Bảo hiểm hưu trí bổ sung là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào đến người tham gia? Hãy cùng Medplus tìm hiểm bài viết sau đây để có cho mình câu trả lời về loại hình bảo hiểm này bạn nhé.
Bảo hiểm hưu trí bổ sung là gì?
Bảo hiểm hưu trí bổ sung là một hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc bắt buộc có khả năng tạo lập quỹ do việc tham gia đóng góp từ người lao động và chủ doanh nghiệp dưới dạng những tài khoản tiết kiệm riêng.
Được đảm bảo tích cóp từ hoạt động đầu tư kinh doanh dưới quyền kiểm soát của cơ quan nhà nước theo quy định của luật pháp.
Thứ trưởng Bộ LĐTB & XH Phạm Minh Huân cho rằng: Với chương trình hưu trí bổ sung, Nhà nước đưa ra chế độ cho phép doanh nghiệp có thể đóng góp thêm cho người lao động nhằm mục đích để họ khi đến tuổi lao động sẽ tích lũy được một thu nhập khác, cao hơn số tiền hưu hiện tại.
Khi tham gia chương trình bảo hiểm xã hội bổ sung, chủ doanh nghiệp và người lao động sẽ đóng góp theo tỷ lệ quy định trong hợp đồng lao động. Bộ LĐTBXH cho biết với khoản lương cơ bản của người lao động chỉ khoảng 5 triệu đồng/người/tháng là không đảm bảo cuộc sống.
Vì vậy, có trường hợp đề nghị phải đóng thêm một số tiền nhằm hưởng lương nhiều hơn lúc nghỉ hưu, song vẫn bị khống chế, bởi theo Luật bảo hiểm xã hội hiện hành thì người tham gia chỉ được đóng bảo hiểm xã hội với mức cao nhất không quá 20 tháng lương tối thiểu chung.
Bảo hiểm hưu trí bổ sung dựa trên cơ sở tự nguyện. Ngoài việc tham gia BHXH bắt buộc thì chủ doanh nghiệp hoặc người lao động sẽ phải đóng góp cho bảo hiểm hưu trí bổ sung dưới dạng lập những tài khoản cá nhân để có thể đảm bảo an toàn và tích luỹ trong suốt quá trình hoạt động trên thị trường.
Người tham gia bảo hiểm khi đủ điều kiện về hưu sẽ tiếp tục nhận một khoản tiền lương hằng tháng trích từ bảo hiểm hưu trí cho đến hết cuộc đời, bên cạnh trợ cấp hưu trí căn bản đã được chi trả bởi Nhà nước.
Theo một trong các phương án dự thảo, khoản cần đóng góp sẽ nằm trong khoảng 5% đến 10% thu nhập thực tế hàng tháng của nhân viên và trong thời gian 15 năm, khoản tiền mà người lao động nhận được từ bảo hiểm hưu trí sau khi nghỉ hưu có thể lên đến trung bình 5,56 triệu đồng/tháng.
Bảo hiểm hưu trí bổ sung sẽ được thực hiện trong 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2012-2015): Xây dựng khung pháp lý, tổ chức thực hiện thí điểm một số công ty.
Giai đoạn 2 (2015-2020) sẽ hoàn thành khung pháp lý và mở rộng nhóm người tham gia. Giai đoạn 3 (2020 trở đi) sẽ nghiên cứu cách thay đổi mô hình từ tự nguyện thành bắt buộc bắt buộc.
Doanh nghiệp có sẵn sàng tham gia?
Do sản xuất và hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, nhiều công ty không thể trả lương và phúc lợi kịp thời cho nhân viên. Trong điều kiện hiện nay, việc yêu cầu doanh nghiệp tự nguyện tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung là không dễ dàng.
Căn cứ quy định tại Khoản 7 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí bổ sung là loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện nhằm bổ sung thêm cho chế độ hưu trí của BHXH bắt buộc, quỹ BHXH được chi trả từ nguồn đóng góp của chủ doanh nghiệp và người lao động.
Do đó, người tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung là người lao động và người sử dụng lao động đang trong quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Tuy nhiên, chính sách này có thể không áp dụng cho nhân viên trong các khu vực hành chính, lực lượng vũ trang vì các đối tượng này đang hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Việc thực hiện các chính sách đối với người lao động được quy định riêng.
Trước mắt loại hình bảo hiểm trên chỉ áp dụng đối với người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp đang tham gia BHXH bắt buộc.
Đồng thời, người lao động muốn tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung nên thông qua chủ doanh nghiệp để thể hiện trách nhiệm của người sử dụng lao động cũng như sự gắn kết trong mối quan hệ lao động, khuyến khích người lao động làm việc lâu dài cho doanh nghiệp.
Bài viết trên đã khái quát sơ qua về bảo hiểm hưu trí bổ sung. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngại để lại thông tin tại đây để được tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến bảo hiểm bạn nhé!
Xem thêm
- (2022) Có nên mua bảo hiểm sức khỏe khi đã sở hữu bảo hiểm y tế không?
- (2022) Lựa chọn bảo hiểm sức khỏe dài hạn và ngắn hạn
- [2022] Áp xe não do amíp mua bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia được không?
- [2022] 3 Cách đơn giản nhất mua bảo hiểm sức khoẻ Bảo Việt An Gia ở Kon Tum
- [2022] Viêm não virus do muỗi mua bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia được không?
- [2022] Viêm màng não do lao mua bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia được không?
- Bảo lãnh viện phí là gì ? 3 loại thẻ bảo lãnh viện phí phổ biến
- 8 lý do nên mua bảo hiểm sức khỏe trước khi bước sang tuổi 30
- Dị ứng thời tiết – triệu chứng và cách phòng ngừa_2022
- Bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia cho người nước ngoài và 5 điều cần biết năm 2022
- [2022] Tìm hiểu về Bảo hiểm Bệnh hiểm nghèo: Định nghĩa, Các loại bệnh được bảo hiểm, Các điều khoản loại trừ và Ai nên tham gia bảo hiểm bệnh hiểm nghèo