Trong tâm lý học có một từ được dùng khá phổ biến cho các mẹ bầu, đó là Tokophobia – Hội chứng tâm lý sợ sinh con, là sự sợ hãi trải qua trong thời kỳ mang thai. Trong một xã hội phát triển như hiện nay, tình trạng này ngày càng trở lên phổ biến.
Vốn rất yêu trẻ con, bản thân Hoa chưa từng nghĩ có một ngày mình lại rơi vào trạng thái trầm cảm và sợ hãi khi mang thai. Thậm chí, cô chia sẻ, mình từng nghĩ tới việc bỏ đứa bé, vì trong đầu luôn có những lời kêu gọi tiêu cực xảy đến mỗi ngày.
Theo chồng vào Nam sau khi kết hôn năm 27 tuổi, trong thời điểm bắt đầu với nhiều khó khăn tại thành phố mới, thì Hoa phát hiện mình mang thai. Cảm xúc ban đầu của hai vợ chồng là vui sướng và hạnh phúc, sau đó là lo lắng và cuối cùng là áp lực. Cô chia sẻ:
Ba tháng đầu, anh Kiên nói chị ở nhà để chăm sóc sức khỏe, không cho đi làm vì sợ áp lực công việc ảnh hưởng đến em bé. Thế nhưng, cả hai vợ chồng chị đều không biết rằng, chính ba tháng ở nhà mới khiến chị áp lực đến trầm cảm.
Trong căn trọ ọp ẹp hai vợ chồng thuê tạm, mỗi ngày Hoa đều cố gắng vẽ thêm nhiều việc ở nhà cho mình làm để không cảm thấy bản thân vô dụng. Chị dọn dẹp nhà rồi nấu nướng đợi chồng về. Những ngày đầu tiên của thai kỳ, chị Hoa gần như chẳng ăn được gì, thậm chí ngửi cơm cũng muốn ói. Chính sự mệt mỏi ấy cộng thêm việc ở nhà một mình cả ngày chẳng làm gì, chị Hoa bắt đầu có những suy nghĩ tiêu cực. Chị lo không biết mình em bé sinh ra có được khỏe mạnh hay không, rồi lại tự hỏi liệu mình có trở thành một người mẹ tốt hay không.
Rồi khi chồng chị có những buổi tăng ca muộn hơn, những lần về nhà nồng nặc mùi rượu, dù không muốn nhưng trong đầu chị đều hiện lên những suy nghĩ chồng chị có những mối quan hệ khác bên ngoài. Chị chia sẻ: “Chị hiểu anh ấy tăng ca, đi tiếp khách đều là muốn được thăng chức, được tăng lương để có thể lo được đầy đủ cho vợ con. Nhưng chị vẫn không ngừng trách móc, khóc lóc rồi giận dỗi anh ấy.’’
Rồi khi tâm trạng rối bời và khó chịu, chị bắt đầu có những suy nghĩ tiêu cực về em bé trong bụng. “Giá như con không xuất hiện ở thời điểm khó khăn này, có lẽ mọi thứ sẽ tốt hơn…” – đó là suy nghĩ lặp đi lặp lại trong đầu chị nhiều nhất. Đỉnh điểm là khi đến hạn trả tiền nhà, chủ nhà đã mắng xối xả vì trễ lịch đóng tiền nhà. Chị dùng hết sự tức giận trút lên người chồng của mình vì anh đã quên mất lời dặn của chị.
Rồi hai vợ chồng lời qua tiếng lại, chồng của chị đã lỡ lời, nói những lời tổn thương chị: “Cô giỏi thì đi kiếm tiền đi’’. Lúc ấy, chị như chết lặng. Với một người phụ nữ tự chủ và giỏi giang như Hoa, đó giống như một lời xúc phạm hơn là một lời trách móc. Cô nói: “Thời điểm đó, mình đã thực sự muốn phi ngay đến viện và bỏ con… Thực sự, mình luôn tự trách bản thân đã có suy nghĩ đó đến tận bây giờ..”
Những ngày sau đó, căn phòng nhỏ ấm áp với thật nhiều tình yêu ngày nào bỗng trở nên im ắng và ngột ngạt vô cùng. Cô im lặng, anh cũng chẳng nói một lời. Và khi ấy, sự tổn thương của một người mẹ đang mang bầu lại tăng lên gấp đôi.
Đến ngày khám định kỳ, anh Kiên vẫn về đúng giờ để đưa cô đến bệnh viện. Sau khi siêu âm và thăm khám tổng quát, bác sĩ nói với hai vợ chồng rằng Hoa có thể sẽ sinh non vì đang có dấu hiệu trầm cảm. Nếu điều này tiếp diễn, con sẽ gặp nguy hiểm. Sau đó, bác sĩ gọi anh Kiên ra trao đổi riêng, bác nói: “Thời điểm này phụ nữ rất nhạy cảm, hãy cốgắng kiên nhẫn và đừng làm tổn thương họ. Cố gắng bao dung hơn với vợ, vì cô ấy rất mệt mỏi đấy!”
Trên chuyến taxi về nhà, hai vợ chồng đều không nói gì nhưng bên trong cả hai anh chị đều rối bời, thực sự là lo lắng và sợ vô cùng. Khi về nhà, anh Kiên đưa chị vào phòng ngủ. Anh ra ngoài lấy nước vào cho chị rồi ngồi cạnh giường. Im lặng một lúc, anh mở lời: “Anh xin lỗi vợ, anh đã quá lời. Anh không có ý gì cả, anh lúc nào cũng muốn hai mẹ con được nghỉ ngơi, vui vẻ’’. Nói xong, cả hai anh chị ôm nhau ngồi khóc. Chị nói: “Em cũng xin lỗi anh, nhưng em không biết tại sao mình lại trở lên khó chịu như vậy”.
Sau ngày đó, anh Kiên cố gắng về sớm và hầu như chẳng bỏ bữa cơm nào với vợ. Hết ba tháng đầu, Hoa cũng cố gắng nhận thêm các dự án viết bên ngoài để phụ giúp chồng. Căn phòng nhỏ của hai vợ chồng lại đầy ắp tiếng cười. Những buổi tối anh hì hục ngồi lắp nôi cho em bé, Hoa thì ngồi sắp quần áo rồi hai vợ chồng rối rít bàn tên của con. Thi thoảng, anh Kiên lại ghé vào bụng chị rồi nói: “Con trai nhớ ngoan, không được quấy vợ yêu của bố nghe chưa…” Chị Hoa nhớ lại: “Đó là một trong những khoảnh khắc hạnh phúc nhất của cuộc đời chị. Chẳng thứ tiền bạc nào có thể mua được điều đó.’’
Thời điểm đó, anh Kiên cũng không quên đăng ký cho vợ gói bảo hiểm thai sản của Bảo Việt An Gia, như một cách để nhắc nhở hai vợ chồng phải đi khám thường xuyên, theo dõi tình hình em bé và cũng tiết kiệm được một khoản chi phí cho hai vợ chồng mỗi lần đi khám riêng.
Sau cùng thì anh Kiên cũng hiểu, những người phụ nữ mang bầu họ chẳng cần gì hơn ngoài sự cảm thông và yêu thương của người chồng bên cạnh. Họ muốn nhìn thấy một người cha yêu con và một người chồng hiểu vợ.