Bảo hiểm khoản vay được thiết kế để giúp các chủ hợp đồng bằng cách cung cấp hỗ trợ tài chính trong những thời điểm cần thiết. Cho dù nhu cầu là do khuyết tật hoặc thất nghiệp, bảo hiểm này có thể giúp trang trải các khoản thanh toán khoản vay hàng tháng và bảo vệ người được bảo hiểm khỏi vỡ nợ.
Với lợi ích thiết thực của bảo hiểm khoản vay cho cả người vay và người cho vay thì loại hình bảo hiểm này có bắt buộc phải mua khi đi vay hay không? Để giải đáp những thắc mắc này hãy cùng Medplus đọc qua bài viết dưới đây nhé!
1. Bảo hiểm khoản vay hoạt động như thế nào?
Bảo hiểm khoản vay có thể giúp các chủ hợp đồng đáp ứng các khoản nợ hàng tháng của họ với số tiền được xác định trước. Các chính sách này cung cấp sự bảo vệ ngắn hạn, cung cấp bảo hiểm thường từ 12 đến 24 tháng, tùy thuộc vào công ty bảo hiểm và chính sách. Những lợi ích của chính sách có thể được sử dụng để thanh toán các khoản vay cá nhân, khoản vay mua ô tô hoặc thẻ tín dụng.
Các chính sách thường dành cho những người trong độ tuổi từ 18-65 đang làm việc tại thời điểm mua chính sách.
2. Lợi ích của bảo hiểm khoản vay
Bảo hiểm khoản vay là số tiền mà khách hàng chi trả để mua bảo hiểm cho gói sản phẩm vay của mình tại công ty tài chính (CTTC). Đối với hình thức vay tiêu dùng tín chấp (không có tài sản thế chấp) mang tính chất rủi ro rất cao, các CTTC cần một cơ sở để đảm bảo an toàn khoản tiền cho vay này. Đó chính là lý do tại sao bảo hiểm khoản vay ra đời.
Trên thực tế, bảo hiểm khoản vay hoàn toàn có lợi cho khách hàng. Khi khách hàng mua bảo hiểm, trong trường hợp không may gặp phải những rủi ro không lường trước được xảy ra sau khi vay tín chấp, công ty bảo hiểm sẽ trả nợ thay khách hàng. Và đây cũng là tiêu chí quan trọng để các CTTC dễ dàng phê duyệt khoản vay của khách hàng một cách nhanh chóng và thuận lợi như vậy.
Trong danh mục bảo hiểm khoản vay có nêu các trường hợp không may có thể xảy ra như: Tử vong, thương tật, mất sức lao động và một số trường hợp bất khả kháng khác. Thực tế nhiều gia đình, nhờ mua bảo hiểm tiền vay nên khi gặp điều không may xảy ra, món nợ vài chục đến cả trăm triệu đồng đã được công ty bảo hiểm chi trả. Ngược lại, cũng không ít trường hợp khi khách hàng ở trong hoàn cảnh này, những khoản vay giúp làm nhẹ gánh nặng chi tiêu lại trở thành áp lực đè nặng lên gia đình họ.
Xem ngay: Tầm quan trọng của bảo hiểm sức khỏe toàn diện trong tương lai
3. Bảo hiểm khoản vay có bắt buộc hay không?
Quy chế cho vay của CTTC đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước không quy định việc khách hàng phải mua bảo hiểm liên quan đến khoản vay, khi khách hàng vay vốn tại CTTC.
Như vậy, việc khách hàng mua bảo hiểm tín dụng đối với khoản vay là thỏa thuận giữa CTTC và khách hàng vay trên cơ sở tự nguyện của các bên. Việc mua bảo hiểm liên quan đến khoản vay do CTTC và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật về bảo hiểm, đảm bảo cho khách hàng sẽ được bù đắp một phần hoặc toàn bộ tổn thất trong trường hợp rủi ro xảy ra trong phạm vi bảo hiểm và góp phần hỗ trợ CTTC kiểm soát chất lượng tín dụng.
4. Phí đóng bảo hiểm khoản vay là bao nhiêu?
Thông thường bảo hiểm khoản vay chiếm từ 5% – 6% trên số tiền gốc mà khách hàng đăng ký vay tín chấp tại ngân hàng. Ví dụ, khi khách hàng ký hợp đồng vay 20 triệu đồng tại CTTC để mua sản phẩm, thì tiền bảo hiểm khoản vay là: 5,5% x 20.000.000 = 1.100.000 đồng.
Tùy theo CTTC, khách hàng khi đăng ký vay tín chấp có thể không nhận đủ số tiền đăng ký vay mà phải trích lại 5,5% để đóng tiền phí bảo hiểm hoặc khách hàng sẽ nhận đủ số tiền đăng ký vay cộng thêm khoản phí bảo hiểm.
5. Tạm kết
Tóm lại, bảo hiểm khoản vay là một khoản chi phí không bắt buộc khi khách hàng đi vay tiêu dùng tín chấp.Tuy nhiên, bảo hiểm khoản vay được khuyến khích mua vì nó hoàn toàn mang lại lợi ích cho khách hàng và phần nào hỗ trợ CTTC trong việc kiểm soát chất lượng tín dụng.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của Medplus, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bảo hiểm hãy để lại thông tin tại đây hoặc liên hệ chúng tôi qua hotline 0931 338 854 để được tư vấn sớm nhất bạn nhé.
Xem thêm
- (2022) Có nên mua bảo hiểm sức khỏe khi đã sở hữu bảo hiểm y tế không?
- [2022] Bảo hiểm bệnh sốt xuất huyết trong bảo hiểm sức khỏe: những gì được bảo hiểm và không được bảo hiểm
- [2022] Bảo hiểm sức khỏe thay đổi cách bạn chăm sóc con mình như thế nào?
- [2022] Bệnh sỏi thận và cách giúp bạn ngăn ngừa
- [2022] Chấn thương sọ não mua bảo hiểm sức khoẻ Bảo Việt An Gia được không?