Đặt kỉ niệm nơi thành thị phồn hoa sau lưng, cô gái Nguyễn Kim Thủy quyết tâm đi theo con đường nông nghiệp sạch, tìm đầu ra cho hạt cà phê quê hương, gia tăng đời sống cho người nông dân địa phương. Vượt qua những khó khăn và thiếu chăm sóc sức khỏe, cô gái trẻ đã tìm được điểm tựa vững vàng tiếp tục hành trình làm giàu từ nông nghiệp.

Nuôi giấc mơ khởi nghiệp

Từ khi còn học cấp 3, Nguyễn Kim Thủy đã luôn ấp ủ dự định một ngày sẽ trở về sinh sống, làm việc tại quê nhà Gia Lai. Tuy nhiên, vì kỳ vọng của gia đình, sau khi tốt nghiệp ngành tài chính tại một trường Đại học ở Đà Nẵng, Kim Thủy đành ở lại làm việc tại thành phố sầm uất này. Thế nhưng vì không thấy vui và phù hợp, Kim Thủy nhen nhóm ý định rời thành phố về quê hương.

Nghỉ việc ở một công ty lớn, Kim Thủy chuyển về sống ở Đà Lạt, kiếm tiền bằng cách dạy tiếng Anh online và bán bánh ngọt. Nghe ngược đời nhưng những công việc này giúp cô có nguồn thu nhập tốt và tìm hiểu về sản xuất cà phê. Dẫu vậy, lời ra tiếng vào của họ hàng, chòm xóm khiến ba mẹ Kim Thủy phiền lòng, tạo áp lực lên cô gái nhỏ. 

ap luc cong viec

Mỗi khi thấy ba mẹ gọi điện, Thủy lại lờ đi chuyện ba mẹ hối quay về thành phố làm việc đúng theo ngành đã đào tạo. Nói nhẹ không được, ba mẹ chuyển qua khóc lóc, than trách đã đầu tư cho con gái nhiều tiền của để thành tài mà giờ thành ra như vậy. Điều này càng khiến Thủy củng cố ước mơ quay về quê hương làm giàu để chứng minh lựa chọn của mình là đúng.

Nhung kho khan dau tien

Sau 4 năm học tập và làm việc tại Đà Nẵng, thêm 2 năm sinh sống tại Đà Lạt, Nguyễn Kim Thủy (24 tuổi) quyết định trở về quê hương Gia Lai để làm nông nghiệp. Lựa chọn này của cô khiến nhiều người bất ngờ bởi trong khoảng thời gian nơi phố thị, Kim Thủy có công việc ổn định, mức lương cao nhưng cô vẫn từ bỏ để về quê sống gần gia đình.

Bắt tay vào nông nghiệp là một công việc mà Kim Thủy chưa bao giờ nghĩ tới. Thủy thường tự gọi mình là “nông dân nửa mùa” vì chỉ tự tìm tòi nghiên cứu và thứ mà cô có nhiều nhất chính là tình yêu thiên nhiên. Từ khi đi học, ba mẹ đã không để Thủy nhúng tay vào công việc chân lấm tay bùn nên khi trở về với nông nghiệp, Thủy gần như phải học lại từ đầu.

Nhờ thời gian sống ở Đà Lạt, Thủy dần thích nghi với nhịp sống ở quê hương. Từ dân công sở trở thành người làm nông, Kim Thủy đã tạm biệt hoàn toàn những đôi giày cao gót, làn da sạm đi trông thấy vì ngày ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Tuy nhiên, điều này không khiến cô cảm thấy tự tin hay buồn bã mà còn vui vẻ, tự hào với cuộc sống hiện tại của mình.

Ban đầu, ba mẹ nhìn thấy con gái mình tiều tụy đều ngao ngán, nghe lời dị nghị xung quanh khiến nhiều khi gia đình khắc khẩu. Nhưng Thủy cứ kiên trì thể hiện bằng hành động và kết quả làm việc. Khi vườn nguyên liệu ổn định, Thủy bắt đầu nghĩ tới mở rộng mô hình theo nhiều hình thức kết hợp như mở quán cà phê, lưu trú trải nghiệm. Để làm những điều này, cô thấy một mình không làm xuể. 

