Ngoài việc chăm chỉ làm việc và tác phong nghiêm túc, nhiều công ty lựa chọn áp dụng các hoạt động ăn chơi như một loại tiêu chí nhằm đánh giá nhân viên của mình.

khi-nhan-vien-tro-thanh-nha-doi-ngoai-bat-dac-di

Đối với nhiều công ty, việc “ăn rơ” trong lối sống đóng vai trò quan trọng trong việc thấu hiểu lẫn nhau, giúp cho công việc được hanh thông. Tuy nhiên, quan niệm này đã làm dấy lên một thực trạng giữa các nhân viên công sở mang tên áp lực tụ tập chốn văn phòng.

Thực tế, nhiều nhân viên cảm thấy áp lực vì cho rằng đây là yếu tố bắt buộc để hòa nhập và được công nhận ở công ty. Do vậy, họ thường xem các cuộc vui như một nghĩa vụ và ngậm ngùi chi tiêu những khoản tiền lớn để làm vừa lòng đồng nghiệp.

Hoàng Kim (25 tuổi) đang là nhân viên truyền thông của một công ty tại quận 2. Tuy không phải là môi trường quốc tế, công ty vẫn giữ được cho mình phong cách năng động và là nơi hội tụ được nhiều nhân tài trẻ đầy nhiệt huyết. Bản thân sếp của Kim cũng là một người phụ nữ trẻ sành điệu, sẵn sàng vung tay cho các cuộc vui xa xỉ.

Với châm ngôn “Làm hết sức chơi hết mình”, sếp luôn khích lệ nhân viên bằng việc tổ chức các bữa ăn nhậu lớn nhỏ bất chấp thứ ngày nhưng hầu bao thì mạnh ai nấy chi. Ngày thường đã vậy, các dịp lễ, sinh nhật, mừng dự án thành công luôn trở thành cái cớ để biến những cuộc hội ngộ trở nên sang trọng hơn.

Làm hết sức chơi hết mình

Hôm sinh nhật sếp vừa rồi, mọi người bàn luận với nhau chung tiền mua bánh Pháp và một chiếc túi hàng hiệu cao cấp tặng sếp. Tính ra, chi phí một người cho buổi ăn chơi đó lên đến 700,000 đồng. Dù không cam tâm, Kim cũng đành góp tiền vì chẳng dám chối từ. Kim thật thà chia sẻ: “Ai cũng phải hùn chứ đâu phải mình mình đâu mà dám kêu than, mất công mọi người lại nghĩ mình keo kiệt với sếp thì sau này khó làm việc lắm.”

Tính đến thời điểm này cũng đã ngót nghét 2 năm bám trụ ở đây, Kim không ít lần trải qua những cuộc tụ tập bất đắc dĩ của công ty. Dù mức lương được xem là trên mức cơ bản, việc “trích lương” cho các hoạt động giao lưu hằng tháng cũng đủ khiến cho chi tiêu của cô bị thâm hụt đáng kể.

Ngoài những khoản chi tiêu cho các buổi tiệc, Kim còn phải trích tiền cho các sinh hoạt thường ngày chốn văn phòng. Cũng như những môi trường trẻ khác, công ty Kim có văn hóa ăn cơm trưa ở tiệm và uống trà sữa, cà phê. Những khoản tiền tưởng chừng lắc nhắc ấy lại là cả một vấn đề khi số tiền tổng kết có thể chiếm 20% thu nhập của Kim.

“Có nhiều hôm sếp mình cao hứng kéo các bạn đi ra quán cà phê ăn trưa tiện ngồi đó làm việc đổi gió luôn. Lâu lâu đi chung với mọi người thì cũng vui lắm
nhưng mà cứ đều đặn 1 tuần 2 lần như này thì mình sạt nghiệp mất.”- Kim kể.

