Nhiều bạn trẻ hiện nay có xu hướng lựa chọn tự lập để có những trải nghiệm cuộc sống không phụ thuộc nhiều vào gia đình. Tuy nhiên, vấn đề chi phí vẫn luôn là bài toán khó giải khi tình trạng hết tiền từ giữa tháng, phải vay mượn để chi tiêu diễn ra thường xuyên dù có bạn đã ra ở riêng được gần 2 năm

không thể cân đối chi tiêu

Ra ở riêng được gần 2 năm nhưng Minh Đức (24 tuổi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) vẫn thường rơi vào cảnh hết tiền từ giữa tháng, phải vay mượn để chi tiêu. Đức thừa nhận mình chưa biết cách cân đối chi tiêu, cũng không có tiền tiết kiệm sau một thời gian đi làm. Do làm freelance, Đức không có mức lương cố định, thu nhập phụ thuộc vào khối lượng công việc nhận được.

Tuy nhiên, vài tháng qua, Đức gặp khó khăn về tài chính. Khoản tiền anh kiếm được mỗi tháng chỉ vừa đủ để chi tiêu thiết yếu, có khi phải vay mượn bạn bè. “Sống tự lập ở thành phố lớn không dễ vì mọi thứ đều đắt đỏ, từ chợ búa cho đến xăng xe. Tôi đã cố gắng ăn tiêu dè sẻn, nhưng vẫn rơi vào cảnh ‘thiếu chỗ này, hụt chỗ kia’ vì không có kế hoạch chi tiêu cụ thể. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, mà còn tới tinh thần của tôi”, Đức chia sẻ.

không biết cách cân đối chi tiêu dẫn đến khó khăn sinh hoạt

Nhiều bạn trẻ thừa nhận ra ở riêng là cách nhanh nhất để trưởng thành. Tuy nhiên, đi kèm với cuộc sống tự do, độc lập là những bài toán khó về kinh tế. Một trong những vấn đề đau đầu nhất với họ là cân đối chi phí sinh hoạt, tiền thuê nhà, ăn tiêu hàng tháng.

Tương tự Minh Đức, Quỳnh Uyên (25 tuổi, quận Gò Vấp, TP.HCM) cũng gặp khó khăn trong việc phân bổ tiền bạc khi bắt đầu ở riêng. Có mức lương 11 triệu đồng/tháng, cô nhiều lần phải vay mượn bạn bè, ăn uống dè sẻn vì thói quen chi tiêu “vô tội vạ”. Kể từ khi sống tự lập, Quỳnh Uyên cho biết cô thường xuyên mua sắm, di chuyển bằng xe công nghệ và ăn ngoài. Dù biết những khoản chi này không quá cần thiết, cô vẫn không thể kìm lòng mà bỏ ra 5-6 triệu đồng mỗi tháng.

“Khi ở riêng, tôi có xu hướng ‘chi tiêu hưởng thụ’ vì không còn bị gia đình quản thúc, lại ngại nấu nướng. Tôi nghĩ mức lương của mình có khả năng chi trả cho những khoản đó, nên cứ quẹt thẻ trong vô thức”, Quỳnh Uyên giải thích.

Tháng vừa rồi cô đã lỡ chi quá tay cho việc du lịch, mua quần áo, ăn ngoài nên chỉ còn 2 triệu đồng trong tài khoản để sống tới cuối tháng, trong khi chưa đóng tiền nhà, điện nước. “Có lẽ từ tháng tới, tôi sẽ ghi chép các khoản thu – chi, kết hợp với việc gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm ngay khi vừa nhận lương. Tôi cần dần học cách quản lý tiền bạc để không rơi vào cảnh thiếu hụt tiền nong vào cuối tháng như vậy nữa”, cô bày tỏ.

không độc lập tài chính thì khó ra riêng

Để tăng thêm khoản thu nhập, Minh Đức chấp nhận làm thêm giờ, ngủ ít hơn. Tuần trước, bố Đức gọi điện báo mẹ bị đau khớp phải đi khám và mua thuốc uống. Từ ngày ra riêng, quay cuồng với áp lực tài chính của bản thân, chàng trai 24 tuổi quên mất bệnh đau khớp của mẹ cứ trái gió trở trời lại tái phát. Nhìn số tiền trong tài khoản chẳng còn bao nhiêu, Đức chạy vạy khắp nơi mới vay được chút tiền gửi bố.

