Trong hành trình sự nghiệp, chắc hẳn bạn cũng đã từng cặm cụi tăng ca, làm việc thâu đêm suốt sáng để kịp tiến độ công việc. Nhưng làm việc nhiều không đồng nghĩa với việc bạn làm tốt và liệu bạn có thật sự hạnh phúc với thành quả nhận được?

con ong nghiện việc

Đồng hồ điểm 7h45, Kiều Trang đã có mặt tại văn phòng. Cô gái Phú Thọ xây dựng thói quen khiến nhiều đồng nghiệp nể phục: đến sớm trước 15 phút để có thể bắt đầu một ngày làm việc sớm hơn. Cô cũng là người cuối cùng rời văn phòng, kể cả ngày cuối tuần, đồng nghiệp cũng thấy thông báo thư điện tử được gửi đi từ Kiều Trang.

Vài đồng nghiệp thân thiện thì gọi cô là nhân viên mẫn cán nhất văn phòng, nhiều người thì nói cô “nghiện” công việc một cách mù quáng, thậm chí có người chê trách đời sống tinh thần nghèo nàn nên Kiều Trang chỉ biết vùi đầu ở công ty. Gọi cô là người “nghiện” việc cũng không sai, cô có đầy đủ dấu hiệu của người “tham công tiếc việc”.

– Thường xuyên làm việc nhiều hơn 14 tiếng/ngày
– Ôm đồm quá nhiều việc, không yên tâm khi để người khác làm thay
– Cố làm thêm giờ, không ham thích tham gia các hoạt động giải trí, thể thao
– Thường xuyên đau đầu, mất ngủ và nằm trằn trọc cả đêm nghĩ về công việc
– Không thừa nhận mình nghiện công việc

Trong những lần hiếm hoi dứt Kiều Trang khỏi công việc, Thu Hường luôn thấy người bạn buồn và thất vọng vì chính mình do chưa đạt được thành công như mong muốn dù đã nỗ lực nhiều. Là bạn thân từ hồi học ở trường THPT chuyên Hùng Vương, Thu Hường là người dõi theo và hiểu bạn mình nhất. Những người học ở tỉnh lẻ như Trang và Hường đều chịu một áp lực vô hình phải cố gắng để bằng những bạn bè ở thành thị.

Không chỉ nỗ lực theo kịp công việc, Trang và Hường phải cố gắng hòa vào đám đông với quần áo đẹp, thời thượng, các món trang sức có giá trị, chiếc điện thoại thông minh không được cũ quá dưới 3 năm từ ngày ra mắt. Không giống Trang, Hường lựa chọn cách sống đơn giản hơn. Cô làm ở công ty nhỏ không phải vì không có khả năng mà cô muốn có thời gian cho bản thân. Hường vẫn giữ liên lạc với bạn bè cũ, chỉ có Trang là biến mất. Cô bạn tham gia các khóa học kĩ năng để rèn luyện, nấu ăn ở nhà và thỉnh thoảng đi du lịch.

cô gái nghiện công việc

Nhiều lần Hường cằn nhằn Trang vì không dành nhiều thời gian chăm sóc bản thân. Sức khỏe đi xuống, các mối quan hệ bạn bè cũng không giữ gìn. “Đã bao lâu bà chưa gọi điện hỏi thăm bố mẹ bà, bao lâu rồi chưa đi gặp mấy đứa bạn cũ? Có đứa có con rồi đấy bà biết chưa?”, tin nhắn của Hường gửi tới lúc 22h khi Trang vẫn đang miệt mài ở bàn làm việc.

