Là người con của đảo nhiều năm đi học xa nhà, Mạnh Hưng rời bỏ công việc chốn thành thị trở về đảo nhỏ làm homestay. Với nhiều người đó là từ bỏ giấc mơ đổi đời, nhưng với anh, đó là về đóng góp cho quê hương.

cơ hội cho mình tương lai cho đảo

Mạnh Hưng lúc ấy là Trưởng phòng dự án của một công ty chuyên về đào tạo. Vì đam mê công việc, lại gắn bó với công ty từ khi nơi đây mới thành lập, anh dành cuối tuần để làm thêm thay vì đi du lịch hay về thăm nhà. Dù yêu công việc nhưng nhiều lần Hưng thừa nhận, bản thân lúc nào cũng muốn về quê.

Dạo đó, du lịch ở đảo Phú Quý chưa phát triển nhiều. Trên diễn đàn có một dạo nhiều người hỏi đường đến đảo Phú Quý, quê hương anh vì thông tin về chuyến đi rất ít, phải dò dẫm tưng chút. Hưng cũng tham gia bình luận, để lại số điện thoại để ai muốn tới đảo có thể gọi nhờ hướng dẫn đường đi, giờ tàu, cách mua vé, các địa điểm trên đảo… Rồi những bạn trẻ đến đảo trở về viết bài khen đảo, khen người, Hưng cảm thấy tự hào về quê mình.

Dịp nghỉ lễ 30/04, lúc đó Hưng đang làm việc ở Sài Gòn thì có một nhóm bạn tới đảo vào mùa cao điểm hết phòng. Nhóm bạn gọi điện nhờ Hưng tìm giúp nhà dân. “Nhớ là nhà mình cũng chỉ có ba mẹ ở nên tôi đã chỉ đường cho họ tìm đến nhà. Không muốn lấy tiền nhưng họ cứ đòi trả 100.000 đồng/người/đêm”, Hưng kể lại. Cuối năm đó, Hưng quyết định ở nhà khởi nghiệp làm homestay. Đây là dịch vụ đón khách lưu trú và trải nghiệm cuộc sống gia đình khá thu hút khách du lịch. Hưng dự định sẽ sửa sang nhà cửa, mở thêm một vài tiện ích để khách sử dụng khi tới nghỉ.

về đảo khởi nghiệp

Homestay của gia đình Hưng là căn nhà khang trang nằm cách bờ biển vài chục bước chân, ngăn cách bởi hàng cây dày chắn gió biển. Hưng mầy mò trên mạng cách dựng các bungalow đơn sơ gần biển. Anh xây dựng mô hình kinh doanh du lịch gần gũi với thiên nhiên, nơi những du khách có thể trải nghiệm một không gian ít bị đụng chạm, thuần chất nhất. Khu bungalow là những căn lều gỗ hạn chế tối đa dấu ấn của tiện nghi như điều hòa, máy nóng lạnh, wifi để du khách thực sự hòa mình vào thiên nhiên.

“Rời xa deadline, áp lực, những nhà hàng sang trọng nhưng tôi được sống với gia đình, được làm những gì mình thích mà có lợi cho bản thân và cộng đồng. Giữa trưa tôi với các anh ra biển chơi, nướng đồ ăn. Đi câu được con nào ăn liền con đó tươi sống, ngon lành. Nóng thì nhảy xuống biển tắm. Mọi người gọi tôi là “ngố đảo”, nhưng được tự do, thoải mái như vậy tôi cũng chấp nhận luôn”, Hưng chia sẻ.

tình yêu của hai người cùng chí hướng

Hưng tình cờ gặp Vân khi cô cùng nhóm bạn đi du lịch khám phá ở đảo Phú Quý. “Khi tìm hiểu mình thấy Phú Quý đẹp, có homestay của anh bạn cùng trường nên tìm đến để khám phá”, Vân chia sẻ. Ngồi trước hiên nhà ngay dưới tán cây cách, nghe gió biển thổi ầm ù và sóng biển lào xào, khách du lịch ai trong đoàn cũng thích thú.

