi bảo hiểm (Insurance Profiteering) là hành vi cố tình gian dối, lừa đảo có thể có chủ ý ngay từ khi tham gia bảo hiểm hoặc phát sinh sau khi đã xảy ra rủi ro cho đối tượng bảo hiểm nhằm chiếm đoạt một số tiền từ doanh nghiệp bảo hiểm mà đáng lí họ không được hưởng.
Trục lợi bảo hiểm diễn ra ở hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm và ở bất cứ quốc gia nào đã triển khai bảo hiểm thương mại thì ở nước đó sẽ có trục lợi bảo hiểm.
2. Trục lợi bảo hiểm có những hình thức nào?
Mỗi nghiệp vụ bảo hiểm được triển khai đều có những hành vi trục lợi bảo hiểm. Hành vi này liên quan chủ yếu đến khách hàng bảo hiểm nhưng đôi khi cũng liên quan đến các nhân viên bảo hiểm.
Các hình thức trục lợi phổ biến liên quan đến khách hàng bảo hiểm:
- Hợp lý hóa ngày và hiệu lực bảo hiểm (trong bảo hiểm xe cơ giới, tàu thuyền…);
- Thay đổi tình tiết vụ tai nạn (trong bảo hiểm cháy, xây dựng lắp đặt…);
- Tạo hiện trường giả (trong bảo hiểm cháy, thiết bị điện tử, bảo hiểm cây trồng vật nuôi…);
- Khai tăng số tiền tổn thất (phổ biến trong bảo hiểm tài sản và trách nhiệm);
- Lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần (bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển);
- Khai báo rủi ro không trung thực (trong bảo hiểm cá nhân phi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ);
- Khai giảm tuổi so với tuổi thực trong bảo hiểm nhân thọ để được giảm phí;
- Cố ý gây tai nạn (trong bảo hiểm tài sản và trách nhiệm);
- Gian lận đối với người thứ ba (không bồi thường cho người thứ ba, mặc dù đã nhận tiền bảo hiểm, hoặc đã đòi người thứ ba có liên đới bồi thường song không khai báo với doanh nghiệp bảo hiểm…)
3. Nguyên nhân của trục lợi bảo hiểm là gì?
Do những kẽ hở của pháp luật và do thực hiện pháp luật không nghiêm, thiếu sự kiểm tra, kiểm soát và xử lý nên nhiều người nảy sinh hành vi gian lận
- Nhận thức của người dân về pháp luật còn nhiều yếu kém, nhất là những văn bản pháp quy về bảo hiểm.
- Do lỗi vô tình hay cố ý của các nhân viên bảo hiểm, vô tình ghi sai ngày, không đánh giá chính xác mức độ rủi ro, hoặc họ cố tình thông đồng với khách hàng trục lợi bảo hiểm.
- Do sự thông đồng giữa những người tham gia bảo hiểm có hành vi gian lận với những người có liên quan như y bác sĩ, những người làm chứng…
4. Trục lợi bảo hiểm gây nên những hậu quả gì?
Những hậu quả mà hành vi trục lợi bảo hiểm gây nên là:
- Đối với doanh nghiệp bảo hiểm: Làm giảm lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh của công ty bị hạn chế, thậm chí còn gây tác động xấu đến uy tín của doanh nghiệp
- Đối với khách hàng: Người trung thực sẽ bị thiệt thòi về quyền lợi, vì phí bảo hiểm mà họ phải nộp dành để chi trả cho cả những khoản tiền gian lận không được phát hiện ra
- Đối với xã hội: Làm cho môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh và thiếu sự công bằng. Từ đó dẫn đến tình trạng coi thường pháp luật, gây rối trật tự an ninh xã hội.
5. Các biện pháp tránh trục lợi bảo hiểm
Bạn không nên vướng vào các vụ trục lợi bảo hiểm nhân thọ. Bởi vì, bạn sẽ không chỉ là mục tiêu cho các đại lý. Ngoài ra, bạn còn là mục tiêu cho các chủ thể khác muốn gian lận trong bảo hiểm. Vậy nên, cần ghi nhớ những biện pháp dưới đây:
- Trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ cần đề phòng và kiểm tra chứng chỉ bảo hiểm. Ngoài ra, thẻ nhân viên để chắc chắn đúng danh tính của người tư vấn bảo hiểm.
- Trên các bảng minh họa sản phẩm phải được nêu rõ tên người tư vấn và mã số đại lý bảo hiểm.
- Hỏi rõ tư vấn viên về các quyền lợi trong bảng minh họa sản phẩm. Điều này giúp bạn chắc chắn tất cả là do bạn chỉ định.
- Khi điền đơn yêu cầu bảo hiểm, hãy tự mình đọc và điền thông tin. Để đảm bảo sự chính xác và quyền lợi của bản thân lâu dài.
- Không ký vào đơn yêu cầu trắng, hay người tư vấn bỏ trống. Ghi đầy đủ các thông tin, kiểm tra độ chính xác, sau đó mới ký.
- Nên trực tiếp chuyển khoản cho công ty bảo hiểm. Ngoài ra, có thể thanh toán tiền mặt qua đại lý mà bạn tin tưởng. Nếu thanh toán bằng tiền mặt sẽ cần nhận lại lá phiếu thu. Phiếu thu tiền cần có hạn sử dụng. Ngoài ra, cần phải có dấu đỏ của công ty bảo hiểm. Khi đó, bạn sẽ nhận được tin nhắn xác nhận từ công ty bảo hiểm khi họ đã nhận tiền.
- Cẩn trọng với những người tư vấn bảo hiểm. Nếu họ tự cắt hoa hồng rất có thể là hành vi trục lợi bảo hiểm. Khi họ bị phát giác và thôi việc. Bạn sẽ không có người chăm sóc hợp đồng.
- Đọc kỹ đầy đủ điều khoản trong hợp đồng. Tiến hành yêu cầu tư vấn viên giải thích các khoản. Nắm bắt từng trường hợp, tình huống đảm bảo bạn hiểu rõ về hợp đồng.
6. Kết luận
Hy vọng, những thông tin về trục lợi bảo hiểm là gì ở trên đã giúp bạn hiểu rõ được về những hành vi gian lận trong bảo hiểm. Mong rằng, bạn sẽ có được những hợp đồng bảo hiểm chất lượng. Qua đó, tránh được những hành vi trục lợi bảo hiểm.
Xem thêm
- (2022) Có nên mua bảo hiểm sức khỏe khi đã sở hữu bảo hiểm y tế không?
- [4/2022] Phân loại các hình thức bảo hiểm cơ bản hiện nay
- [Cần đọc] Bảo hiểm bắt buộc cho người lao động gồm những loại nào?
- [Chia sẻ] Các loại bảo hiểm nên mua theo từng độ tuổi năm 2022
- [Quan trọng] Mua bảo hiểm trực tuyến có an toàn không?
- 10 Lời khuyên để giảm thiểu rủi ro tài chính với chính sách Bảo hiểm sức khỏe
- Tổng hợp 6 điều cần biết về bảo hiểm phi nhân thọ mới nhất
- Bảo hiểm sức khỏe: Tại sao nên sở hữu một hợp đồng bảo hiểm sức khỏe? [2023]
- Quyền lợi nha khoa bảo hiểm sức khỏe PJICO và 5 điều quan trọng cần biết 2022
- Hành trang không thể thiếu trong mỗi chuyến đi
- Du lịch nước ngoài – 7 Lời khuyên hữu ích khi đi du lịch nước ngoài