Bảo hiểm tai nạn cho sinh viên thực tập là gì? Có bắt buộc doanh nghiệp phải mua bảo hiểm tai nạn cho sinh viên thực tập hay không?

Hãy cùng Medplus tìm hiểu chi tiết về loại hình bảo hiểm này qua bài viết dưới đây nhé!

1. Có bắt buộc hợp đồng thực tập không?

Theo quy định của Bộ luật Lao động 2012, giữa người lao động và người sử dụng lao động có thể ký kết các hợp đồng như: Hợp đồng thử việc; Hợp đồng đào tạo nghề và hơp đồng lao động.

Các loại hợp đồng lao động gồm: hợp đồng lao động không xác định thời hạn; Hợp đồng lao động xác định thời hạn; Hợp đồng lao động theo mùa vụ.

Và theo đó thì pháp luật lao động không quy định hợp đồng thực tập.

2. Sinh viên có được doanh nghiệp đóng bảo hiểm tai nạn cho sinh viên thực tập không?

Pháp luật lao động không quy định hợp đồng hay bảo hiểm lao động thực tập. Vậy sinh viên thực tập được đóng bảo hiểm tai nạn cho sinh viên thực tập trong trường hợp nào?

Trong trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên với sinh viên thực tập tại doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó có trách nhiệm tham gia bảo hiểm tai nạn bắt buộc cho người lao động mà cụ thể là sinh viên thực tập.

Bảo hiểm tai nạn cho sinh viên thực tập
Bảo hiểm tai nạn cho sinh viên thực tập

3. Các rủi ro được bảo hiểm tai nạn cho sinh viên thực tập chi trả

Bảo hiểm tai nạn cho sinh viên thực tập sẽ chi trả chi phí khi gặp một số vấn đề sức khỏe sau:

Các rủi ro được bảo hiểm tai nạn cho sinh viên thực tập chi trả
Các rủi ro được bảo hiểm tai nạn cho sinh viên thực tập chi trả

3.1. Tai nạn

Với rủi ro liên quan tới tai nạn giao thông, công ty bảo hiểm sẽ hỗ trợ viện phí cho người được bảo hiểm theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Ví dụ, người đóng bảo hiểm được chi trả tổng số ngày nằm viện không vượt quá 15 ngày cho một lần nằm viện do tai nạn và 100 ngày trong suốt thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực.

Đối với rủi ro liên quan tới tai nạn nghề nghiệp, công ty bảo hiểm có thể chi trả quyền lợi cho những người đóng bảo hiểm nằm trong ba nhóm nghề nghiệp sau đây: nghề liên quan tới hành chính, công việc văn phòng; liên quan tới công việc giám sát hoặc công việc di chuyển xa thường xuyên nhưng không lao động chân tay; liên quan tới lao động chân tay không nặng nhọc hoặc có sử dụng máy móc thiết bị.

3.2. Ngộ độc thực phẩm

Trong trường hợp do ngộ độc thực phẩm, người được bảo hiểm nằm viện liên tục từ 3 ngày trở lên, công ty bảo hiểm sẽ chi trả số tiền bảo hiểm với số lần bồi thường tối đa hai lần trong suốt thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực.

3.3. Bỏng

Trong thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực, nếu bác sĩ chẩn đoán người được bảo hiểm bị tai nạn do bỏng (phỏng) từ mức độ 3 trở lên, với diện tích bỏng tối thiểu 20% diện tích da toàn cơ thể thì có thể nhận được quyền lợi bảo hiểm do công ty bảo hiểm chi trả.

Tùy theo quy định của mỗi công ty bảo hiểm mà mức bồi thường có thể khác nhau. Sự hỗ trợ từ bảo hiểm tai nạn là nguồn tài chính cần thiết, giúp người được bảo hiểm có điều kiện chữa trị, yên tâm vượt qua giai đoạn khó khăn và sớm quay trở về cuộc sống ngày thường.

3.4. Gãy xương

Trong thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực, công ty bảo hiểm sẽ chi trả cho người được bảo hiểm trong những trường hợp gãy xương do tai nạn như gãy xương cột sống (ngoại trừ xương cụt), gãy xương chậu, gãy xương đòn, khuỷu tay, xương cổ tay, xương cẳng tay, một hoặc nhiều xương cánh tay (xương quay, xương trụ), gãy xương chày và xương mác, gãy xương đùi.

Công ty bảo hiểm sẽ tiến hành chi trả một khoản tiền lớn để người được bảo hiểm có thể ghép xương hoặc nối xương với hệ thống y tế hiện đại.

4. Các chi phí được bảo hiểm tai nạn cho sinh viên thực tập chi trả

Trong trường hợp người tham gia bảo hiểm bị tai nạn hay gặp sự cố rủi ro nằm trong phạm vi bảo hiểm, sẽ được hưởng các quyền lợi như sau:

Các chi phí được bảo hiểm tai nạn cho sinh viên thực tập chi trả
Các chi phí được bảo hiểm tai nạn cho sinh viên thực tập chi trả
  • Chi phí nhập viện khi người bị tai nạn đang trong tình trạng cấp cứu.
  • Chi phí di chuyển người bị tai nạn bằng xe cứu thương.
  • Chi phí vận chuyển người bị tai nạn bằng trực thăng khẩn cấp.
  • Tiền nhập viện và tiền trợ cấp hàng ngày cho người bị tai nạn trong bệnh viện.
  • Chi phí chăm sóc chuyên sâu và chăm sóc phục hồi chức năng cho người bị tai nạn.
  • Chi phí cho các xét nghiệm, kiểm tra chẩn đoán cho người bị tai nạn.
  • Chi phí dành cho các phương pháp điều trị tiếp theo cho người bị tai nạn.
  • Chi phí cho phương pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho người bị tai nạn.

5. Tạm kết

Trên đây là tất cả những gì Medplus muốn chia sẻ với bạn về chủ đề bảo hiểm tai nạn cho sinh viên thực tập. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của Medplus, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ chúng tôi qua hotline 0931 338 854 hoặc để lại thông tin TẠI ĐÂY để nhận được tư vấn miễn phí từ chúng tôi.

Nguồn tham khảo

Trả lời