#Chăm sóc sức khỏe răng miệng. Mang thai thay đổi cơ thể của bạn theo nhiều cách, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi nó cũng có thể ảnh hưởng đến nướu và răng của bạn. Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc  bệnh nướu răng .

Bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào cũng là nguyên nhân gây lo ngại khi bạn đang mang thai vì nó cũng gây nguy hiểm cho sức khỏe của em bé. Bệnh nướu răng không được điều trị cho phép vi khuẩn di chuyển từ miệng vào máu. Tình trạng viêm này cũng có thể làm tăng nguy cơ sinh non, nhẹ cân. Điều trị viêm nướu khi mang thai có thể giảm 50% nguy cơ sinh non.

Sâu răng và mòn răng cũng có thể xảy ra do có nhiều axit trong miệng hơn bình thường, đặc biệt nếu bạn thường xuyên bị ốm nghén. Nồng độ hormone cao hơn điển hình trong thời kỳ mang thai cũng có thể tạm thời ảnh hưởng đến các mô và xương giữ răng của bạn ở đúng vị trí, dẫn đến tình trạng răng bị lung lay.

Nguy cơ khi không chăm sóc sức khỏe răng miệng ở phụ nữ mang thai

1. Tăng nguy cơ sinh non

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, phụ nữ mang thai bị viêm nướu, viêm nha chu sẽ tăng nguy cơ sảy thai, sinh non gấp 2-3 lần, dễ bị tiền sản giật, trẻ sinh ra nhẹ cân. Khi mẹ bị viêm lợi, viêm nha chu, trong miệng sẽ xuất hiện một số vi khuẩn có hại, khi vi khuẩn phát triển quá mức trong miệng mẹ, chúng có thể xâm nhập vào máu qua nướu và di chuyển đến tử cung, vào nhau thai, làm tăng nồng độ sinh lý trong dịch ối, gây chuyển dạ sớm, sinh non, sinh nhẹ cân.

2. Tăng nguy cơ sâu răng cho bé khi chào đời

Nếu vấn đề chăm sóc răng cho phụ nữ mang thai không được xem trọng, mẹ bầu bị sâu răng thì sẽ kéo theo nhiều vấn đề ngay cả sau khi sinh con. Tháng 6-7 sau sinh, răng sữa của bé bắt đầu nhú ra khỏi nướu. Nếu mẹ có nhiều răng sâu thì vi khuẩn gây sâu răng sẽ lây truyền từ miệng mẹ qua bé thông qua việc hôn bé, bón thức ăn cho bé,… Những em bé này có nguy cơ sâu răng sớm rất cao. Vì thế, việc giữ vệ sinh răng miệng không chỉ tốt cho mẹ mà còn quyết định sức khỏe răng miệng của bé sau này.

Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho phụ nữ mang thai như thế nào?

Chăm sóc sức khỏe răng miệng trong thời gian thai sản như thế nào?
Chăm sóc sức khỏe răng miệng trong thời gian thai sản như thế nào?

Tuy biết rằng trong giai đoạn mang thai các mẹ bầu rất mệt mỏi, nhất là khi bị ốm nghén, có thể gần như kiệt sức. Nhưng mẹ bầu vẫn cần thực hiện đầy đủ các quy trình chăm sóc răng miệng đúng cách để phòng tránh sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…

1. Giữ vệ sinh răng miệng đầy đủ

– Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày (sáng,tối) với bàn chải lông mềm.

– Sử dụng kem đánh răng chứa fluoride

– Thay bàn chải đánh răng sau mỗi 3 tháng

– Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa mỗi ngày

– Súc miệng sạch sau khi ăn.

– Trong giai đoạn ốm nghén, sau mỗi lần bị nôn mẹ cần súc miệng lại bằng nước sạch để giảm axit có trong miệng.

2. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý

Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần chế độ dinh dưỡng đầy đủ về số lượng và chất lượng. Chế độ ăn uống cân bằng đủ năng lượng, protein, vitamin và khoáng chất. Đa dạng thực phẩm trong mỗi bữa ăn, ăn thực phẩm có lợi cho sức khỏe và sự phát triển thai nhi. Đặc biệt là phải bổ sung thêm các khoáng chất như canxi, photpho,… và hạn chế đồ ăn quá ngọt, đồ uống có gas để răng không bị suy yếu.

