Bạn đang băn khoăn không biết nên tham gia bảo hiểm nhân thọ hay bảo hiểm phi nhân thọ? Thực tế, bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ đều có những ưu điểm riêng nhằm đáp ứng nhu cầu của người tham gia.
Hãy cùng Medplus tìm hiểu về 2 loại hình bảo hiểm này ngay trong bài viết dưới đây để đưa ra sự lựa chọn phù hợp.
1. Khái niệm bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ
1.1 Khái niệm bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm đem lại sự an toàn cho con người. Khách hàng đã tham gia bảo hiểm nhân thọ, nếu không may bị tai nạn, thương tích bệnh tật sẽ được bảo hiểm đền bù theo điều khoản trong hợp đồng đã cam kết. Thời gian đóng bảo hiểm ít nhất là 5 năm
Đền bù nếu khách hàng không gặp rủi ro: Trong quá trình tham gia bảo hiểm nếu khách hàng không gặp rủi ro. Khi kết thúc hợp đồng khách hàng sẽ nhận được một phần hoặc toàn bộ số tiền bảo hiểm đền bù theo điều khoản trong hợp đồng.
Tất cả các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đều mang ý nghĩa sự sống và ý nghĩa tiết kiệm đầu tư lâu dài đảm bảo tài chính.
1.2 Khái niệm bảo hiểm phi nhân thọ
Bảo hiểm phi nhân thọ hướng đến các đối tượng: kho vận, tàu hàng, tàu xe, cháy nổ….Được đền bù thiệt hại nếu xảy ra sự cố với những điều khoản đã ký như trong hợp đồng. Thời gian đóng bảo hiểm dài nhất 2 năm.
Đền bù nếu khách hàng không gặp rủi ro: thì khách hàng không nhận lại được số tiền đã đóng.
Ý nghĩa bảo hiểm nhân thọ là giúp khách hàng giảm khó khăn khi hàng hóa, cơ sở, vật chất gặp rủi ro
2. Các gói bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ
2.1 Các gói Bảo hiểm nhân thọ
- Bảo hiểm trọn đời
- Bảo hiểm sinh kỳ
- Bảo hiểm tử kỳ
- Bảo hiểm hỗn hợp
- Bảo hiểm trả tiền định kỳ
- Các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ khác do Chính phủ quy định
2.2 Các gói Bảo hiểm phi nhân thọ
- Bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn cá nhân con người
- Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại
- Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường không
- Bảo hiểm hàng không
- Bảo hiểm ô tô
- Bảo hiểm cháy, nổ
- Bảo hiểm thân tầu và trách nhiệm dân sự của chủ tầu
- Bảo hiểm trách nhiệm chung
- Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính
- Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh
- Bảo hiểm nông nghiệp
- Các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ khác do Chính phủ quy định
3. Sự khác biệt giữa bảo hiểm Nhân thọ và Phi nhân thọ
3.1. Giống nhau
Bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ đều thuộc nghiệp vụ bảo hiểm do các công ty bảo hiểm cung cấp để khách hàng lựa chọn. Khi tham gia cả hai loại bảo hiểm này mà chẳng may rủi ro xảy ra, khách hàng sẽ được công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại về người và tài sản quy định trong hợp đồng bảo hiểm.
3.2. Khác nhau
STT | Nội dung | Bảo hiểm nhân thọ | Bảo hiểm phi nhân thọ |
1 |
Phạm vi Bảo hiểm |
Con người | Con người, tài sản hay trách nhiệm dân sự |
2 |
Thời hạn đóng phí |
Ngắn hạn, Trung và dài hạn (5,10,15 năm trở lên đến trọn đời) | Thường từ 1 – 2 năm hoặc ngắn hơn (bảo hiểm du lịch cho từng chuyến đi). |
3 |
Nhân tố ảnh hưởng đến phí bảo hiểm |
– Tuổi (tuổi càng cao phí càng cao)– Thời gian tham gia
– Số tiền bảo hiểm – Tỷ lệ lãi kỹ thuật – Xác suất tử vong |
– Xác suất rủi ro– Số tiền bảo hiểm
– Chế độ bảo hiểm |
4 |
Hình thức đóng phí BH |
Theo từng tháng, quý, 6 tháng hay 1 năm | Thường đóng 1 lần duy nhất sau khi ký hợp đồng |
5 |
Quyền lợi được hưởng phí bảo hiểm |
Chi trả quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng khi:– Đáo hạn hợp đồng (kết thúc hợp đồng).
