Bảo hiểm bắt buộc được hiểu là loại hình bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện, mức phí, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia và doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện. Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội.

Đối với bất kỳ ai đang hoặc chuẩn bị đi làm chính thức đều nên quan tâm đến các loại bảo hiểm bắt buộc. Bạn có thể tự mua và tự đóng bảo hiểm hoặc doanh nghiệp sẽ giúp bạn thực hiện đầy đủ. Vậy bảo hiểm bắt buộc cho người lao động gồm những loại nào? Để bảo vệ quyền lợi của bản thân, hãy cùng Medplus tìm hiểu các loại bảo hiểm trong bài viết dưới đây.

Bảo hiểm bắt buộc cho người lao động gồm những loại nào?

1. Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội là một trong những bảo hiểm bắt buộc cho người đi làm
Bảo hiểm xã hội là một trong những bảo hiểm bắt buộc cho người đi làm

Bảo hiểm xã hội là một trong những bảo hiểm bắt buộc cho người lao động. Trong quá trình sinh sống và làm việc, bảo hiểm xã hội sẽ hỗ trợ người dân trong nhiều trường hợp phát sinh. Cụ thể, khi xảy ra đau ốm, thai sản, tai nạn. nghỉ hưu hoặc chết, bảo hiểm sẽ chi trả một phần nhất định.

Đây là loại bảo hiểm đặc biệt cần thiết hiện nay. Người dân tham gia sẽ được đảm bảo lợi ích cũng như phòng tránh rủi ro. Mức chi trả tùy thuộc vào  trường hợp bạn đóng loại bảo hiểm xã hội nào.

Hiện nay, bảo hiểm xã hội được chia làm 3 loại chính là:

1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Buộc mọi người và doanh nghiệp đều phải tham gia, người tham gia được hưởng theo các chế độ:

  • Bệnh tật
  • Thai sản
  • Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
  • Nghỉ hưu
  • Qua đời

2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Người dân hoàn toàn tự nguyện đăng ký theo nhu cầu, Nhà nước đứng ra tổ chức và chi trả trong trường hợp:

  • Nghỉ hưu
  • Qua đời

3. Bảo hiểm xã hội hưu trí bổ sung

Đây là loại bảo hiểm mang tính bổ sung cho trường hợp nghỉ hưu trong bảo hiểm xã hội bắt buộc. Người tham gia sẽ đầu tư và tích lũy như một tài khoản hưu trí cá nhân.

Theo quyết định 959/QĐ-BHXH quy định mức đóng BHXH cụ thể như sau:

Mức đóng BHXH 26% trong đó:

  • Người lao động đóng 8%,
  • Đơn vị đóng 18%. 18% đơn vị đóng  bao gồm:
    • 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
    • 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
    • 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Theo đó, tổng số tiền mỗi người lao động phải đóng khi tham gia BHXH bắt buộc là 10,5%. Trách nhiệm của đơn vị là 22% và không phát sinh thêm bất cứ một khoản chi phí nào. Kinh phí công đoàn 2%: do doanh nghiệp đóng. Nếu người lao động tự nguyện đăng ký gia nhập và tham gia tổ chức công đoàn thì người lao động đóng thêm 1%  đoàn phí công đoàn.

2. Bảo hiểm y tế

2.1. Bảo hiểm y tế là gì?

<Center> người lao động cần tham gia bảo hiểm y tế khi đi làm <center>
người lao động cần tham gia bảo hiểm y tế khi đi làm

Bảo hiểm y tế do Nhà nước tổ chức và quản lý nhằm tạo một nguồn quỹ chung để chi trả lúc cần thiết cho người dân. Có tính chất tương tự như bảo hiểm xã hội, tuy nhiên đây là loại bảo hiểm về chăm sóc sức khỏe. Người tham gia sẽ được bảo hiểm chi trả toàn bộ hoặc một phần chi phí khi khám chữa bệnh. Bảo hiểm Y tế cũng thuộc danh sách các bảo hiểm bắt buộc cho người lao động cần tham gia.