Thủy đặt vấn đề với các nông hộ xung quanh về việc liên kết và thu mua cà phê. Với yêu cầu cao về kỹ thuật canh tác, sản xuất theo nông nghiệp sạch, nhiều gia đình nông hộ lắc đầu. “Bao năm qua nhà tôi vẫn sống được với cách làm cũ, chẳng biết cô kiếm được tiền không mà phải đầu tư, thay đổi như vậy, cô kiếm người khác. Mình đã nghe lời này từ rất nhiều người”, Thủy chia sẻ.

Can canh ban tay voi hat ca phe tren cay

Nhưng không vì thế mà Thủy nản lòng. Cô chăm chút cho vườn nguyên liệu của mình thật tốt. Và đơn hàng dồn dập đổ về thể hiện cho quyết tâm của Thủy đã được đền đáp xứng đáng. Dần dần thấy thành công của mô hình Thủy theo đuổi, các nông hộ hiểu và đặt vấn đề hợp tác với cô để tìm đầu ra cho hạt cà phê.

Kim Thủy đang sinh sống và làm việc tại một nông trại chuyên về canh tác và sản xuất cà phê ở Pleiku (Gia Lai) do chính cô sáng lập. Cũng lựa chọn làm nông nghiệp sạch, cô từng đối mặt với không ít khó khăn. Cho đến nay, nông trại của bà chủ 9X đã bước vào năm thứ 2 của lộ trình thực hành nông nghiệp bền vững, hoàn toàn không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không thuốc diệt cỏ, kích thích, hóa chất độc hại.

Cô đặc biệt xem trọng việc phục hồi và bảo vệ đa dạng sinh học của vùng nguyên liệu, sự hòa hợp giữa con người và môi trường sinh sống, với mục tiêu mang đến cho người dùng sản phẩm cà phê chất lượng cao, vì sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra, Kim Thủy còn phát triển thêm mảng dịch vụ, quán cà phê, lưu trú trải nghiệm du lịch kết hợp nông nghiệp.

Nguoi dong hanh tin cay

Thấy sự quyết tâm và nỗ lực của con gái, ba mẹ Thủy cũng cùng làm với con gái. Cô gái “nông dân nửa mùa” bao năm quen với văn phòng, bàn giấy giờ, máy lạnh giờ nai lưng dưới trời nắng gắt. Cường độ làm việc liên tục khiến sức khỏe Thủy không đảm bảo.

Nhiều lúc ra vườn với cái giọng nghẹn ngào, cái mũi sụt sịt nhưng Thủy vẫn cố gắng ra vườn. Đến khi gục ngã vì bệnh, Thủy mới thấy hối hận với thời gian mình bỏ bê sức khỏe của mình. Dù được ba mẹ chăm sóc tận tình nhưng lần đó phải mất 1 tuần Kim Thủy mới khỏi bệnh.

tận hưởng thành quả

Hiểu được tầm quan trọng của việc giữ sức khỏe cho bản thân, ngoài việc rèn luyện sức khỏe, Kim Thủy cân nhắc đăng ký gói bảo hiểm sức khỏe. Và nhờ tư vấn của bạn bè, Kim Thủy đã quyết định đăng ký giải pháp bảo hiểm thăm khám nội trú của Bảo Việt An Gia cho cả gia đình. Chỉ cần một bảo hiểm, Thủy và ba mẹ đã nhận được sự thăm khám, điều trị của các bác sĩ uy tín tại cơ sở y tế chất lượng tại địa phương. Bản thân Thủy cũng không cần đến tận nơi đăng ký, chỉ cần liên hệ qua điện thoại là có thể hoàn tất hợp đồng sức khỏe này.

Cùng sự đồng hành vững vàng của bảo hiểm để chăm sóc sức khỏe cũng như dự phòng khoản chi phí cho các tình huống phát sinh trong tương lai, Kim Thủy toàn tâm toàn ý để hoàn thành ước mơ làm giàu tại quê hương, gia tăng thu nhập cho người nông dân quê hương.

Asset 4@2x

Yêu cầu tư vấn miễn phí

Gói bảo hiểm sức khoẻ Bảo Việt An Gia phù hợp








    Hotline tư vấn: 1800 6307