Vân được Hưng tận tình chỉ đến chùa Linh Sơn đẹp như bức tranh, con dốc lên cột cờ Phú Quý đẹp mê hoặc, bãi cát Triều Dương xanh biếc nhìn ra Hòn Tranh. Cảm mến anh chàng tháo vát, nhanh nhẹn và vui vẻ, Vân kể nhiều hơn về mình, hai người hứa hẹn sẽ gặp lại nhau. Sau 1 tháng, Vân có trở lại thật, trên danh nghĩa cùng hợp tác kinh doanh và bạn gái của Hưng. Tâm đầu ý hợp, cảm mến các quan tâm của chàng trai, Vân quyết định đi theo tiếng gọi của tình yêu “sét đánh”.

tình yêu của đôi trẻ cùng chí hướng

“Hồi đó ai cũng thắc mắc vì sao tôi lại chấp nhận bỏ Sài Gòn đi làm ở một nơi xa, đầu tư vào một chỗ không biết có lời lỗ ra sao. Đặc biệt ba mẹ tôi lo lắng và bắt phải xuống tận nơi gặp mặt gia đình Hưng thì mới đồng ý để tôi thử sức ở lĩnh vực này. Ba mẹ tôi cực tâm lý nên tôi mới có cơ hội lập nghiệp cùng với người yêu như vậy”, Vân cười.

Có Vân, mô hình homestay của Hưng phát triển rất nhanh nhưng vẫn bám sát theo mô hình tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên. Mọi việc đang thuận lợi thì Vân gặp tai nạn khi đang phụ dọn dẹp công trình đang sửa sang. Tuy chỉ rạn xương tay nhưng Hưng muốn Vân về thành phố nghỉ ngơi, thăm gia đình và tĩnh dưỡng.

“Đó là khoảng thời gian xa nhau lâu nhất của chúng tôi. Không có Vân bên cạnh, tôi thấy thiếu thiếu sao ấy. Cô ấy đảm nhận làm truyền thông và định hướng các dịch vụ mới, tôi điều hành chính và lo dòng tiền. Lúc đó tôi mới đủ dũng khí cầu hôn cô ấy”, Hưng chia sẻ.

Nhưng đám cưới lại diễn ra sau đó 1 năm khi tình hình kinh doanh ổn định. Nhìn lại quá trình khởi nghiệp cùng người bạn đời hiện tại, Hưng nói, nhờ quyết định táo bạo mà hai vợ chồng đã bứt ra khỏi vùng an toàn để lựa chọn cuộc sống ở quê như ý muốn.

Hưng cũng thành thật cho biết, lựa chọn về quê khởi nghiệp đôi lúc cũng có những phút do dự, muốn bỏ cuộc. Hưng nhớ lại những lần miệt mài thâu đêm học các kiến thức về kinh doanh, khách sạn; những hôm cả buổi cặm cụi chụp hình homestay mà không kiểu nào ưng ý, những hôm gặp tai nạn nhỏ trong quá trình thi công.

cùng nhau vượt qua khó khăn khởi nghiệp

Nhưng nhờ kế hoạch kinh doanh chi tiết và bảo hiểm tai nạn của Bảo Việt An Gia, mọi thứ đều đã vào guồng. “Bảo hiểm tai nạn của Bảo Việt An Gia là món quà cầu hôn anh Hưng tặng tôi khi tôi từ Sài Gòn về lại đảo. Anh nói dù tôi có vụng về ra sao thì có bảo hiểm này tôi sẽ tự biết cẩn thận hơn. Và đó cũng là điểm tựa tài chính của tôi nếu có biến có xảy ra. Hóa ra khi tôi về Sài Gòn, anh đã tìm hiểu kĩ và quyết định đăng ký bảo hiểm cho tôi qua điện thoại. Đúng là từ khi tham gia, tôi tự biết ý thức chăm sóc sức khỏe mình hơn”, Vân cười.

Hai anh chị dự định kết nối với năm hộ dân khác để cùng làm homestay để tạo cơ hội cho người dân làm ăn cũng như tự ý thức kinh doanh bảo vệ môi trường. “Trong tương lai, tôi rất muốn nhiều người dân cùng làm homestay thay vì xây resort, khách sạn sẽ phá vỡ cảnh quan và mất đi vé đẹp nguyên sơ. Du khách đến nhà dân gần gũi với cuộc sống, thiên nhiên. Đó cũng là cách để du lịch ở đảo phát triển bền vững”, Hưng nói.

Footer Line@2x

Yêu cầu tư vấn miễn phí

Gói bảo hiểm sức khoẻ Bảo Việt An Gia phù hợp








    Hotline tư vấn: 1800 6307