Hai năm ra riêng, Đức chưa bao giờ có đủ tiền tiêu tới cuối tháng chứ đừng nói gửi sinh hoạt phí phụ giúp bố mẹ. Xấu hổ và mệt mỏi với cảnh chạy ăn từng bữa, Đức đang cân nhắc việc quay về nhà sống một thời gian tìm hướng phát triển khác.

quản lý tài chính hợp lý

Trước khi ra ở riêng, Quỳnh Uyên chưa bao giờ phải cân nhắc tỉ mỉ về các khoản thu chi trong sinh hoạt, không có thói quen lập kế hoạch và quản lý tài chính. Do đó, cô luôn chật vật và lo lắng mỗi khi nhận lương. “Tôi chưa bao giờ nghĩ kỹ năng quản lý tài chính lại quan trọng đến thế cho tới phải một mình quán xuyến mọi thứ. Tôi cũng thấy thấy vọng vì đi làm và ra riêng được gần một năm song bản thân lại chưa có đồng nào trong tài khoản tiết kiệm. Thật khó để có thể kiểm soát thói quen tiêu tiền của mình”.

Cũng chính vì vậy, khi bất ngờ gặp tai nạn, Uyên chật vật mới vay mượn bạn bè đủ để trả tiền viện phí. Đang mải nghe điện thoại, Uyên va quệt vào xe máy đi đối diện, tuy chỉ trật khớp cổ chân nhưng tiền chữa trị cũng tốn của cô nàng một khoản sinh hoạt phí đáng kể. “Tôi không dám gọi điện về nhà báo ba mẹ. Ngày đòi ra riêng, ba mẹ đã không đồng ý, giờ nói những va vấp của mình chắc tôi không còn mặt mũi nào nhìn ba mẹ”, Uyên trải lòng.

Sau biến cố, Quỳnh Uyên bắt đầu tìm kiếm lời khuyên về bài toán chi tiêu từ các chuyên gia và rút ra được quy tắc 50 – 30 – 20 phù hợp với bản thân. Quy tắc 50 – 30 – 20 là mô hình phân bổ chi tiêu phù hợp, trong đó 50% thu nhập sẽ sử dụng để chi trả cho hạng mục chi tiêu cần, 30% cho nhu cầu cá nhân và 20% còn lại sẽ sử dụng để tiết kiệm và đầu tư. Trước khi mua một món đồ gì, cần cân nhắc xem nó có vượt qua hạn mức bản thân đặt ra hay không.

quản lý chi tiêu hợp lý

Với số tiền dùng để tiết kiệm và đầu tư, Uyên được tư vấn nên lựa chọn hình thức đầu tư chắc chắn và hỗ trợ trong cuộc sống như bảo hiểm sức khỏe. Tìm hiểu và trò chuyện với các chuyên viên tư vấn, Quỳnh Uyên quyết định sẽ tham gia bảo hiểm thăm khám nội ngoại trú của Bảo Việt An Gia.

Giải pháp bảo hiểm Bảo Việt An Gia với các chính sách hấp dẫn như bảo lãnh viện phí tại gần 200 bệnh viện chất lượng cao, bồi thường nhanh, chính xác trong 15 ngày làm việc, thủ tục đăng ký nhanh gọn. Đặc biệt, phí chỉ từ 3.000 đồng/ngày sẽ giúp Quỳnh Uyên cân đối tài chính, cũng như có điểm tựa tài chính vững vàng ứng phó với những biến cố trong tương lai.

Người trẻ sẽ trưởng thành nhanh chóng và học cách yêu thương gia đình, người thân khi chọn sống riêng. Nhưng để sống tốt khi rời xa vòng tay ba mẹ, người trẻ cần lên kế hoạch chi tiêu cụ thể và chuẩn bị sẵn sàng phương án đầu tư chắc chắn như bảo hiểm tránh những tình huống phát sinh bất ngờ.

Footer Line@2x

Yêu cầu tư vấn miễn phí

Gói bảo hiểm sức khoẻ Bảo Việt An Gia phù hợp








    Hotline tư vấn: 1800 6307