3. Khám nha khoa thường xuyên

Trong thai kỳ, các mẹ bầu vẫn nên duy trì thói quen khám nha khoa thường xuyên. Nhất là khi thấy có những dấu hiệu bất thường về răng miệng như: sưng lợi, đau răng, chảy máu chân răng,…

Khám răng thường xuyên sẽ giúp các mẹ bầu kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường về răng miệng để xử trí kịp thời.

Quyền lợi bảo hiểm nha khoa của Bảo Việt

1. Gói bảo hiểm Bảo Việt An Gia

Với gói sản phẩm Bảo Việt An Gia, nếu chủ hợp đồng tham gia điều khoản bảo hiểm bổ sung có hỗ trợ quyền lợi bảo hiểm nha khoa, người tham gia sẽ được bên bảo hiểm chi trả nhiều khoản chi phí như sau:

  • Chi phí khám và chẩn đoán bệnh về răng
  • Chi phí lấy cao răng
  • Khoản phí trám răng với các chất liệu thông thường
  • Chi phí nhổ răng do thuộc tình trạng bệnh lý
  • Chi phí lấy u vôi răng (lấy vôi răng sâu dưới nướu)
  • Chi phí tiến hành các ca phẫu thuật cắt chóp răng
  • Chi phí điều trị tủy răng
  • Chi phí điều trị viêm nướu hay viêm nha chu.
Bảo hiểm nha khoa hỗ trợ các khoản phí
Bảo hiểm nha khoa hỗ trợ các khoản phí

Mức bồi thường được doanh nghiệp bảo hiểm bù đắp sẽ dựa theo chương trình của gói bảo hiểm mà chủ hợp đồng tham gia. Cụ thể gồm các chương trình sau đây:

  • Chương trình bảo hiểm Đồng và Bạc: Chi trả 2.000.000 đồng/năm và 1.000.000 đồng/lần khám
  • Chương trình bảo hiểm Vàng: Chi trả 5.000.000 đồng/năm, 2.500.000 đồng/lần khám
  • Chương trình bảo hiểm Bạch Kim: 10.000.000 đồng/năm, 5.000.000 đồng/lần khám
  • Chương trình bảo hiểm Kim Cương: 15.000.000 đồng/năm, 7.500.000 đồng/lần khám.

2. Gói bảo hiểm Bảo Việt Intercare

Đối với gói bảo hiểm Bảo Việt Intercare, nếu chủ hợp đồng tham gia điều khoản bảo hiểm bổ sung có quyền lợi bảo hiểm nha khoa, người tham gia sẽ được hỗ trợ thanh toán các khoản phí như sau:

Các chi phí chăm sóc răng thông thường:

  • Khám và chẩn đoán bệnh
  • Lấy cao răng.

Các khoản phí điều trị cho răng:

  • Trám răng bằng các chất liệu thông thường (amalgam hoặc composite)
  • Nhổ răng sâu
  • Nhổ răng bị ảnh hưởng, răng bị phủ nướu hoặc không thể mọc được
  • Trường hợp nhổ chân răng
  • Lấy u vôi răng (lấy vôi răng sâu dưới nướu)
  • Những ca phẫu thuật cắt chóp răng
  • Những trường hợp cần điều trị và xử lý tủy răng
  • Điều trị viêm nướu, viêm nha chu.

Chi phí điều trị đặc biệt, làm răng giả: Làm mới hay sửa cầu răng, phủ chóp răng, răng giả.

Giới hạn thanh toán chi phí sẽ khác nhau tùy thuộc vào gói bảo hiểm người tham gia đã ký kết hợp đồng.

Tìm hiểu về quyền lợi và chính sách của bảo hiểm nha khoa tại Medplus, hoặc để lại thông tin tại đây để được tư vấn miễn phí nhé

Trả lời