Trang đặt điện thoại xuống và tiếp tục hoàn thành báo cáo nhưng không thể tập trung vì suy nghĩ về những tin nhắn của người bạn thân. Đâu phải vì Trang muốn vắt kiệt cả thể chất và tinh thần của mình cho công việc, nhưng vì áp lực ganh đua, chứng tỏ thực lực trong môi trường khắc nghiệt, mỗi ngày Trang đều phải làm gấp 2, gấp 3 lần người khác. Nhiều bữa quên ăn, tối cũng không ngủ đủ giấc, nhìn những cuộc gọi nhỡ của ba mẹ và bạn bè Trang cũng không buồn gọi lại.

hãy cuồng công việc một cách thông minh

23h30 tối, Hường nhận được cuộc điện thoại từ số của Trang. Một giọng lạ báo bạn của cô bị tai nạn, hình như gãy tay, người ta tìm thấy số gần nhất nên liên hệ. Trang chạy vội tới viện, cô bạn mặt trắng bệch nằm ôm cánh tay đã băng bó xong. Hường ôm bạn vào lòng và vỗ về, còn Trang thì òa khóc như một đứa trẻ đã nhẫn nhịn lâu ngày.

Những ngày dưỡng bệnh ở nhà trọ, Trang bồn chồn không yên. Cô cứ nhìn chiếc điện thoại để chờ thông báo công việc. Nghe tiếng chuông, Trang vội với tới, không may đánh rơi vỡ cả màn hình. Đầu dây là tiếng của mẹ hỏi thăm sức khỏe của cô. “Ba mẹ vẫn khỏe, lâu rồi không thấy con về chơi. Hôm nay mẹ có mua được cua ngon, tính nấu canh cua rau đay. Món này ngày xưa con cũng thích ăn lắm đấy. Hay cuối tuần về nhà đi, mẹ nấu cho ăn. Bố cứ nhắc con suốt đấy”, từng tiếng hỏi thăm của mẹ như ánh nắng chiếu soi bầu trời u ám bên trong cô gái.

10 tháng rồi cô chưa về nhà cũng không một lần gọi điện. Công việc cuốn cô đi hay bản thân cô tự chọn lựa đặt công việc lên trên hết chỉ mong ghi dấu ấn trong công ty. Nhưng càng cố gắng, cô gái càng khó với tới.

cân bằng giữa gia đình, sức khỏe và công việc

Trang xin nghỉ phép nghỉ thêm vài ngày, điều mà suốt 2 năm qua cô chưa từng làm. Về với vòng tay bố mẹ, căn nhà với hàng cây rì rào và đàn gà béo múp mẹ chăm, cô mới thấy quý biết bao nhiêu sức khỏe của mình, khoảnh khắc quý giá bên người thân mà cô đã bỏ lỡ.

Hết nghỉ phép, quay trở lại văn phòng, Trang đã thay đổi thành một con người mới. Cô vẫn đi làm sớm nhưng không còn cảnh làm tăng ca cả tuần. Cô phân bổ thời gian làm việc một cách khoa học, tạo ra những khoảng nghỉ để tái tạo năng lượng. Trang tranh thủ đi tập yoga, đi chơi với bạn bè và đi du lịch. Cũng là lần đầu tiên sau bao năm quen nhau, Trang và Hường mới lên kế hoạch cho một chuyến đi chơi xa cùng nhóm cấp ba. Trang cũng dành một khoản chi phí tham gia bảo hiểm thăm khám nội trú ngoại trú của Bảo Việt An Gia.

Sau biến cố vừa qua, Trang hiểu rằng sức khỏe là vốn quý giá của bản thân, tình yêu thương mà gia đình và người thân cần trân trọng và giữ gìn. Cô đăng ký gói bảo hiểm của Bảo Việt An Gia vừa là một nguồn chi phí hỗ trợ khi cần thiết, khoản đầu tư cho những kế hoạch phát triển tương lai và cũng là một lần ý thức nhắc nhở cô từng yêu việc hơn yêu chính bản thân mình như thế nào.

cân bằng cuộc sống giúp bạn sống vui vẻ hơn
Footer Line@2x

Yêu cầu tư vấn miễn phí

Gói bảo hiểm sức khoẻ Bảo Việt An Gia phù hợp








    Hotline tư vấn: 1800 6307