– Tử vong hoặc thương tật vĩnh viễn. – Ung thư hoặc mắc bệnh hiểm nghèo. – Nằm viện nội trú. |
Chỉ được bồi thường tổn thất trong giới hạn hợp đồng khi có tổn thất xảy ra. |
6 |
Tính chất |
Tính chất đa mục đích:– Bảo vệ nguồn thu nhập
– Tiết kiệm – Đầu tư – Hoặc nhiều dự định khác Tất cả mọi người tham gia đều được nhận số tiền bảo hiểm. |
Chỉ mang tính chất bảo vệ rủi ro.Chỉ một số ít người được nhận số tiền bảo hiểm khi gặp rủi ro thuộc trách nhiệm bảo hiểm. |
7 |
Nguyên tắc |
Chi trả độc lập và theo hình thức khoán | Sử dụng thế quyền và chi trả theo hình thức đóng góp |
8 |
Người thụ hưởng |
Bất kỳ ai (có thể là người thân, người có quan hệ huyết thống hoặc không có quan hệ huyết thống với người được bảo hiểm chính). | Người thụ hưởng chỉ xuất hiện trong bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm sức khỏe nếu người được bảo hiểm chính tử vong. Người thụ hưởng sẽ là bất kỳ ai có tên trong hợp đồng bảo hiểm. |
9 |
Chia lãi |
Tham gia BH nhân thọ thì dù rủi ro hay không rủi ro khách hàng tham gia vẫn có lời. Trường hợp rủi ro khách hàng sẽ nhận được một số tiền để gia đình tiếp tục duy trì, đồng thời ổn định cuộc sống.Ngược lại, nếu khách hàng không gặp phải các tình huống rủi ro thì sẽ nhận được tiền lãi và tiền bảo hiểm hàng năm như trong các điều khoản hợp đồng quy định. | Không được chia lãi vì không có quyền lợi tích lũy. |
10 |
Trường hợp không có rủi ro xảy ra |
Nếu khách hàng không gặp rủi ro trong quá trình tham gia bảo hiểm, kết thúc hợp đồng sẽ nhận được một phần hoặc toàn bộ số tiền bảo hiểm đền bù theo điều khoản trong hợp đồng | Nếu đối tượng không gặp rủi ro, thì khách hàng không nhận lại được số tiền đã đóng. |
11 |
Ý nghĩa |
Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đều mang ý nghĩa sự sống và ý nghĩa tiết kiệm đầu tư đảm bảo tài chính | Các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ mang ý nghĩa giúp khách hàng giảm khó khăn khi hàng hóa, cơ sở, vật chất gặp rủi ro. |
Trên đây là sự khác nhau cơ bản giữa bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ. Tùy vào từng nhu cầu của bản thân mà bạn có thể lựa chọn hình thức bảo hiểm nào phù hợp cho bản thân và gia đình nhé.
Xem thêm
- [2022] Bạn có thể chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được không?
- [12/2022] Bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm tai nạn: sự khác biệt là gì?
- “2022”Nên mua bảo hiểm kỳ hạn trực tuyến hay ngoại tuyến
- [2022] Bảo hiểm an sinh giáo dục là gì?
- [2022] Bảo hiểm nhân thọ cho trẻ em – Các điều khoản bao gồm và loại trừ trong hợp đồng bảo hiểm
- [2022] Có nên mua bảo hiểm nhân thọ có kỳ hạn?
- [2022] Cách kiếm tiền của công ty bảo hiểm là gì?
- [2022] Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản là gì?
- [2022] Bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật là gì?
- [2022] Hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ: Định nghĩa, Quyền lợi và Tầm quan trọng
- [2022] Người không đi làm có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
- 3 tiêu chí đánh giá hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ
- 3 câu hỏi cần hỏi trước khi mua bảo hiểm phi nhân thọ
- 14 điều cần biết về bảo hiểm phi nhân thọ