Cần cù chẳng thể bù giao lưu

Tuy cố gắng tham dự gần hết các cuộc vui của công ty, Kim vẫn bị cho là thiếu hòa đồng vì thái độ im lặng và hay từ chối chén chị chén em với đồng nghiệp. Những lời nhắc nhở khéo léo từ đồng nghiệp và sếp càng khiến Kim áp lực hơn. Cô cũng muốn và cố gắng kết nối với mọi người nhưng tính cách hướng nội và cơn ngứa dị ứng từ bia rượu lại cản trở cô tỏa sáng. Chẳng biết từ bao giờ, những buổi hội ngộ trở thành một hình thức tra tấn đối với Kim.

Ngoài áp lực phải chạy kịp deadline và đạt được KPI, Kim chịu đựng thêm một loại áp lực mới. Cô rất sợ phải nghe những lời khiển trách “em không nể anh à?” từ sếp và các đồng nghiệp. Cô dần cảm thấy bản thân bị lạc lõng trong công ty ngay cả khi những sản phẩm cô đưa đều được đánh giá cao.

Dù vậy, Kim vẫn không muốn từ bỏ nơi làm việc vì cô tin rằng sẽ chẳng nơi nào cho cô mức lương cao như ở đây. Cô tự nhủ bản thân cũng làm việc tốt nên chỉ cần sự nghiệp ổn định và lương bổng tăng thì chút bất mãn cũng có thể chịu đựng được.

Đỉnh điểm là kỳ xét duyệt tăng lương mà Kim luôn mong đợi cũng đã đến. Những tưởng sự siêng năng chăm chỉ và thái độ làm việc tích cực sẽ được đền đáp xứng đáng, nào ngờ sếp lại cho rằng Kim chưa thật sự hết mình với công ty nên chỉ đồng ý tăng cho cô 2%. Câu nói ấy như một gáo nước lạnh đổ ập lên đầu Kim khi phủ nhận những phấn đấu của cô trong suốt 1 năm qua. Chưa bao giờ Kim cảm thấy trống rỗng đến vậy. Cô thầm tự trách bản thân vô dụng và mặc cảm với tính cách hướng nội của mình.

Điều tồi tệ trong việc áp lực tụ tập sau giờ làm

Sau buổi xét duyệt lương, Kim đã quyết định xin nghỉ ở công ty và tìm được một vị trí Marketing ở công ty gần nhà với thu nhập thấp hơn. Tuy vậy, lời nói của sếp cũ trong buổi xét duyệt hôm đó vẫn chưa bao giờ hết ám ảnh cô. Kim rơi vào tình trạng trầm cảm và ngày càng trở nên khép kín hơn. Cô gần như tối nào cũng khóc và kiệt sức vào sáng hôm sau khiến cho phong độ làm việc của mình ngày càng tụt dốc.

Nhận thấy sự bất thường của con gái, mẹ Kim không ngừng lo lắng nên đã dắt cô đi thăm khám các bệnh viện lớn để thăm khám, điều trị hội chứng trầm cảm. Cứ đều đặn 1 tháng/lần cô lại phải ra vào bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và kê đơn thuốc mới. Cô đồng thời phải đăng ký tham gia các buổi tư vấn 1-1 với bác sĩ tâm lý để làm dịu những nỗi lo lắng. Dù bản thân cảm thấy khá hơn, chi phí cho tất cả hoạt động đó chiếm mất số lương mà Kim kiếm được khiến gia đình cô lâm vào tình cảnh túng thiếu tài chính.

Nhờ bạn bè giới thiệu, Kim biết được chương trình bảo hiểm Bảo Việt An Gia. Kim rất ưng ý với chính sách bảo lãnh của các bệnh viện liên kết trong gói bảo hiểm bởi nó sẽ giúp Kim tiết kiệm chi phí ra vào bệnh viện cũng như chi phí đơn thuốc. Kim giờ đây đã có thể vững tin tiến bước để chinh phục những khó khăn đang chực chờ ngoài kia.

Asset 4@2x

Yêu cầu tư vấn miễn phí

Gói bảo hiểm sức khoẻ Bảo Việt An Gia phù hợp








    Hotline tư vấn: 1800 6307