Theo quy định, bảo hiểm y tế có hai loại là bắt buộc và tự nguyện. Đối với cán bộ công nhân viên chức, tổ chức hưởng lương từ Nhà nước, doanh nghiệp việc đóng là bắt buộc. Đặc biệt, người lao động sẽ được doanh nghiệp đứng ra trả ⅔ chi phí bảo hiểm y tế bắt buộc.

2.2. Mức đóng bảo hiểm y tế

Mức đóng bảo hiểm y tế phụ thuộc vào nhóm đối tượng đóng và mức lương hiện tại của họ.

  • Người lao động và sử dụng lao động, nhóm do Qũy Bảo hiểm xã hội đóng và nhóm do Ngân sách Nhà nước đóng: Sẽ tính là 4,5% tiền lương hàng tháng.
  • Nhóm hộ gia đình: 4,5% tiền lương đối với người thứ nhất, người thứ hai, ba, tư đóng so với người thứ nhất là 70%, 60%, 50%. Từ người thứ năm sẽ đóng mức bảo hiểm y tế bằng 40% người thứ nhất.
  • Nhóm do Ngân sách Nhà nước đóng: Đối tượng là hộ gia đình cận nghèo sẽ có mức hỗ trợ ít nhất là 70% lương cơ sở.

3. Bảo hiểm thất nghiệp

3.1. Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Trong bối cảnh tình hình hiện nay bảo hiểm thất nghiệp mang lại nhiều sự an tâm cho người lao động. Khi tham gia, người dân sẽ được hưởng một phần hỗ trợ trong trường hợp mất việc, thất nghiệp. Từ đó giúp duy trì mức sống ổn định đến khi tìm được việc làm mới cho người tham gia.

Người lao động bắt buộc phải tham gia loại bảo hiểm này. Ngoại trừ những người đang đi làm hưởng lương hoặc có thu nhập từ công việc khác.

3.2. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

  • Đối với người lao động sẽ phải đóng 1% lương hàng tháng.
  • Đối với tổ chức sử dụng lao động sẽ phải đóng 1% quỹ lương hàng tháng.

Trong trường hợp thất nghiệp, người tham gia bảo hiểm sẽ được hỗ trợ hàng tháng là mức lương bình quân 6 tháng trước đó x 60% (con số này thấp hơn 5 lần mức lương cơ sở).

4. Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

<center> Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp rất cần thiết cho người lao động <center>
Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp rất cần thiết cho người lao động

4.1. Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là gì?

Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng trong số các loại bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp/bảo hiểm bắt buộc dành cho người lao động. Đặc biệt với nhiều ngành nghề nguy hiểm, rủi ro cao như điện, hóa chất, dầu khí, xây dựng, hàng hải…

Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ giúp bù đắp một phần khó khăn cho người lao động khi xảy ra tai nạn không mong muốn. Bên cạnh đó, loại bảo hiểm bắt buộc cho người lao động này cũng tạo một nguồn quỹ vào các hoạt động phòng tránh tai nạn lao động.

Có 2 nhóm đối tượng lớn bắt buộc phải tham gia bảo hiểm này:

  • Lượng lực người lao động, cán bộ công nhân viên chức.
  • Doanh nghiệp sử dụng lao động.

4.2. Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Dựa vào tiền lương tháng đóng BHXH sẽ xác định được mức cần đóng cho loại bảo hiểm này. Trong hầu hết trường hợp, người lao động sẽ phải đóng 0,5% mức tiền lương trên.

Ngoài ra còn có các loại bảo hiểm tự nguyện mà bạn có thể tham khảo thêm. Không chỉ đảm bảo đúng quy định pháp luật, các loại bảo hiểm bắt buộc còn giúp bảo vệ lợi ích người lao động. Do đó, bạn nên hiểu rõ về loại hình trên.

Tìm hiểu thêm tại Medplus hoặc để lại thông tin tại đây để được tư vấn miễn phí nhé!

Trả lời